Nhớ những mùa trung thu
Thuở nhỏ mỗi năm thấy mấy tiệm tạp hóa ở chợ Cầu Mới bày bán lồng đèn, bánh Trung Thu, lòng tôi náo nức chờ đón đêm rằm Trung Thu. Có năm má mua cho chiếc lồng đèn rẻ tiền, có năm má xin trúc của ông cậu về làm lồng đèn. Năm nào được chú Út làm, tôi rất khoái vì chú quá khéo tay, chiếc lồng đèn chú làm đẹp như lồng đèn bán ở tiệm.
Có năm đêm rằm tháng tám bị mưa, chúng tôi rước đèn đêm sau cũng vui vẽ, nhộn nhịp như những năm trước. Năm nào không mưa, lồng đèn đứa nào không bị cháy, thì đêm sau chúng tôi cũng tiếp tục rước đèn. Chỉ cần một, hai lồng đèn xuất hiện, thì chúng tôi bắt đầu ùa ra, hợp lại rước đèn đi vòng quanh phố nhỏ.
Tuổi thơ nhẹ nhàng đi qua khi tôi rời khu chợ nhỏ lên tỉnh học, mỗi mùa Trung Thu cũng có bánh ăn, nhưng không còn nôn nao, không còn rước đèn như thời thơ ấu, dần dần tôi không còn để ý đến mùa Trung Thu.
Mãi đến mùa Trung Thu năm 1992, đứa con tôi vừa qua Mỹ, tôi mua cho nó một chiếc lồng đèn và một hộp bánh. Về nhà đứa con trốn trong phòng khóc, mẹ nó mới khai ra mùa Trung Thu năm rồi nó có 100 hộp bánh để làm đồ chơi. Một sự thật khó mà tin. Thằng con tôi đúng là công tử chợ vườn. Nó tự khai khi cần tiền, đợi lúc mẹ nó bận tiếp khách, đến tủ lấy một số tiền với hai bàn tay của nó không thể lấy nhiều hơn nữa.
Đêm Trung Thu, tôi chở con đến chùa Pháp Vân thành phố Pomona (thuộc quận Los Angeles) dự lễ Trung Thu. Sư Dũng ở chùa ngoại giao manh quá, buổi lễ Trung Thu tổ chức quá lớn, rất nhiều ca sĩ thượng thặng đến giúp vui, lúc đó danh hài Hoài Linh mới tấp tểnh vào nghề chỉ nằm trong danh sách nghệ sĩ dự bị. Ban tổ chức cắt mấy trăm bánh Trung Thu mang đến cho từng người thưởng thức bánh Trung Thu và xem chương trình văn nghệ đặc sắc.
Trung Thu năm 93 cũng được tổ chức tại chùa Pháp Vân, cũng linh đình như năm trước. Sang mùa Trung Thu năm 94 vẫn tổ chức tại Chùa Pháp Vân, khi tôi vừa đến, một đứa em quen nói nhỏ với tôi: Anh nên đi về đi vì tí nữa sẽ có cuộc đánh lộn lớn lắm, phe bên kia sẽ trả thù những ai quen biết với thằng N.
