Sâu bắn
Bước xuống chân cầu phia bên phần đất xóm Rẫy một đổi, rẽ vào con đường mòn xuyên ngang những rẫy mía bạt ngàn trước khi ra ruộng lúa, sẽ gặp căn nhà trong mảnh vườn ốc đảo bên bìa cánh đồng ngát xanh mùa vụ. Nó đứng nghiêm nghị cô đơn, mái lợp ngói móc, mưa nắng rong rêu làm phai úa màu son chất gốm. Nhà lát gạch tàu và thềm cuốn nền bê-tông cao hơn mảng sân xi măng phía trước chừng 4 tấc. Vách đóng ván cưa xẻ từ những lóng gỗ cây còng cây xoài cổ thụ, được lắp đặt khít khao kiểu khung sườn bổ kho và thoa tẩm nhớt máy để chống mối mọt côn trùng, ẩm mốc.
Mỗi lần từ xóm Chùa lân la qua xóm rẫy, tôi không có lý do gì khác hơn việc đến ngôi nhà đó với chủ ý ngắm nghía cô út Lụa. Tới lui nhiều lần, tôi được biết hai anh chị lớn của Út Lụa đã lập gia đình và ra ở riêng từ lâu. Nhà ba má Lụa lúc đó còn lại các anh chị nhỏ hơn, gồm dâu rể cháu nội ngoại, ba thế hệ cùng sống dưới một mái nhà rất vui vẻ hạnh phúc. Mọi người cùng canh tác mười mấy công ruộng rẫy, đời sống kinh tế gia đình tương đối vững vàng bằng hoa màu lúa thóc khoai mía và huê lợi cây trái của khoảng 2 công vườn xưa trồng dừa và 2 công quýt Xiêm trồng trên liếp từ miếng biền ruộng đã lên vườn thành khoảnh được vài năm. Gia đình Lụa cũng chịu khó sắm sửa dụng cụ máy móc để phục vụ cày xới, ghe xuồng xe máy. Và tự cung cấp điện đèn cho những khi đám tiệc và cho chiếc TV nhỏ gia đình giải trí hàng đêm. Cả nhà thừa hường ít nhiều các phương tiện của nền văn minh cơ khí còn trong thời rất mới mẻ.
Một buổi trưa hè, bà chị của Lụa đi làm ngoài rẫy. Hôm đó trời nắng chang chang đứng gió, không khí oi bức ngột ngạt khó chịu, chị trở vô nhà nghỉ giải lao một lát cho qua cơn nắng lửa. Chị bước vô cửa lúc má vợ tương lai của tôi ngồi thòng chân bên mép bộ ngựa gõ nơi gian chánh thờ phượng và đang bổ cau trong ô trầu. Bà ngó thấy chị Năm thì đột ngột đứng dậy, con dao trong tay bà quơ quơ xỉ xỉ vào mặt người chị vợ lúc hai người cách nhau chừng 2 mét.
– Mầy chết, mầy chết! Mầy đứng lại đó cho tao! Mầy mang đồ quỷ đó đi ra khỏi nhà tao ngay. Tụi bây đâu, đứa nào lên đây đuổi chị Năm bây cho tao.
– Chị Năm bước ra sân em nói chị nghe cái nầy.
Chị Sáu không nói gì thêm, đi te te đến lượm một cây củi sóng tàu dừa chặt khúc phơi trên sân xi măng.
– Mấy người bữa nay mắc chứng gì mà làm kỳ cục. Má vừa cầm dao đuổi không cho tao vô nhà. Bây giờ mợ Sáu mầy cầm cây định làm gì nữa đây.
– Chị đứng yên nhắm mắt lại, để em phủi con sâu đeo trên vai chị.
– Ải, ải, nó đeo ở đâu, tự nảy giờ sao không ai nói sớm, nó đâu rồi.
Vừa nói chị Năm vừa nhảy tưng tưng, chị tháo chiếc khăn rằn quấn trên đầu giũ đập vào người chị nghe xành xạch.
– Em khều nó rớt xuống và đạp chà nó dưới dép. Hồi nảy má thấy con sâu má sợ muốn nói “liệu” luôn. Em mà la con sâu trên vai áo chị, không chừng chị cũng đã xĩu rồi.
Chuyện sợ sâu của nhà vợ tôi thỉnh thoảng được nhắc lại bằng nhiều mẫu ly kỳ như trong trường hợp có người dùng chiếc lưỡi liềm đang cắt cỏ để gạt văng con sâu đeo trên cánh tay trần, sự hốt hoảng khiến có người quên hẵn là lưỡi thép bén có thể cắt đứt da khứa thịt của mình.
Rồi dòng sông đời chảy xuôi ngược miên man với những hệ lụy thay đổi không ngừng. Tương tợ như các cảnh ngộ thiên nhiên bên lở bên bồi, dòng chảy khi êm ả thanh bình, lúc thì cuồng nộ dàn trải hiểm nguy. Theo thời gian, những bến bờ đông vui dọc theo hai mé chỉ còn trong ký ức. Có chỗ thành nương dâu rẫy bắp tốt tươi xanh ngát, cũng có nơi xoáy lở tan hoang. Có những thân phận bọt bèo bị dòng nước vùi dập, trôi nổi lang thang vô định.
Hay bằng gì nữa.
Chời ơi chời! Sợ lắm bác Lúa ơi!
Hỏng dám nhìn hình nữa, tui bà con với Lụa!
Trong mùa sâu, Lúa có nhiều chuyện để nói.
