Hên
Trước năm 75 mỗi lần về nhà đều thấy có mấy cây súng của mấy ông nhân dân tự vệ, sau khi canh gác xong đem vô bỏ ngổn ngang trong nhà tôi. Sau năm 75 một thời gian cũng vậy, cũng súng ống ngổn ngang trong nhà. Mấy ông ấp đội đa số nhà ở trong Mương Khai, sau khi công tác, giử gìn an ninh trật tự buổi chợ sáng xong cũng đem súng vô bỏ trong nhà tôi, đúng chỗ ngày xưa mấy ông nhân dân tự vệ để. Một hôm, anh Út Lùn, tướng cao nhòng, không biết sao gọi là Út Lùn, đem súng vô bỏ trong nhà tôi ngay lúc tôi cùng mấy người bạn ngồi uống trà. Anh cũng đến ngồi uống trà với chúng tôi. Sau một hồi chuyện vãng, anh hỏi tôi: “Anh có biết tui là tay thiện xạ không.” Tôi trả lời anh: “Biết, có nghe nói.” Anh Út nói tiếp, anh còn nhớ năm rồi anh chạy xe lủi vô hàng rào concertina bên kia đầu cầu không? Tôi trả lời anh, còn nhớ. Anh Út nói thêm: “Hôm đó tui nằm dưới chòm mã, súng đã canh sẳn, anh lọt ngay tầm súng của tui, nhưng không biết tại sao, tui tha anh đó.” Sau khi nghe anh Út nói, mặc dù thời gian qua cả năm rồi, nhưng tôi cũng cảm thấy rờn rợn, mặc dù đó không phải là lần đầu tiên tôi gặp hên.
Có lần trên trang nhà, Đức Tính kể vừa đi học vừa đi làm cô giáo ở Cái Nhum, cùng trường với người tài hoa Bá Phúc. Tôi cũng vừa đi học, vừa đi làm như Đức Tính. Tôi chẳng được làm “giáo” như Đức Tính, chỉ làm người lýnh tầm thường, chẳng oai như cô giáo. Chỉ được một điều an ủi là lýnh thành phố, chiều chiều được dạo mát bến Ninh Kiều. Có câu, có tiền mua tiên cũng được, còn tôi làm lýnh, chẳng có tiền để mua tiên, và xuống bến Ninh Kiều cũng chẳng có tiền ăn bánh cống như Phi Rom. Chỉ đủ tiền mua vài xâu mía ghim, nhìn sóng nước, người qua lại. Không biết bàn tay mấy cô có rửa sạch trước khi bóc mía ghim vô cây trúc hay sậy gì đó không, mía ăn vẫn ngọt lịm.
Chỉ là lýnh bình thường nhưng lại được may, quen đươc cô bạn ngộ nghỉnh, mỗi lần đi chơi cô yêu cầu tôi mặc đồ lýnh. Cô nói, tôi mặc đồ thường trông nhí lắm. Sau này tôi khám phá hình như cô ghiền mùi áo lýnh. Có lần tôi chở cô về Cầu Mới chơi. Tôi bị má tôi rầy: “Đi đường không được mặc đồ lýnh, và cũng không được chở con gái người ta đi, chừng nào cưới hỏi đàng hoàng mới được chở đi.” Tôi thì nghĩ, cưới hỏi rồi, để ở nhà nấu cơm, chở đi đây đó làm chi nữa. Sau này chở cô bạn về đến Vĩnh long, gởi cô nhà Hồng Lợi, và thay đồ thường chạy về Cầu Mới.
(Sau này nữa, trước khi rời Việt Nam tôi rũ cô 9 cùng đi, cô lắc đầu, sợ đi biển lắm. Cũng có câu: “Đàn ông đi biển có đôi” mà cô 9 chẳng chịu đi, thấy tôi đi lẽ loi, người bạn gởi 8 người con gái chưa chồng cùng đi với tôi. Vậy là tôi hết cô đơn, đàn ông đi biển có “8,” nhưng mà đi biển đâu phải đi liền được, phải đợi hết sóng to gió lớn. Đi đâu kè kè 8 cô nhiều quá, 3 hay tối đa là 4 là vừa phải không ông Sãi. Tôi phải tìm chỗ gởi bớt các cô, và cũng gởi một cô nhà Hồng Lợi. Ngày xưa Hồng Lợi gởi tôi một cô, bây giờ tôi gởi lại hai, hỏng biết ai lời, ai lỗ)
Một hôm về Vĩnh Long, cũng gởi cô bạn nhà Hồng Lợi, hôm đó tôi lại quên đem theo bộ đồ thường, nên phải mặc đồ lýnh chạy về Cầu Mới. Đêm đó tôi ngủ tại Cầu Mới, khuya dậy sớm chạy lên Vĩnh Long. Tôi mặc lại bộ đồ lýnh, nếu thay đồ thường, mất công phải gói bội đồ lýnh đem theo. Tôi không muốn để bộ đồ lýnh lại nhà, vì hôm trước tôi để ở nhà bộ đồ lýnh, người bà con trong Hòa Bình ra thấy bộ đồ lýnh, hỏi xin, má tôi cho. Về nhà biết được, tôi hơi lo. Má tôi có cho mười bộ đồ cũng không sao, nhưng cho bộ đồ có tên tôi và cả hai phù hiệu, tôi không yên tâm. Tôi tức tốc chạy trở về Cần Thơ giải quyết chuyện mất bộ đồ xong tôi mới yên tâm.