Ở thành phố Pomona vừa xảy ra một cuộc đẩm máu. Sau ngày đẩm máu tôi đọc tờ báo Los Angeles Time, tôi còn nhớ với tựa bài viết là Hiểu sai một chuyện tình. N học chung Trung học với cô bé (tôi quên tên). N thường đến nhà cô bé chơi. Tờ báo không nói rõ tình bạn giữa N và cô bé sâu đậm như thế nào. Sau thời Trung học, cô bé có ý lánh mặt N, cô qua Pháp một thời gian. Khi cô vừa trở về thăm nhà, N xuất hiện, khi N vừa bước vào nhà cô bé, H anh của cô bé ngồi xe lăn vừa mở miệng ra chưa kịp nói, N móc súng đút vô miệng H bóp cò. (H là một tay anh chị bự vùng Pomona, trước đó mấy tháng bị một băng khác từ quận Cam đến bắn trúng cột sống trong một quán cà phê gần nhà tôi, cuối tuần tôi hay ra quán này ngồi nói dóc). N đi tiếp vào trong bắn tiếp mẹ và môt người anh khác của cô bé. N tha cho một bà quỳ lạy N vì bà này chỉ là bà con đến chơi. Cô bé tung cửa sau chạy trốn, N chạy theo bắn cô bé ngã gục, N tưởng cô bé đã chết, N quay súng tự tử. Cô bé không chết, nhưng tàn phế không đi được (Mười năm sau tôi hỏi thăm cô bé vẫn còn sống, nhiều lần toan tính tự tử nhưng có người biết ngăn cản). Sau khi đọc báo tôi tìm hiểu người được N tha là cô Xồi bằng tuổi với ba tôi, ở chung longhouse bên Bidong với tôi. Lúc ở Bidong cô Xồi thường nhờ tôi viết thơ cho ông P bên Mỹ và người bên Pháp (tôi đã quên tên). Gia đình bị N bắn là gia đình của ông P và gia đình bên Pháp là gia đình cô bé đã qua Pháp ở.
Những năm sau đó thằng con đã lớn, tôi không chở nó đi dự lễ Trung Thu nữa, mãi đến mùa Trung Thu năm 2008 đứa cháu nội đầu tiên hơn một tuổi, tôi chở cháu đến dự lễ Trung Thu cũng ở vùng Pomona, nhưng lần này sư Dũng không còn ở chùa Pháp Vân nữa, tết Trung Thu được tổ chức tại một siêu thị Á Đông. Khi tôi đến không còn nhiều chỗ ngồi, nhờ thằng cháu nội Tommy hồi nhỏ nó khá đẹp, có một chị thích Tommy và thu gọn lại nhường chổ cho tôi và cô 9 ngồi, đem hộp bánh Trung Thu ra mời, dành ẳm Tommy cho tôi và cô 9 rảnh tay thưởng thức bánh Trung Thu. Tiệc Trung Thu tổ chức ở siêu thị cũng khá, nhưng không bằng tiệc sư Dũng tổ chức.
Năm 2009 tôi dời về Arizona, đã bốn lần chở hai thằng cháu nội đi dự tết Trung Thu tại Arizona được tổ chức ở một siêu thị Á Đông.
Năm rồi tại Arizona có nhiều trận bảo cát, một buổi chiều tôi và Tommy đang tắm dưới hồ, thấy ở chân trời một màu đen kịt, tôi vừa ẳm Tommy chạy vào nhà, cơn bảo ập tới. Hôm sau coi báo, trận bảo cát có đường kính 700km. Sau đó có thêm nhiều trận bão nhỏ hơn, có một trận bão vào khoảng 8 giờ đêm, đang chạy xe tôi không còn nhìn thấy rỏ nữa, bụi dầy đặt như sương mù ở Cali, chỉ cách mấy thước là không thấy cảnh vật. Ngay đêm Trung Thu cơn bảo cát khác ập tới, chương trình vui tết Trung Thu chưa mở màn đành phải hủy bỏ.
Tết Trung Thu năm nay đúng vào ngày cuối tuần và cuối tháng, thời tiết cũng tốt, nhưng phải tổ chức ban đêm vì thời tiết vẫn còn nóng. Tuần sau, thời tiết sẽ dịu mát có thể tắt máy lạnh, cũng có thể khoảng 4 tuần sau ban đêm phải mở máy sưởi trong bốn tháng, sau đó tắt máy sưởi khoảng một tháng, rồi lại mở máy lạnh suốt 6 tháng.
Tết Trung Thu năm nay, trẻ em Mỹ ít tham dự hơn, và tổ chức có vẽ nghèo hơn mấy năm trước, không có mời ca sĩ từ Cali qua. Mấy năm trước một văn phòng của một Nha sĩ tặng lồng đèn, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, kẹo, áo thun. Năm nay ông chỉ tặng 5 ngàn chiếc đèn Trung Thu nhập cảng từ Việt Nam, một bàn chải đánh răng và vài viên kẹo, đáng lẽ ông phải tặng nhiều kẹo hơn, để phòng răng của ông có nhiều khách hơn.