Chơi ơi …. sao trẻ nhỏ nó gan quá vậy anh Một Lúa !!!??? Thấy ghê & sợ hết hồn luôn…
Tụi nhỏ chơi với sâu vô tư, trong khi các bà mẹ tỏ vẻ sợ nhưng không rầy. Vùng nầy sâu nở lúc tháng 5, trước bãi trường 1 tháng. Tui không biết vùng sâu bao lớn, nhưng trong bán kính 10 km thấy từng bầy sâu y chang một họ.
Bài viết hay , vui , giống như chị Hạnh ,, Hoành Châu rất sợ dòng họ “S’ ( Sâu , Snake ) Hihi
Hồi xưa tui cũng sợ sâu. Nhưng cả nhà cùng sợ sâu thì nhờ ai bắt sâu khi đến mùa có muôn ngàn con sâu bò khắp nơi. Do đó mà có con chim sâu bất đắc dĩ.
….có thiệt là sâu này không sao chớ anh Một Lúa? đừng dzỡn dzai kiểuchết khiếp vì sợ này nghe,trùi ui.
HLan-bảy lăm,
Mình đấu với loại sâu đó 5-7 năm, biết rõ ‘dòng sâu hiền’ hihi, trước khi cho mấy nhỏ tiếp xúc.
Tụi học trò có môn đua sâu. Mỗi em ngữa 1 cánh tay, dùng tay kia thả con sâu chỗ cườm tay mà bác sĩ bắt mạch. Con sâu của đứa nào bò lên đến chỗ gấp cánh chỏ là thắng. Mấy thằng nhỏ kia đâu biết sâu rụng trên đất là sâu già sắp kéo kén nên rất chậm. Ông nụi con nít bắt sâu tơ còn trên cây, nó chạy mau bá phát, giúp cháu mình thắng cuộc. hihihi
chào thua! và xin làm người thua cuộc,anh Một Lúa ơi,
Chưa đọc hết bài, chỉ xem ảnh minh họa thì đã là hay rùi !
Đừng nghĩ là sâu ni-nông nhé bạn. Bạn mình giả thiệt nói rõ. và cũng không chỉ có mình ở đây. hihihi
Anh Một Lúa ui! Chuyện Sâu Bắn của anh hay lắm, đọc thấy thú vị làm sao! Những con sâu của anh đã đi từ xóm Rẩy ấp Năm đến tận vùng đông bắc Mỹ. Nhưng nhìn hình thấy ớn quá anh ơi! Sâu này chạm vào là rất ngứa, ngứa vật lý chứ không phải ngứa tâm lý như anh nói đâu nhe! Úi ùi ui…sợ lắm!…
Trước kia tui cũng sợ sâu lắm. Nhưng phải bắt sâu bằng cây kìm mỏ dài của thợ điện. Có lần tui lượm một nhánh cây khô để khều sâu, có cảm giác mềm mềm nhột nhột trong lòng bàn tay cầm cây, thì ra là một con sâu rọm. Tui cắn răng không dám la làng như bà xã. hihihi
Lúc đọc được bài này qua mail hơn 12h đêm rùi cười một mình .Sâu tuy nhỏ bé mà hầu như ai cũng rất ghê sợ.Đêm đó ngủ ở vhòi ngoài ruộng mà cứ mơ mơ màng màng vì sợ sâu ngoài đám cỏ bò vào .Rùi chợt nhớ một buổi chiều hôm nọ hai mẹ con từ ngoài chòi về nhà.Trên đường về ngang qua khu vườn ,hai mẹ con đanh dung dăng dung dẻ ,huyên thuyên.Bỗng cháu Lam Quyên la qué lên rùi nhào đòi mẹ cõng.
Ui trời ! Làm sao mà mẹ cõng nổi chứ ! Mà gì thế nhỉ !
Miêng la oải oải ,rùi chỉ chỉ .
Tôi nhìn theo tay cin gái bỗng sững người ….kia….kìa …một con sâu bằng ngón tay cái ,xanh lè ,có 2 vòng tròn bao quanh mắt ,còn có 2 cái sừng nửa
Sợ quá !
Thế là hai mẹ con …a lê hấp ù té chạy
Giờ nhớ lại von nổi cả da gà
Phương Lan,
Nghe lão làng ấp 5 chỉ: nam đứng xa con sâu 7 tấc, nữ xa 9 tấc, thì sâu bắn không tới. Mắc cái chi mà hai má con PL bỏ chạy.
Vĩ đào vi thượng đó mà !
Hi hi
SÂU à, đối với tôi là chẳng nghĩa lý gì cả, tỷ chẳng sợ sâu đâu Lúa đệ, bài viết rất hay, Lúa đệ có lối viết làm cho người ta đọc không kịp thở, đọc không dám ngừng, sợ ngừng lại sẽ mất. Những địa danh của xứ Tam Bình, Lúa đệ nhớ kỹ quá, câu chuyện đi dần từ thời xa xa nào đó rồi đi dần đến hiện tại và và rồi hiện đại. Nhưng loại sâu mà tỷ mới gặp đẹp lạ lắm không biết lúa đệ đã thấy chưa, Sâu nhãn lồng. Rất nhiều màu đẹp lạ lùng, dây nhãn lồng bị sâu nầy đeo sẽ không còn một cái lá, dù xấu đẹp đã nói đến sâu thì chẳng có lợi gì cả, Lúa đệ hay quá đề tài nào viết cũng được, cũng hay.
Chị Hoa của đệ thuộc dạng siêu sao rùi. hihi
Tui hông sợ “Sâu” mà tui không thích “Sâu” + “Huyền”….
Phương Nga,
Tui sợ sâu huyền, sâu sắc luôn. hihi