Từ nhỏ, mình được nghe chuyện đời xưa nói về quyền uy tối thượng của vị thuyền trưởng trên con tàu của ông ta trên biển. Các vị ấy được các giai cấp quý tộc phong kiến mặc nhiên trao quyền phán quyết sanh sát trong các mục đích giữ gìn trật tự an nguy khẩn cấp đối với thuộc cấp như một chúa đảo. Và cũng thật ngưỡng mộ về những vị thuyền trưởng chết hào hùng theo tàu, khi ông ta không làm tròn nhiệm vụ bảo vệ con tàu và những người đồng hành. Những gì mà thượng đế và xã hội tin tưởng đặt trong tay ông. Với tất cả tuyệt đối và danh dự trách nhiệm cao độ, người thuyền trưởng đã hành xử như trong tinh thần võ sĩ đạo đông phương, lưu danh thiên cổ.
Đó là chuyện như cổ tích, vào thời chưa có máy móc truyền tin. Con tàu đơn độc dài hạn trên biển khơi, tình trạng hoàn toàn cách ly với thế giới. Càng ngày, phương tiện viễn thông càng thuận lợi, người ta dễ dàng san sẻ những khó khăn các áp lực và chia sớt trách nhiệm của người thuyền trưởng. Do đó mà tình huống sống chết theo tàu, cũng như cương vị chúa đảo của các vị cũng giảm xuống và từ từ biến mất. Nhu cầu thế giới càng ngày cần quá nhiều thuyền trưởng. Người ta chỉ chú ý đến khả năng kỷ thuật, và phai lạt các khái niệm hạt giống truyền thống, và tinh thần vì người mà quên thân mình, đã thật sự hiếm hoi.
Thời nay, phi công lái máy bay chở khách hầu như rất xa lạ với hành khách của họ. Thường thì các chuyến bay dân dụng trung bình 5-7 giờ, lâu nhất thì cũng mười mấy giờ. Ai ngồi chỗ nấy, đến phi trường thì mạnh ai nấy đi. Gặp nhau trong xa lạ từ phút đầu đến phút cuối. Hành khách thì vẫn vơ hay rộn rả nghĩ việc gặp lại thân nhân, hay chờ đón những giây phút lý thú những ngày du lịch. Hoặc những công việc đang chờ đợi một nơi nào trong thành phố đó. Người ta không có chỗ trống để chứa những gặp gở bên lề cuộc sống.
Trước và sau ngày bi thảm của nước Mỹ, Sept.11, 2001. Khủng bố ra chiêu gì, người ta mới biết mà lo đở. Trước kia, những người kiểm tra an ninh tại các phi trường chỉ quan tâm dò tìm chất nổ, súng đạn, và các vũ khí có thể gây sát thương khác như dao kiếm lớn. Rồi khi họ ngộ ra những con dao lưỡi ngắn dùng cắt thùng được đính trong những chùm chìa khóa hiền lành vô hại trong túi áo các hành khách. Nhưng khi nó dùng để kề cổ uy hiếp một tiếp viên, thì phi công vì nhân đạo cứu người, phải trao khoang lái cho đồng bọn chúng, tác hại khủng khiếp.
Thời khủng bố với các hệ lụy của nó, những yếu tố phần mặt đất để hoàn thành một chuyến bay thành công, sẽ khó khăn kéo dài ra mãi.
Những người có trách nhiệm an ninh, họ áp dụng mọi phương pháp, mọi sách lược như lục soát hành lý hoặc không ngại rờ vuốt thân thể hành khách đồng phái, kết hợp với máy dò tìm kim loại. Người ta cũng sẵn sàng sử dụng những máy scan thân thể để chống việc bó chất nổ sát vào người. Thế mà cũng lọt lưới tên “chất nổ quần lót”, gây ra hỗn loạn kinh hoàng trên không trung trong chuyến bay 253 của Northwest Airlines đúng ngày Noël 2009.
Rồi sau tai nạn biến mất chuyến bay MH-370 của Malaysia Airlines ngày 8-3-2014, người ta có thêm nhiều nỗi lo mơ hồ khó nói.
Các câu hỏi nằm bên ngoài tầm những chiếc máy scan: Như máy bay có bị không tặc từ măt đất “hack”, khống chế kiểm soát hệ thống điều khiển mà không cần rờ vào cần lái và các nút bấm. Chúng sẽ hạ áp suất oxy đột ngột trong khoang lái và khoang hành khách. Nguyên nhân giết người một loạt và rất nhanh chóng, để bay đến chỗ chúng mong muốn. Hình thức tương tự như việc có người giành quyền điều khiển để bắt cóc những chiếc máy bay không người lái, ngay trước mủi những màn hình kiểm soát chủ nhân của nó.
