TÔI ĐỌC BÁO

Ngày đăng: 12/05/2018 08:09:03 Sáng/ ý kiến phản hồi (5)

Một hôm tôi đọc được một bài rất hay trên một tờ báo Mỹ. Hai ngày sau tôi đọc được một bài bằng tiếng Việt của một nhà báo Việt Nam, cuối bài ghi rõ tên của nhà báo. Như vậy là bài này do nhà báo này viết chứ không phải bài dịch từ trang báo kia, nhưng ý giống hệt từng chữ như bài bằng tiếng Mỹ tôi đọc hai ngày trước. Xin miển gọi tên thật của nhà báo Việt này và mượn tên Moon để gọi. Moon cũng trùng tên một  vị Tổng Thống khả kính, chắc chắn sau này Thế Giới Sử sẽ nhắc đến tên ông.

Man at home in the morning

Bài viết của cô Moon rất hay và khá mới về lảnh vực y khoa nên tôi kể lại cho người bạn học nghe. Người bạn này hỏi lại tôi:

– Mầy đọc cái này ở đâu vậy? Ở trong báo Việt Nam phải không?

Tôi gật đầu, người bạn nói tiếp:

– Mầy đừng bao giờ tin vào báo Việt Nam, đừng bao giờ tin vào bác sĩ Việt Nam.

Tôi biết người bạn này giỏi lắm, nói đâu trúng đó, nên tôi làm thinh không dám cải lại, nhưng tôi nghĩ, bạn nói điều này với tôi trể quá, tôi đã lở đọc và tin các các bài viết của các bác sĩ Đỗ hồng Ngọc, Nguyễn ý Đức . . . và dược sĩ Bùi kim Tùng. . . không biết làm sao để tẩy não đây.

 

Thời gian sau tôi thấy bài viết Cái Nhum Minh Đức của một giáo sư cũng trên tờ báo Việt ngữ tôi thường đọc. Tôi đọc ngấu nghiến, liền tù tì bài này vì Cái Nhum Minh Đức rất gần quê tôi, chỉ cần xuôi theo dòng nước trở về biển khoảng một giờ sẽ đến Cái Nhum Minh Đức. Tuy rất gần nhưng trước năm 75 tôi chưa bao giờ đặt chân đến Cái Nhum. Sau năm 75 một lần theo nhóm đá gà đến Cái Nhum, nhưng hôm đó bị công an rượt chạy vắt giò lên cổ, nên không biết rõ Cái Nhum tròn hay méo như Đất Méo.

Một lần Mỹ Phước rủ tôi đến nhà Trần thị Mười Sáu ở cầu số 1 hay số 2, tôi quên rồi. Tôi nghĩ đến nhà Mười Sáu chắc vui lắm, nên cùng đi với Mỹ Phước, nhưng đến nhà Mười Sáu chỉ thấy Mười Sáu và ba của Mười Sáu, không thấy Mười Lăm, Mười Bốn . . . Sau khi rời nhà Mười Sáu tôi rủ Mỹ Phước chạy đến Cái Nhum chơi, Mỹ Phước nói, còn xa lắm, vậy mà trước đây tôi tưởng chỉ qua cầu số 1 và 2 là sắp tới Cái Nhum.

Khi Đức Tính viết bài đi dạy học ở Cái Nhum Minh Đức trên trang Tống phước Hiệp. Như ta đây đã rành về Cái Nhum Minh Đức, tôi liền viết phản hồi về Cái Nhum Minh Đức y chang như tôi đọc trên báo. Hôm sau Lương Minh đăng một phần những lời phản hồi của tôi, phần còn lại gởi trả trên email với lời chú thích, phần này thuộc về Cái Nhum Rau Răm hột vịt lộn gì đó, chứ không phải thuộc về Cái Nhum Minh Đức. Quê xệ! tôi tin bài viết về Cái Nhum Minh Đức của một giáo sư. Giáo sư viết bài căn cứ vào tài liệu trời ơi nào, chứ giáo sư chưa bao giờ đặt chân đến Cái Nhum Minh Đức.

Tôi tìm địa chỉ email của giáo sư, để chuyển lời giải thích của nhà báo Lương Minh đến giáo sư, nhưng không tìm được. Tôi thấy địa chỉ email của nhà báo Moon. Tôi nhờ nhà báo Moon chuyển lời dùm. Đã lâu lắm rồi. “Sao chưa thấy hồi âm?”