Mặc dù trong chương trình vui tết Trung Thu không có ca sĩ từ Cali qua, nhưng vì thời tiết tốt nên số người tham dự đông hơn, ngoài sân đậu xe của siêu thị chứa khoảng 1200 chổ, ban tổ chức mướn thêm bải đậu xe đậu thêm được 500 chỗ nữa vẫn không đủ chỗ đậu, nhiều người đậu ké chỗ đậu xe của chợ Mỹ bên kia đường, bị kéo đi, khi đi lảnh xe phải đóng phạt một chiếc 125 đô.
Hồi mới qua Mỹ, tôi vừa mua lại chiếc xe của ông Mỹ già, sáng đi ăn phở, không tìm được chỗ đậu, tôi qua đậu nhờ bên tiệm Mac Donald, ăn phở xong trở lại thấy giấy phạt 13 đô gắn trên xe vì đậu xe trái phép. Tôi lờ đi không đóng tiền phạt vì tôi nghĩ tôi chưa sang tên xe.
Hoàng Hưng
Ráp lồng đèn để tặng cho trẻ em
Tặng bàn chải đánh răng
Những trò chơi cho các trẻ em trong đêm Trung Thu
Bouncing house
Hoa hậu đi dự lễ Trung thu
Hình 387 Những trẻ có cha mẹ nuôi người Mỹ
một bài ca dự thi
Múa dù
Một màn vũ
họa Sĩ tý hon bé Kathy
Áo bà ba trên đất Mỹ
Tui khoái nhất là câu :” ăn phở xong trở lại thấy giấy phạt 13 đô gắn trên xe vì đậu xe trái phép. Tôi lờ đi không đóng tiền phạt vì tôi nghĩ tôi chưa sang tên xe” !
Nghe H.Hưng nói chuyện thanh toán nợ tình bằng hàng nóng nghe lạnh sống lưng quá, rồi bão cát đêm Trung Thu nữa. Còn ở Tam Bình thì đêm 14.8 âl bắt đầu mưa đến hết ngày 18 ( ngày nào cũng sáng nắng chiều mưa ), nên lủ trẻ vui trung thu tại nhà. Không biết ở nơi khác thì sao, trời có thương ghét gì không, hay chỉ ghét các cháu của cả Lần ?
Huynh HHg viết bài về trung thu có cái vui mà cũng có ấn tượng buồn quá, những hình ảnh các em bé rất dễ thương, ở nơi NT thì lợi dụng lể Trung thu bày bán các sản phẩm đủ thứ , năm nay có lẽ ảnh hưởng về kinh tế nên có vẻ trầm hơn mọi năm , tổ chức cũng khá vui , à NT nghe huynh nói hình những đứa trẻ có cha mẹ nuôi là người Mỹ ( mấy em này có cha mẹ VN hong, hay là chúng nó mồ côi ), tấm hình cuối 2 cô gái mặc áo bà ba thật là đặc biệt ấn tượng lắm , lồng đèn trẻ em nhập từ VN , NT lo lắng là nó chính hiệu cuả VN mình hay cuả TQ ( vì NT nghe nói lòng đèn TQ lan tràn ở ngoài Bắc cuả VN mình , nó đẹp và bán rẽ lắm , nhưng mà hình như nó gây hại cho sức khoẻ nguy hiểm , điều này không biết đúng không!?
Nói đến lồng đèn KO nhớ ngày xưa còn bé chơi chung với mấy đứa bạn hàng xóm, mổi khi trong nhóm có đứa xích mích muốn “nghĩ chơi” đứa kia, sau đó thấy người bạn bị nghĩ chơi lân la lại làm quen thì cả bọn con nít hùa nhau mà trêu rằng :” Muốn người ta , người ta không muốn, Xách lồng đèn đi xuống đi lên ..”Nhớ về những kỹ niệm thời thơ ấu chợt nghĩ : thiệt đúng là con nít ! Hồi đó anh Hoàng Hưng có bao giờ nghe ai “tặng” bài vè này cho anh không nhỉ ?
