Thư Cám ơn của Táo Hoàng Hưng

Ngày đăng: 28/01/2014 01:17:53 Sáng/ ý kiến phản hồi (6)

Táo chân thành cảm ơn, chị Lưu Phương, anh Phong Tâm, anh Nha, anh Phú Thạnh, Nhóm Yamaha và chị Thanh Nhi, chị Ngọc Thu, Huỳnh Hương, Phạm Đức Mạnh, Một Lúa, Phi Rom, Nguyễn Tuyết, Thu Nguyệt, Phương Nga, Kiều Oanh, Võ Châu Phương, Hoài Thương (Ngày xưa có ông Thương Hoài Diệp, vì ông thương cô Diệp hoài, không biết cuối nẻo đường tình ông có còn thương cô Diệp hoài không?  Chắc anh Ngô Nguyên Nghiểm biết, còn Hoài Thương thì sao?).Thành thật cảm ơn anh chị đọc giả âm thầm, có thể không thích sớ Táo Quân, nhờ lời giới thiệu của SOS, tò mò đọc thử vài câu. Cám ơn SOS đã dành sân cho bài sớ. Người thường thức khuya quá giờ Tý canh ba, chắc chắn không tốt cho sức khỏe. Cục nợ đâu mà gán cho SOS, số Trời. “Bắt phong trần phải phong trần?”.    

 Xin anh chị thứ tha Táo đã trả lời chậm trể, vì bài thơ của ông Phạm Đức Mạnh, chỉ một bài thơ mà làm cho Táo bồng bềnh.   
     Một anh niên khóa 63 kể lại, anh có 50 người cháu còn ở lại Việt Nam nghèo kiết xác, nghèo rớt mồng tơi, nghèo như ca dao tục ngử ví. . .  Cô 9 kể, một đứa cháu họ mới 30 mươi tuổi chưa vợ, lao động chánh trong một đại gia đình, chỉ kiếm được gần đủ số tiền tạm sống qua ngày, thình lình cháu ngã bệnh, đưa vào nhà thương, nhân viên nhà thương đòi phải đóng trước 50 triệu đồng, rồi mới tiến hành việc cứu cấp, gia đình không có tiền, ba cháu lớn tuổi chạy xe Honda 2 bánh cà rịch cà tang về Vĩnh Long mượn đủ 50 triệu, trở lên đến Long An thì nhận được cú điện thoại cho biết đứa con đã trút hơi thở cuối cùng trước khi được bác sĩ ngó tới. Rồi cô 9 lại kể, bình thường giá thịt heo bên Việt Nam còn mắc hơn bên Mỹ, Tết này vật giá còn leo thang thêm, có nhiều nhà chắc không có nồi thịt kho đón Tết, không có tiền may áo mới cho con. . . Nghe mà thảm sầu, Táo khao khát nghe tiếng kêu thống thiết của một nhà thơ nào đó, giá trị của một bài thơ, đôi khi cao lắm, vượt cả không, thời gian. Đúng lúc Đức Mạnh cho ra đời một bài thơ, hơn một bài thơ.
     “Đồng lương còm từ ATM
      Chưa kịp đưa em đã phải mang trả nợ”     Tết này phải làm sao?

“Chuyện trần gian xin kể Ngọc hoàng nghe:
Nguyên năm ngoái thần được bổ về,
Coi khắp ba kỳ dân nước Việt.
Một giống dân nghèo gần muốn chết,
Cả toàn dân rên siết kêu la.
Lớn miệng nhất là lũ nông gia,
Ruộng đất, vườn bị người ta thâu sạch.
Nhiều kẻ liều mình toan chết quách…”

    Đó là một đoạn trong tờ sớ táo quân đầu tiên vào năm 1935. Ngót 80 năm rồi, bây giờ dân mình vẫn chưa khá???
     Những lời khen của những anh chị, Táo xin ghi nhận như một giải khuyến khích. Hồi nhỏ có được tờ báo Tết, đầu tiên là đọc bài sớ táo quân, rồi mới đến những bài thơ, rồi mới đến chuyện ngắn. Rồi bị Sớ Táo Quân tiêm nhiểm, buổi tất niên “bỏ túi” năm đệ nhị với một nhóm bạn, hình như là ở quán Phấn Thông Vàng số 43 đường Nguyễn Thông? Viết một bài sớ táo quân tặng bạn, kết quả một cô bạn cười vui, dành cất bài sớ, một cô bạn khác giận dỗi bỏ về.
     Năm 2004 thầy Thọ cho ra mắt quyển đặc san Tết đầu tiên, thầy nhờ một thi sĩ lớn viết bài sớ táo quân, thầy đợi mãi, chỉ còn một tuần nữa phải tổng kết bài vở để gởi nhà in cho kịp  ngày đạị hội. Táo nghĩ nhà thơ lớn sẽ không viết chuyện cỏn con vậy đâu, Táo ngẩu hứng đọc cho thầy nghe thử vài câu, hỏi thầy nếu đồng ý, Táo sẽ viết cho thầy một tờ sớ dự phòng, nếu giờ chót nhà thơ gởi tờ sớ đến, thì bỏ tờ sớ của Táo.
     Thật ra sớ táo quân chỉ là một loại văn có một chút xíu vần, viết cà rởn, châm biếm,chọc ghẹo, cho vui chơi, chẳng có một giá trị văn chương nào cả. Măc dù bài sớ táo quân đầu tiên xuất hiện vào một tờ báo Tết vào năm 1935, nhưng tìm trong văn học một bài sớ táo quân tiêu biểu khác, hình như không có, hồi ở Trung học, chưa nghe thầy nào nhắc một chút gì về sớ táo quân, vậy cũng đủ biết sớ táo quân dù có cố gắng trao chuốc như thế nào, cũng chẳng có một giá trị văn chương nào cả, còn thua cả những bài vè. Những bài sớ táo quân chỉ nói chuyện tầm khào trong một khung cảnh hạn hẹp, chỉ có những người trong cuộc mới hiểu. Những người xa lạ đọc bài sớ của Tống Phước Hiệp chắc chắn chẳng hiểu mô tê gì cả.
     Lần nữa xin cảm ơn anh chị tặng cho một giải khích lệ. Thành thật xin lổi anh chị phiền lòng vì tờ sớ, nếu không bỏ qua được, chửi lớn một tiếng cho hả hơi, đừng để ấm ức trong lòng.

Táo Nguyễn Hoàng Hưng

 

Có 6 bình luận về Thư Cám ơn của Táo Hoàng Hưng

  1. BẠCH LