Số phận những người con gái chung tình
Một người bạn nghe một chuẩn úy kể chuyện về cô gái cầu Mỹ Huê, kể lại cho tôi nghe. Bây chừ kể lại cho Đức Tính nghe: Chuẩn úy mới đổi về giữ cầu Mỹ Huê. Một buổi tối chuẩn úy đang ngồi đánh đàn, một cô gái trẻ đẹp đi ngang, bước ngay lại chỗ anh này đang ngồi. Cô gái nói, đàn dở ẹt, rồi chỉ hàng ria mép của anh, cô gái nói, con nít mà bày đặt để râu. Nói xong cô gái đi lên khoảng giửa cầu Mỹ Huê nhìn xuống dòng nước mờ ảo dưới ánh trăng. Cất tiếng ca nghe thảm sầu đến nửa khuya và nằm ngủ luôn trên cầu, không mùng mền chiếu gối. Chuẩn úy tìm hiểu, cô gái có người yêu thiếu úy vừa chết trận. Vì không trực tiếp nghe chuẩn úy kể câu chuyện, nên không biết cố trung úy (thiếu úy chết trận thường được “thêm lon giửa hai hàng nến trong.” Có phải cố trung úy là người giử cầu Mỹ Huê trước đây và mối tình với cô gái được chớm nở trên chiếc cầu này?
Sau đó chuẩn úy vẫn để yên, không ngăn cấm, đêm đêm vào khoảng tám giờ, cô gái đến kéo rào đi lên cầu ca hát đến khuya, mệt mỏi nằm ngủ trên cầu. Rồi một đêm định mệnh, cô gái vừa kéo rào liền nhận một tràng đạn, vĩnh viển ra đi. Từ đó đêm đêm không ai còn nghe tiếng ca thảm sầu của cô gái trên cầu Mỹ Huê.
Viên trung sĩ vô cùng hối tiếc, đã bắn hạ một người con gái đẹp trong tay không tấc sắt, vì đêm ấy trời quá tối. Vừa mới đổi về, chuẩn úy quên thông báo, đêm đêm có một người con gái lên cầu đứng ca. Chuẩn úy và trung sĩ đến nhà xin cha mẹ cô gái tha thứ, xin chịu tất cả phí tổn làm tang lễ cho cô gái. Cha mẹ cô gái rộng lượng thứ tha.
Tôi có một người bác họ kết thông gia với cậu năm, con của bà ngoại giửa. Tôi có năm bà ngoại chánh thức. Ông ngoại tôi làm Chánh Tổng bị mổ bụng năm 45 tại cầu tàu Tam Bình. Lúc đó tôi chưa ra đời, nên không xin được ông ngoại trang sách nào. Một hôm người cậu ra thăm người bác. Người bác bận tiếp đón cậu, một đứa con của bác té sông chết. Lúc đau khổ người bác nói, tại anh sui đến con tôi mới chết.
Nhà bác cách chợ Cầu Mới khoảng hai cây số, cạnh rạch Mương Khai, ranh giới giửa hai xã Tân an Luông và Xuân Hiệp. Cũng là ranh giới giữa hai quận Trà Ôn và Vũng Liêm. Một hôm lính của đại úy Sáu từ Vũng Liêm lên hành quân dọc theo ranh giới giửa hai Quận. Con trai của bác và là rể của cậu, đang làm ruộng trên cánh đồng, thấy lính hoảng sợ bỏ chạy. Lính của đại úy Sáu bắn theo anh ngã gục. Ngày đám tang của anh bác quá đau khổ, trong một thời gian ngắn mất hai người con trai. Người cậu lại trả thù câu nói ngày xưa của bác. Cậu nói, con anh chết nhưng rể tôi còn. Câu nói rất vô duyên, nhưng ngẫm lại cũng không sai.
Tôi cũng nghe được một câu chuyện khác. Một nữ sinh tuyệt đẹp ở một trường Trung học nào đó ở miền Trung. Bao nhiêu người đeo đuổi theo cô nữ sinh vẫn hoài công. Chỉ một lần thoáng nhìn, một bác sĩ chết điếng, không phải là chết đứng như Từ Hải. Bác sĩ chết điếng vì nhan sắc của cô nữ sinh. Bác sĩ đẹp trai học giỏi con nhà thật giàu có. Bác sĩ tìm đến nhà cô nữ sinh xin hỏi cưới. Cô nữ sinh, cha mẹ, họ hàng đều đồng ý cuộc hôn nhân. Sau đó tiến hành lễ đính hôn linh đình, hẹn ngày cưới cũng không xa. Nhà của bác sĩ và nhà cô nữ sinh cách nhau khá xa. Bác sĩ thường đến thăm cô nữ sinh bằng đường hàng không. Hôm ấy, ngày thử áo cưới, thời tiết miền Trung quá xấu, phi cơ không thể cất cánh. Bác sĩ tự lái xe vô chở cô vợ sắp cưới đi thử áo cưới. Trên đường bị cán mìn vĩnh viễn ra đi, không còn cơ hội chở cô vợ sắp cưới tuyệt đẹp đi thử áo cưới. Hai ngày trước khi bác sĩ vĩnh viễn ra đi, bác sĩ đến ngân hàng thêm tên người vợ sắp cưới vào tất cả trương mục. Bác sĩ cũng làm lại giấy tờ thêm tên người vợ sắp cưới cùng làm chủ căn nhà đồ sộ. Khi bác sĩ chết cô nữ sinh được hưởng hết gia tài. Cô dọn về căn nhà đồ sộ, để tang người chồng sắp cưới. Cô nghĩ chính cô là người gián tiếp giết chết người chồng sắp cưới, âu sầu khép kín cuộc đời trong gian nhà vắng. Sau một năm tang chồng, cha mẹ bạn bè hết lòng khuyên lơn cô nên làm lại cuộc đời mới. Vẫn không ai lay chuyển được lòng cô nữ sinh. Cô quyết tâm để tang chồng suốt đời, chôn chặt cuộc đời trong gian nhà âm u vắng lặng. Bảy năm sau, ngày đám giổ tổ tiên, gia đình năn nỉ cô về nhà dự đám giổ một lần. Sau bảy năm, lần đầu tiên cô chiều ý cha mẹ, trở về thăm lại căn nhà cô đã sinh ra và sống suốt thời thơ ấu. Hôm đó người cháu từ Sài Gòn cũng trở về dự ngày đám giổ . Cháu dẫn theo người bạn họa sĩ vong niên. Ngày đầu gặp người họa sĩ cô vẫn ơ thờ. Ngày thứ nhì cô nãy ra ý, nhờ người họa sĩ vẽ chân dung cô. Sau đó nhìn tấm ảnh người chồng sắp cưới. Vẽ chân dung người chồng sắp cưới kế bên hình cô. Gia đình ngăn can, nhưng người họa sĩ đồng ý. Muốn vẽ, người họa sĩ phải cùng cô trở về căn nhà của cô, vì hình của chồng sắp cưới của cô để tại nhà cô. Nhà cô và nhà của cha mẹ cô ở hai nơi rất xa. Cô và họa sĩ cùng đáp phi cơ đến nhà cô. Hôm sau cô ngồi mẫu cho người họa sĩ vẽ. Họa sĩ yêu cầu cô, phải đóng vai là cô nữ sinh hồn nhiên tươi cười, nếu không họa sĩ sẽ không vẽ. Cô đồng ý, sau một tuần bức họa vẽ xong. Cũng sau một tuần đóng vai người mẫu hồn nhiên tươi cười, cô đã trút được nỗi âu sầu bảy năm dài đăng đẳng. Rồi cô cũng thay đổi ý định, cất đi tấm hình người chồng sắp cưới. Cô yêu cầu họa sĩ vẽ chính hình họa sĩ cạnh hình cô. Tuy bảy năm ưu sầu, sắc đẹp cô vẫn còn mặn mà đã làm choáng váng họa sĩ ngay phút đầu tiên gặp gỡ.
Thiếu úy chết, người tình của cô gái hát trên cầu Mỹ Huê mãi mãi còn. Niềm đau tột cùng nào rồi cũng được xóa mờ theo thời gian. Cái chết của thiếu úy rồi cũng sẽ bị lãng quên. Khá trách chuẩn úy đã gây ra một lỗi lầm quá nghiêm trọng, vẫn để yên cho người con gái mỗi đêm tự do đi vào khu quân sự, cất cao tiếng hát trên cầu Mỹ Huê.
Hoàng Hưng
ảnh nguồn net
Câu chuyện nào cũng có hồi kết âm u, nhưng ngẫm lại hồi kết của cô gái trên cầu Mỹ Huê vẫn là bất tử. Mỗi câu chuyện đều kết thúc là một cái chết, câu chuyện cô nữ sinh với người chồng chưa cưới rồi cũng phôi phai theo thời gian , cô cũng phải sống cho mình. Qua các câu chuyện Hoàng Hưng kể cho ta hiểu một điều trong chiến tranh, mọi thứ tồn tại quá mong manh.
Đọc chưa hết bài nhưng em đoán là bài viết của anh Hoàng Hưng chứ không ai,qua bài viết của anh cho thấy phụ nử chúng em rất đổi chung tình …
Những câu chuyện tình anh kể đều có chết chóc, đau thương, buồn quá. Nhất là chuyện cô gái cầu My Huê, em biết ngay là anh tính nhát ma em chứ gì…hihi. Đọc xong sợ gần chết, tuy nhiên vẫn không quên việc anh Hưng hổng được Ông ngoại để lại trang sách nào. May mà chẳng có trang nào, nếu có chắc chết với chị Chín rồi. Coi như anh hết nợ nần gì em,phải không. hihihi
Đọc những chuyện tình buồn thời chiến tranh sao mà lâm ly ,bi đát quá .Chết chóc và đau khổ ,lụy tình và xót xa
Phải công nhận rằng anh Hoàng Hưng có khiếu kể chuyện quá .Em đọc rồi không ngủ được luôn
Những chuyện tình thật đẹp và thật buồn, nhất là câu chuyện cô gái trên cầu Mỹ Huê. Câu chuyện thứ ba có vẻ “có hậu” một chút nhưng cái gì chấp vá rồi sẽ không được như lúc ban đầu. Không biết số phận của cô gái ấy sẽ về đâu với anh họa sĩ nọ? Ôi, buồn!…
Chị Hoa ơi! Hết chiến tranh rồi cũng còn những chuyện tình buồn. Chết cách khác, con tim chết lịm
Cám ơn Lài. Cám ơn những người phụ nữ chung tình. Chung tình có thiệt thòi?
Đức Tính! Hết nợ về câu chuyện cô gái cầu Mỹ Huê. Còn câu hỏi?
Phan Lương! Lý do không ngủ được? Không ngủ được, ngồi dậy làm thơ.
MN! HHg không nghĩ đó là mối tình chấp nối. Chấp nhận lời cầu hôn của bác sĩ. Do bác sĩ giàu? Chấm dứt tình trạng bị những người đeo đuổi quấy rầy? Bảy năm tang chồng chưa chắc vì tình yêu? Với họa sĩ có thể đó là mối tình thật. Câu chuyện do người cháu mới kể lại, tức là mối tình với họa sĩ vẫn còn bền.
Anh Hưng ơi! MN rất nhạy cảm, hay buồn lo vậy đó. Nếu như anh Hưng nói thì tốt rồi, “Miền Nam” cũng vui lây. Hi hi…
Anh Hoàng Hưng mến,
Câu chuyện cô gái bên cầu Mỹ Huê thật cảm động. Bửu Tùng xin chia sẻ cùng anh và các ACE khác bài thơ cảm họa sau khi đọc bài anh viết. Mến chúc anh một mùa Noel và Năm Mới thật an bình, hạnh phúc.
Phận Gái Chung Tình
(Thơ cảm tác dựa theo Số Phận Những Người Con Gái Chung Tình)
Chuyện kể trăng rằm sáng Mỹ Huê
Tài hoa sắc thắm dệt câu thề
Làng quê mắt biếc nhìn mây đợi
Chiến trận người yêu lạc lối về
Giọng trỗi bên cầu âm thống thiết
Hồn buông giữa nhịp khúc ê chề
Đêm buồn đạn nổ tim loang máu
Phận gái chung tình kết thảm thê
Bửu Tùng
18/12/2015
Bài cảm tác của Bửu Tùng hay lắm ,, như vậy mới xứng với chuyện kể tuyệt vời của anh Út Hoàng Hưng của Gia đình C đấy ! Hoành Châu (Gia đình C )
BT cám ơn lời khen của chị Hoành Châu cho bài thơ này và bài viết về hoa mai của anh Cả Lần. Mến chúc chị vui khỏe.
Cám ơn Bửu Tùng, bụng chứa đầy thơ. Ngày xưa trong một buổi họp mặt của hội cựu học sinh Tống phước Hiệp, Nguyễn Ly gây quỷ cho Xuân Đào, nói lên hoàn cảnh bi thương của Xuân Đào, bị bệnh mắt dần dần không nhìn thấy nữa. Vừa nghe xong, người ngồi cùng bàn viết liền bài thơ trên mảnh khăn ăn. Còn nhớ được hai câu: Xuân ơi! Xuân đến làm chi? Đào đà khép kín nghìn đời Xuân ơi!
Cám ơn Cách Cách. Bài thơ của Bửu Tùng quá hay. Người kể chuyện không thể sánh bằng.
Nhắc anh Út Hoàng Hưng cái này nhé ,,Nếu anh muốn phản hồi cho bất cứ ai , anh chỉ cần nhấp chuột vào chữ “Trả lời ” nằm trong khung ” phản hồi ” của người ấy ! Hihi ,,, Cách Cách (Gia đình C )
Xin tuân lệnh Cách Cách.