Giây phút chạnh lòng
Hinh ảnh thầy cô trong lòng đứa học trò nào cũng đều đẹp đẻ và luôn được trân quí. Học trò nào cũng muốn nghe về thầy cô cũ và thầy cô thì rất muốn nghe lời thăm hỏi của học trò cũ.
Ảnh minh họa
Khi xem qua các bài trên trang TPH-VL lòng tôi chợt dâng lên một niềm xúc cảm dạt dào kể từ khi mới cắp sách tới trường đến khi giả từ phấn bảng, tất cả kỹ niệm cũ dường như được hồi sinh…
Tôi còn nhớ vào năm 1976 sau một buổi dạy, trên đường về nhà đi ngang qua phố chợ Vĩnh Long ( trường TPH kế bên chợ) khi đi qua tiệm ăn Đồng Hính, lúc đó xế trưa nên người ăn về gần hết. Tôi nhìn bâng quơ chợt thấy có một người già ăn mặc hơi tươm tất đang ngồi ăn mót một cách vội vả những tô hủ tíu thừa trên bàn mà người phổ ky chưa kịp dọn đi. Thấy dáng người mài mại, quen quen tôi cố nghĩ xem ai vậy? Sau khi moi dần ký ức thì tôi nhớ ra đó là thầy giáo dạy tôi lớp nhì ( lớp 4 bây giờ) mà dân làng thường gọi ông là thầy N.
Chưa tới 20 năm thế mà đời trải qua nhiều dâu bể, thấy hình ảnh thầy mà tôi cảm thấy đau lòng quá! Tôi bèn vào trong tiệm mua một tô mì hoành thánh và nhờ phổ ky bưng lại cho người đằng kia dùm rồi âm thầm bỏ đi vì sợ thầy thấy thì thẹn cả hai.Trên đường về nhà tôi suy nghĩ miên man về thầy không hiểu sao thầy ra nông nổi như vậy ?
Nhớ lại thuở học trường làng ở Nhà Đài , ngôi trường nhỏ chỉ có 5 lớp học ngày đầu tới trường được ba cỏng trên lưng vì đường đất trời mưa lầy lội, dọc đường có người hỏi: anh Tư cỏng cháu ngoại đi học hả?( ở quê cở tuổi ba mình chắc cũng có cháu cố rồi) .Tôi lúc đó chỉ mới 5 tuổi thôi nhưng vì tôi đòi đi học quá nên xin học ngoài sổ vậy mà sau nầy mỗi năm tôi đều lãnh phần thưởng hạng ưu.( mổi lần lãnh thưởng má rầy sao tập vở bút mực của ba má cho trường con lấy về chi vậy?) Tới đây tôi lại nhớ một chuyện vui hồi lớp năm ( lớp 1) đó là thầy giáo muốn khuyến khích học sinh ráng học giỏi nên sau khi thi toán tôi được 10 điểm thì giờ chơi được một bạn 0 điểm cỏng và một bạn 0 điểm khác che dù đi ba vòng ở sân trường .( vì tôi còn nhỏ quá không biết mắc cở).Hết năm lớp nhì học với thầy N tôi từ giả trường làng lên tỉnh học lớp nhứt trường nữ tiểu học ngang toà hành chánh cũ và từ đó không còn trở lại trường xưa nữa và từ ngày đó tôi không còn gặp lại thầy N nữa.
Sydney,
TTNgoc Lệ
( cựu hs TPH, cựu GV Lưu văn Liệt).
Sau 1975 cũng còn nhiều thầy giáo phải đi bán cà rem, chạy xe đạp ôm,…Chuyện của Lệ kể còn đau lòng hơn, còn biết bao người vì cuộc mưu sinh dã không còn rào cản nào, nên ai cũng phải chấp nhận cuộc sống lúc khó khăn mà quên đi bản thân mình.
Đúng là “giây phút chạnh lòng” Mong rằng cơn khó đã qua, sau này không còn cảnh khổ này nửa.
Chào Ngọc Lệ,
Phần đầu câu chuyện khiến mình chạnh đến não nuột lòng!
Đến phần sau buồn cười trở lại. Thường là những người giỏi là đã giỏi từ thời mẫu giáo. Rất ít “bất qui tắc”. hihi
Rất ngưỡng mộ.
Lúa
NL cám ơn sự đồng cảm của các bạn, M L biết ko mình vẫn còn nhớ hoài những túi bo bo nhu yếu phẩm và rồi nổi Khổ nào cũng phải đi qua phải ko anh H H?
Nl rất vui khi đọc được lời khen ngợi của anh Một Lúa mặc dù ko biết có thiệt vậy ko? NL nghĩ ai cũng cỏ những kỹ niệm vui buồn thời thơ ấu, cỏ những chuyện mình cố quên ko sao quên hoặc cổ nhớ mà ko sao nhớ ra phải ko anh Một Lúa?
Rất cảm đông khi đọc câu chuyện của Ngọc Lệ, và mong chúng ta luôn mãi thương nhớ về Thầy cô cũ của mình, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bằng cả tấm lòng chân thực nhất.
Ngọc Lệ ơi,
Nhiều trường hợp dở khóc dở mếu lắm! Gần như không có đất dung thân! Đã qua rồi! Kể lại chỉ khưi lại đóng tro tàn nguội lạnh từ lâu! Cầu mong mọi điều tốt lành cho tất cả mọi người, Ngọc Lệ hén!