Lúc tôi chạy qua Cầu Mới trời hãy còn tối, bên nay đầu cầu không có rào, tôi không biết và cũng không nhìn thấy bên kia cầu có rào. Tôi chạy phom phom chui vào hàng rào concertina, vừa chui bánh trước vào tôi thắng kịp nên không bị thương. Anh lính gác cầu đang đứng trong bóng tối bước ra phụ gở rào kéo chiếc xe ra. Theo anh Út Lùng nói, tôi nằm trong tầm súng của anh, vậy thì lúc anh lính gác cầu phụ gở rào kéo chiếc xe ra, anh lính cũng nằm trong tầm súng của anh Út Lùng. Tôi không biết mạng tôi lớn cứu anh lính, mạng anh lính lớn cứu tôi, hay mạng cả hai đều lớn.
Không nhớ trước đó hay sau này cũng có một lần hên, một hôm vào khoảng mười giờ đêm, từ ngoài lộ tôi đi vào chợ Cầu Mới. Đường từ lộ vào chợ có hai cái cống. Đi đến cống thứ hai, hàng rào kẻm gai đã kéo ngang. Tôi nghĩ có rào chắc có người gác. Tôi nhìn quanh chẳng thấy ai gác. Tôi kéo rào định bước qua, thình lình nghe tiếng lên đạn. Tôi xoay qua, thấy một người bay tới đá người cầm súng té, cây súng văng ra, rất may không nghe tiếng nổ. Tôi nghe tiếng quát lớn: “Mầy không biết nó là ai, sao mầy bắn nó.” Mặc dù còn run, nhưng tôi cũng cảm thấy mắc cười. Làm như tôi ngon lắm, mấy ông nhân dân tự vệ phải biết tôi. Nghe tiếng quát tôi nhận ra là tiếng của chú năm Vinh, em của chú tư Hộ xã trưởng và chú năm cũng là một trong tám vị trưởng ấp của xã Tân An Luông, tôi không nhớ trưởng ấp nào. Tôi bước tới nói, lỗi tại cháu kéo rào, chú năm ơi, không phải lổi của chú kia. Chú năm Vinh nói, cháu không có lỗi, cháu từ trong khu quân sự đi ra, nó phải kéo rào cho cháu đi. Chừng nào cháu từ ngoài vào khu quân sự, nó có quyền từ chối. Người bị đá lồm cồm đứng dậy, tôi nhận ra là chú mười Đèo quê ở Cái Cá mới tản cư ra Cầu Mới vài năm nay. Tôi bước tới nói lời xin lỗi với chú mười Đèo, nhưng chú vẫn còn giận không trả lời. Chú năm Vinh hỏi thêm, tại sao mầy bắn nó. Chú mười Đèo trả lời, tại tôi ngủ gục, giật mình thấy có người kéo rào, tôi bắn. Chú năm Vinh nói, mầy gác mà ngủ gục, bị một đá cũng đâu có oan.
Nghĩ lại hên thật, kể lại câu chuyện thì dài dòng, nhưng chuyện xãy ra trong tích tắc. Chú mười Đèo lúc đứng gác, dựa vào cây mít ngủ, nên tôi không nhìn thấy. Chú năm Vinh không xuất hiện kịp thời, hôm nay không còn ngồi kể lại chuyện hên.
Hoàng Hưng
Sư phụ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Đọc chiện anh Hoang Hưng viết mà phát sợ…Nhờ kiếp trước .. ông bà tu hiền ở lành….. nên anh mới có phước lớn , mạng lớn…Có câu .. ” Hay hỏng bằng Hên ” … Đúng là hên quá xá lun…nên giờ tồn tại nơi xứ lạ quê người này…cũng ” Hên ” phải hong ?
AnhHoàng Hưng,đọc chuyện anh viết đúng là ” Hên ” nhiều lần chết hụt. Như chị Tuyết nói đọc mà phát sợ, em đã nói số anh là số đỏ,ở nơi mô cũng gặp toàn may mắn dài dài .
Nghe anh kể mà nổi cả da gà…
Nhờ anh có phước lớn , mạng lớn đó nhe
…Chắc kiếp trước có công tu
Hoàng Hưng ui! đọc bài hồi họp thiệt, đọc hết bài, thở phào nhẹ nhỏm đúng là hên thiệt, cái gì cũng vậy, không lo, trời cao có mắt, người đời thường nói” ở hiền gặp lành”, ..hihihi…
Còn chiện PR có tiền ăn bánh cống, hồi còn đi học, cha mẹ gởi tiền cho đi học, chỉ biết ăn và học, nhưng cũng có cách của riêng mình, hàng ngày ăn cơm tự nấu, mỗi ngày mua một bó rau muống 1.000đ, ăn được 2 ngày, ngày thứ nhất ăn lá vì lá mau héo, còn cong căm vào thau nước đừng cho héo để dành ngày sau…hihi ngày nào cũng vậy, lá thì luộc, nước luộc làm canh, cọng thì xào mỡ, ăn ghiền luôn…đến nổi cô bé bán rau muống quen mặt, có một lần bà dì từ Mỹ Tho ghé thăm, tìm nhà, thì cô bé bán rau muống, dẫn bà dì tới ngay nhà PR ở trọ trúng phóc, chiện có tiền ăn bánh cồng , uống sinh tố là như thế…có cô bạn ở trọ chung với PR cũng ăn giống vậy…hihi…
Đúng là Út Hoàng Hưng trời cho một đặc ân là thoát chết vì đạn ! Chắc kiếp trước có ” hăm he bắn ” ai đây ! 14 Hoành Châu ( Gia đình C )
Đọc truyện của anh Út Hưng, em thật đau tim. Hú hồn mấy bận , may mà anh luon trong cái rủi có cái hên. Em hôm nay cũng thật hên được lọt vào tầm ngắm của anh với viên đạn bọc đường thốt nốt. hihihi