KỶ NIỆM LÀM BÁO THỜI ĐI HỌC
Vừa qua, trang nhà nhận được bài viết của anh Nguyễn văn Gương, CHS trường bán công Nguyễn Thông nhắc về những ngày làm đặc san xuân năm xưa. Chuyện làm báo ở các trường cũng giống như nhau nên nhắc lại cũng là ôn kỷ niệm(SOS)
Nhớ thời đi học trước 1975, các trường Trung Học không có Đòan trường mà chỉ có Ban Đại diện học sinh do đại biểu các lớp bầu ra để điều hành, họat động, vui chơi của học sinh . Ban đại diện học sinh gồm có Tổng Thư ký và hai phó Tổng thư ký, bên cạnh có nhiều ban chuyên môn giúp việc như: Ban Báo chí, Ban Văn nghệ, Ban Thể dục thể thao …
Tùy theo thời điểm trong năm học và yêu cầu sinh họat của trường , các ban chuyên môn luôn có “công ăn việc làm “ tất bật.
Ban đại diện học sinh họat động được sự cố vấn của Hội Đồng Giáo sư hướng dẫn. Vị giáo sư đảm nhận chức vụ Tổng Thư ký Hội đồng là người luôn sát cánh với họat động của Ban đại diện học sinh. Mỗi ban chuyên môn của Ban đại diện học sinh đều được 1 hoặc 2 Giáo sư của Hội Đồng Giáo sư hướng dẫn. trực tiếp cố vấn
Họat đông xôm trò nhất hàng năm của Ban đại diện học sinh là làm báo xuân . Cứ đến những ngày trời trở lạnh ( đầu tháng 11 – lễ Quốc Khánh chế độ cũ ) – ngày xưa cách đây hơn 40 năm mùa đông trời lạnh hơn bây giờ nhiều lắm – Ban Báo chí rục rịch chuẩn bị làm báo xuân cho trường ( hầu như trường cấp 2,3 nào trong tỉnh cũng làm, trường huyện cũng có nhiều tờ báo xuân hay dù trình bày còn hạn chế ) . Được sự động viên cổ vũ của trường, đặc biệt qua sự chăm sóc của Giáo sư cố vấn, Ban Báo chí hội hợp lên kế họach sau đó thông báo kêu gọi đóng góp bài vở cho báo xuân. Một bộ phận đặc biệt được hình thành, nhiệm vụ không kém quan trọng là đi vận động quảng cáo ở các hiệu buôn , doanh nghiệp. Nhờ quỹ quảng cáo này Ban Báo chí có chi phí để làm báo .
Những ngày vận động góp bài đăng báo đã làm rộn rịp cả trường , không khí chộn rộn như sắp tết đến nơi. Các tờ áp pích to có, nhỏ có, đầy hình ảnh, đầy màu sắc tập trung cho vận động viết bài , được các lớp treo, dán , la liệt trên tường, cổng trường , cửa lớp . Có câu lục bát năm nào cũng xuất hiện dù không biết tác giả là ai ( chắc cũng của học sinh thôi vì nó rất mộc mạc dễ thương .
Hoa mai nở rộ đầy đình ,
Viết bài đăng báo xuân mình bạn ơi .