Câu hỏi mơ hồ nữa, hành khách chuyến bay có ngày có giờ giao mạng cho phi công. Còn tổ lái là ai, những người đó có chuyên nghiệp không, liệu họ có luôn luôn giữ tính năng và đạo đức như những người bình thường. Liệu những xung đột dân tộc, tôn giáo, chính kiến có làm họ nổi điên liều lĩnh. Liệu món tiền bảo hiểm nhân thọ, chuyện gia đình vân vân, có làm họ quẩn trí bất chấp lẽ sống quý báu.
Có thể sau nầy, người ta sẽ gắn camera trong phòng lái. Lắp đặt thêm hệ thống truyền tin trong khu vực các tiếp viên khoang hành khách, máy có khả năng liên lạc với các đài kiểm báo và hoàn toàn biệt lập với cock pit. Và quan trọng hơn là cài đặt chương trình điều khiển chuyến bay bán tự động, kềm chế phi công không thể tự ý thay đổi biên độ +-5% quẹo trái phải, lên cao hay hạ thấp đường bay vạch sẵn. Mọi sự lạm dụng hay các động tác bất thường đều được báo động để xử lý. Trong trường hợp phi công báo cáo cần thiết đáp khẩn cấp dọc đường, bộ phận kiểm báo sẽ gởi mã đình chỉ chương trình kiểm soát, trả lại cho phi công chế độ lái tay bình thường cho lần đó.
Nhưng bất cứ thế nào, việc trước mắt của con người là thương yêu và tin tưởng, nương nhau mà sống.
Một Lúa
H
Post Views: 492
Phòng ngừa “ngoại địch – terrist” có lẽ dễ hơn “nội địch”.
Anh Một Lúa có nhớ tất cả những vụ nổ súng thảm khốc ở trường học, Newtown, Connecticut, High Tech College, Pennsylvania, và Boston Theatre, tất cả đều từ những kẻ sát nhân có tiền sử Depression – Trầm cảm. Chứng bịnh của thế kỹ. Mấy hôm nay, truyền thông Mỹ đề cập rất nhiều về việc nầy, cứ nghĩ tới những người chung quanh mình, do trầm cảm, lại ở một xứ tự do quá trớn như Mỹ, nơi mà mua súng (lậu) dễ như mua gói xôi, họ có thể hành động điên rồ mà lạnh cả người!
Có một đề nghị rất hợp lý, thay vì đổ ra hàng tỉ đồng, ra hàng trăm luật cấm súng, nên dùng khoảng tiền nầy, đầu tư vào những kế hoạch, chương trình đào tạo bác sĩ tâm lý – Psychologists, nhằm giúp đở người trầm cảm.
Phương Nga,
Các luật lệ bảo vệ bí mật cá nhân đã ngăn trở các công ty chĩa mủi vào đời tư nhân viên của họ. Trừ phi những nhân viên tự khai vấn đề của mình, hoặc là chờ luật mới cưỡng bức báo cáo những tình trạng như vậy. Rồi sẽ có biểu tình đình công và các công đoàn liên hệ long trời đòi bảo vệ quyền tư riêng.
Anh Môt Lúa, bài này của anh có thật nhiều lý lẽ nhận định về kỹ thuật hàng không phong phú, phân tích sâu xa tâm trạng con người, hoàn cảnh xã hội, nhân sinh , em đọc thấy rất chí lý. Nhung sao em chỉ mong đừng bao giờ xảy ra các tai nạn tương tự, để em luôn được đọc những truyện kể dí dỏm, sâu sắc của anh về khung cảnh , con người ở Ấp 5 thân thương, vì em mê cái vụ thần kỳ của Ao Tiên lắm lắm . hihihi
Như Thường,
Nói cả buổi cũng không quên vụ nước ao tiên. haha
Dìa thăm ấp bốn lần nữa đi, không có nước ao ấu thì cũng có trái ấu luộc
Anh 8 Lớ, người ấp 4 hông chịu zìa , sao xúi người ấp…úng zìa hoài zay . Hihi
Một Lúa hết thời sự dưới đất lại lên trời. Hôm nay chuyện trên trời có lý hơn, có một lần chị đã được bay sang Đài Loan, lòng rất nhẹ nhàng, chẳng một chút âu lo, ấy vậy mà nghe những phân tích của Lúa, bây giờ mới biết là mình đã một lần mạo hiểm, nhưng cái gì cũng có định mệnh cả, chúng ta cứ tùy duyên cho nhẹ lòng mà vui sống .
dà, không cần phải lo xa quá chị Hoa ui. Tỷ lệ tai nạn hàng không rất nhỏ, 1 trên hơn 4 triệu, khó như con cò gắp con lươn bay nửa lưng trời để bỏ lọt vô chai xị đậy nút. hihi