Kiều Oanh ơi, ngày xưa không thích bài vè đó, chỉ thích bài ” Cô Mười, cô Chín, hai cô mầy muốn cô nào? . .”
Hoá ra nhờ câu lúc bé tí teọ đó mà HHg rinh đúng cô 9 về nhà phải hong , hay là còn cô 9 nào khác nưã , khai thiệt đi nè huynh.
Em có biết loáng thoáng bài này nhưng không nhớ rỏ, Dĩ nhiên là anh Hoàng Hưng chấm cô Chín rồi phải không? Nhưng hình như lúc đó em có nghe loáng thoáng anh cả Lần hát nhại thêm câu này: ..” Nhớ dắt cổ đi đừng cho má cổ hay …” ka ka ka ….anh Hoàng Hưng ghê thiệt !
Hoàng Hưng ới ời! bài hát đó, tui cũng biết nửa, hồi nhỏ 5, 6 tuổi gì đó, tui hay hát, bị bà ngoại la quá trời, bà nói ” bộ mày muốn người ta dắt má mày đi hả?” vì má tui thứ 9.
Bạn Phi Rom ơi! NT nói nhỏ cho bạn và KO nghe nhé , HHg nói hồi nhỏ thích bài hát ” Cô 10 ,cô 9 …hai cô mầy muốn cô nào ” , HHg nói thích cả hai kià… Huynh H.Lợi nín thinh không thèm nói…. Tối hôm sau bảo đảm hai cô đi chơi lồng đèn với huynh HL vì huynh HL ăn cơm sớm , tắm sớm, thay đồ mới sớm.. rủ hai cô đi chơi trước mất tiêu rồi . Huynh HHg ngẩn tò te…. hì hì hì phải hong nè.
Nguyễn Tuyết ơi, hôm nay trả lời mấy câu hỏi của Nguyễn Tuyết. Mấy cháu Việt Nam có cha mẹ nuôi Mỹ, đều ở trại mồ côi, bé đứng thứ nhất từ bên trái đếm qua tên Jolee ở gần nhà, bà Mỹ xin từ trại mồ côi ở Đà Nẳng lúc Jolee mới 6 tháng tuổi. Jolee thích xem phim Thế Hệ Trẻ và có thể ca lại, Jolee thích food Việt Nam, mổi lần mang đồ ăn Việt Nam đến, Jolee ăn nhiều hơn mỗi ngày ăn food Mỹ. Một hôm bà Mỹ đợi đến để bà hỏi tại sao Jolee thích ngồi tư thế kỳ lắm. Bà tả lại, thì ra Jolee thích ngồi chồm hổm. Ngày xưa có lần HHg cầm bản vẽ đi kiếm supervisor, gặp hắn ngoài sân, HHg ngồi chồm hổm để bản vẽ xuống đất để chỉ cho hắn mấy chổ bản vẽ đã vẽ sai, hắn cũng ngồi chồm hổm coi, nhưng khi đứng lên hắn bị té.
HHg thấy có một cái thùng đựng lồng đèn có chữ Made in Vietnam, định chụp chữ Made in Vietnam, nhưng cô đứng trước che không chụp được, và cô đứng lâu quá đưa lưng trần có xâm hình, nhưng hình xâm không đẹp bằng hình xâm của cô bán chè Thái Trân Châu bên quê Nguyễn Tuyết.
Nguyễn Tuyết à, hồi nhỏ đi ngang nhà cô 9 bán tạp hóa, hay nhìn một người con con trắng trẻo, dáng dấp sang trọng lắm, đâu ngờ sau này ông Tơ bà Nguyệt sắp xếp cho cô ấy lầm lẩn chọn “tui’.