Khi bài vở đã thu được khá , nhiều thể lọai, Ban biên tập tờ báo được hình thành phân và xếp lọai sau khi đọc sơ khảo, đánh máy, sữa chữa, Giáo sư cố vấn duyệt, nhờ các giáo sư khác hỗ trợ đọc, góp ý …
Những bài báo được chọn gởi ngay đến nhà in ( Ngày trước in ty –phô sắp chữ bằng tay rất chậm rải ) cho lên khuôn in ngay theo mẫu đã thiết kế không đợi đến kết quả kiểm duyệt của Bộ Thông tin – nếu chờ đến có kết qủa duyệt thì báo ra mắt cận tết không kịp bán cho cho ai cả. Chính vì “ làm liều ’’ như vậy nên khi in xong thành tờ báo hòan chỉnh Ban Biên tập đôi khi phải dung bút đen xóa đi một vài từ đôi dòng trên báo đúng theo yêu cầu kiểm duyệt ( có sửa thì cũng ít thôi vì viết về học đường , quê hương, tuổi trẻ, cũng ít khi ” đụng chạm” đến chính trị )
Song song công tác biên tập , lực lượng đi vận động qủang cáo ( ngày ấy chúng tôi bảo nhau là đi xin qủang cáo ) cũng phải làmviệc khá vất vả. Thành viên của nhóm phải chia thành nhiều tổ nhỏ để đi khắp các nơi, chọn nữ sinh có dung nhan dễ nhìn, ăn nói có duyên…
Đây là việc làm hằng năm nên các nhà buôn, cửa hiệu không còn lạ lẩm vì, anh bên kia cho, chị bên này ủng hộ, thì tôi cũng vậy thôi. Khi báo phát hành Ban biên tập quay lại biếu báo, chúc tết, vui vẻ cả làng…
Đến ngày báo sắp phát hành nhà trường lại thêm xôn xao lần nữa, bích chương khẩu hiệu xúât hiện tuy có ít hơn nhưng không khí mùa xuân đã quánh đặc ở sân trường. Nhà trường cũng cử người đi bán báo ở các trường bạn, có nhóm được cử đi xuống các trường quận. Đây là dịp để các “ nhà văn, nhà báo nghiệp dư” cùng giao lưu học tập lẫn nhau ( có mấy trường hợp sau đó tình cảm gắn bó nẩy nở, sau thành vợ thành chồng )
Như đã giới thiệu ở phần trên, mùa xuân tết đến các ban chuyên môn đã phối hợp họat động rất nhịp nhàng. Tổ chức buổi Văn nghệ Mừng xuân ( buổi văn nghệ chứ không phải đêm văn nghệ – vì hồi ấy không dám tổ chức ban đêm ) có bán vé ủng hộ, gây quỹ gíup đỡ các bạn học sinh nghèo. Văn nghệ vừa có giải thưởng, báo chí cũng đượcphát thưởng trong buổi liên hoan này.
Bằng tất cả nhiệt tình làm cốt mua vui, buổi văn nghệ hằng năm đều có nhiều tiết mục hay. Tiếc là chỉ diễn ban ngày nên trang điểm, son phấn, phục trang đẹp đến đâu vẫn thấy bị trơ không như diễn ban đêm được.
Họat động văn nghệ báo chí thời ấy của học sinh ít được các phương tiện hiện đại hổ trợ .Nhiệt tình có, sôi nổi có, như còn rất vụng dại, dễ thương. Từ các sinh họat sôi nổi này ở trường đã xuất hiện nhiều cây viết khá tốt thi đậu vào Đại học Báo chí , Trường Quốc gia Âm nhạc va kịch nghệ với thứ hạng cao (Năm 1974) Trường TH bán công Nguyễn Thông có nữ sinh TNT đọat giải Văn chương tòan quốc viết về Phụ nữ )
Họat động , sinh họat nhà trường thời niên thiếu chắc chúng ta ai cũng trãi qua . Công việc viết báo xuân, làm bích báo , làm Văn nghệ… chắc không còn lạ gì với những người đã hòan thành chương trình phổ thông cách nay đã hơn 40 năm .Viết lại, kể lại, những việc làm xưa dưới máy trường để khơi gợi lại những kỷ niệm cũ một thời hoa bướm của những năm cắp sách đến trường , cùng tưởng tiếc một thuở học trò đã qua không bao giời tìm lại được
Nguyễn Văn Gương
(Cầu Mới )
( Tồng Thư ký BĐD/ HS Nguyễn Thông ( 1972-1975)
* quyển báo xuân Nguyễn Thông.
* Giới thiệu 2 bài thơ đã in trong Giai phẩm Xuân.
Ở NGUYỄN THÔNG, THỨ BẢY VÀ CÔ BÉ.
Ở Nguyễn Thông, ơi những trưa thứ bảy .
Nắng tràn lan trên tà áo trắng bay.
Nắng ngũ vùi , ngũ vập, ở trên vai .
Cô bé sợ, chui vào hành lang ẩn.
Nắng đốt nóng những đôi chân thơ thẩn.
Làn mi cong khẻ chớp động mắt nai.
Này cô em , chắc cô đã thuộc bài .?
Ư… chưa thuộc nhưng chiều nay thứ bảy .
( Giai phẩm Xuân năm 1973 )
N.V.G
ĐẾN VỚI TA
Đến với ta đi người em bé nhỏ.
Đến mau lên trên mấy ngõ vào trường.
Đến với ta để thấy tóc bay hương .
Đến mau nhé , cho môi hồng them đỏ.
Đến thật nhé,để như chim bé nhỏ.
Đáp vào hồn , một chút nắng tan sương.
Và em về bất chợt lại soi gương.
Xấu hổ qúa, hôn nay sao mình đẹp…
Đến nhớ nhé ,và em đừng khép nép .
Đá lao xao cả thẹn dưới chân em.
Hàng cây rồi cũng cuói mắt xuống xem .
Mừng anh đón nụ cười em bé nhỏ.
( Giai phẩm Xuân năm 1974 )
N.V.G
Cô Dượng Tư khỏe không? Gương còn làm Hiệu Trưởng không? Cho anh xin địa chỉ email được không? Địa chỉ của anh [email protected].
Hồi nhỏ khi còn học câó 2( năm 74 em đã vào lớp 6 trường Trung hịc Tỉnh hạt Tân Long Hội,năm ấy em thi đậu vàotrường được hạng nhì , được nhận học bỗng 3 năm ,nhưng chỉ mới 1 năm là giải phóng)
Mỗi lần trường các anh ghé trường em để giới thiệu và bán giai phẩm xuân em cũng đều mua ủng hộ.( em cũng là một cây bút của trường em đấy nhé )
Nhà em cách nhà anh Gương 6 căn .Hồi nhỏ em hay chơi chung với Muội ,Muỗi ( em gái của anh đấy )
Đọc đến những bài thơ xưa với cái tên Nguyễn Văn Gương ( Cầu Mới) thì những kí ức tuổi thơ nơi ấy chợt ùa về
Chào anh Gương! Bài viết của anh thật hay, 2 bài thơ cũng thế. Đúng như anh nói, công việc viết báo Xuân, làm bích báo…ai cũng trải qua nếu đã hoàn thành chương trình PT cách nay hơn 40 năm. Nhưng hôm nay đọc bài viết này của anh, MN nhớ lắm thời đi học, làm báo, làm văn nghệ. Nhớ cả thời làm báo cho lớp phải đánh máy trên giấy stencil rồi kéo mực bằng tay, đóng lại thành tập, tay dính đầy mực mà rất vui…
Gửi Phan Lương
– Lần trước anh có viết bài” Một tháng trong ngôi nhà cổ” Khi trao đổi với bạn đọc anh có nhắc tới Phương Lan, nhưng sao chẳng thấy lên tiếng gì cả.
– Em gái anh, bạn của em, tên Cuối ( có lẽ em quên vì lâu quá). Ngày xưa Dũng cũng là bạn của em trai anh, cái anh sau giải phóng làm thợ cho bác Hồ Kì kế nhà em đấy.
– Lâu quá rồi anh cũng không có tin của Châu và Dũng.
ĐT: 01243372047.
GỬI MY NGUYEN
– Chào bạn. Cảm ơn bạn vì lời khen. Bài viết không có gì hay lắm, nó chỉ phản ánh đầy đủ, trung thực…. bởi vì mình là người trong cuộc.
– Ngày xưa còn cắp sách ai cũng có cái để đam mê, mê để đời thăng hoa đi đến đích thành công. Văn, Thể, Mỹ rõ ràng làm người ta sống tốt hơn.
Việc in ấn như bạn nhắc gọi là in roneo. Đơn sơ thì in tay, khá hơn thì in máy quay tay, mới hơn là in máy có bấm số. Cái chơi nào cũng lắm công phu, lắm vất vả. Nếu như bây giờ, gõ máy tính, in rồi photo hàng trăm hàng nghìn bản chắc hồi ấy chúng mình thành nhà văn hết cả rồi. Thân ái.
Anh Gương kính nhớ
Năm 76 bà em bán nhà cho bác thợ nhuộm và mấy bà cháu đùm túm nhau về Tam Bình .Chị Châu làm cô giáo dạy tiểu học ,rùi bệnh nặng và qua đời năm 91,Anh Dũng có vợ và sinh 5 cháu ,hiện anh có một đàn cháu nội ngoại ở Tam Bình,còn em dạy Toán cấp hai và xin nghĩ hưu khi qua 50 tuổi,em cũng ở Tam bình,em có 1 cháu gái
Anh cho em hỏi thăm chị Cuối nhé (Tư)
Em chúc anh luôn khỏe