Cách đây không lâu đọc bài của cô Moon viết về chuyện ba Việt Kiều về quê kết hôn. Hai chuyện đầu chẳng có gì đặc biệt, chuyện thứ ba rất hấp dẫn. Hấp dẫn là câu chuyện tự nó hấp dẫn, chứ không phải cô Moon viết hấp dẫn. Chính cô viết không hết sự thật cho câu chuyện nghiêng về một phía và cũng không ngại đụng chạm, gọi mấy bà là “bệnh hoạn.” và cô Moon có cái nhìn về xã hội khá xưa như những người ở thế kỹ trước. Chuyện cô Moon kể rằng:

“Một ông ở Cà Mau vay mượn tiền đầu tư nuôi tôm. Làm ăn thất bát, ông trắng tay, nợ nần quá đầu. Buồn tình đời, ông đi Châu Đốc, đến Miếu Bà Chúa Xứ cầu linh. Thẩn thơ trong miếu, ông vô tình lượm được gói nữ trang. Nhìn quanh quất, thấy có người phụ nữ sồn sồn hớt hơ hớt hải dáo dác tìm. Ông hỏi thì ra bà tìm gói nữ trang. Ông đưa trả. Bà mừng quá, muốn hậu tạ ông. Ông đùa, trả nhiều ông mới lấy.

Lời qua tiếng lại thế nào, bà kêu ông đưa về nhà. Bà nói bà là Việt kiều. Bà thấy ông tốt bụng, mà lại gặp nhau trong Chùa Bà chắc là cũng có duyên, thôi thì vợ chồng ông bàn tính, coi như bà trả ơn ông, sẽ làm kết hôn bảo lãnh ông sang Mỹ, rồi từ từ ông bảo lãnh vợ con sang, thay đổi cuộc đời.

Rồi bà đưa ông sang Mỹ thiệt. Nhưng từ lúc sang Mỹ, ông chỉ biết ở trong nhà, và làm một công việc duy nhất, đó là “phục vụ cho nhu cầu thân xác” của người phụ nữ kia. Có điều mỗi tháng, bà rất “sòng phẳng” gửi $200 về cho vợ con ông.

Đến một ngày, bà dẫn về nhà thêm vài ba bà bạn nữa. Và, ông chính là người mang lại “niềm vui” cho những người “bệnh hoạn” đó. Dĩ nhiên, như ông nói, họ có cho ông thêm tiền.

Ít tháng sau, bà nhờ người dạy ông lái xe. Khi ông có bằng lái, ông có thêm công việc là mỗi ngày lái xe chở bà đi sòng bài. Bà làm gì trong đó ông không biết. Ông chỉ việc ngồi trong xe, đến khi bà ra thì chở về. Không một chút tiếng Anh, không nhìn thấy người Việt, nước Mỹ với ông chỉ là ngôi nhà và con đường đến sòng bài, không trò chuyện tiếp xúc với ai.

Một hôm, nhân lúc bà đi vắng, đang ngồi trong nhà, ông bỗng nhìn thấy một người đưa thư gốc Châu Á. Ông chạy ra hỏi, thì chàng trai trẻ đó cho biết là người Việt nhưng… không rành tiếng Việt. Ông chỉ chờ có vậy, mừng quá, lấy giấy viết mấy hàng cầu cứu nhờ mang về cho người nhà biết đọc tiếng Việt.

Cuối cùng thì cậu của chàng đưa thư đó cũng hẹn gặp được ông ở nơi bãi xe của sòng bài. Ông kể cho ông cậu kia nghe về tình trạng của ông, như một kẻ “nô lệ thân xác,” và nhờ giúp đỡ.

Ông Việt kia gọi điện thoại báo cho cảnh sát, cho các tổ chức xã hội…

Cuối cùng, ông được giải thoát. Các tổ chức xã hội giúp đỡ ông trong việc hoàn tất các giấy tờ, cũng như thủ tục bảo lãnh vợ con ông.”

Hoàng Hưng

 

Có 5 bình luận về TÔI ĐỌC BÁO

  1. Hoành Châu nói:

    Trời , bài anh ÚT Hoàng Hưng  viết độc thiệt .  Thì ra  ông  Việt kiều trên đất Mỹ  này nổi nhất thế kỷ  Huhu
    Hoành Châu ~ Châu Lãng Uyển (Gia đình C )

  2. Nguyễn Thị Hạnh nói:

    Bài viết gắn liền với sự thật, với thời sự từ trang nhà, tới thời sự nước ta, rồi sang nước Mỹ, súc tích, lôi cuốn. Bao giờ xuất bản hồi ký, Hoàng Hưng nhớ tặng trang nhà, tặng GĐC nhen.

    • hoàng Hưng nói:

      Cám ơn chị Mười Một (lại nhớ đến tên cô giáo Trần thị Mười Sáu, phải chị họ Trần tưởng chị là chị của Mười Sáu)     Lương Minh nói giởn thôi, chị tưởng thiệt hỉ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác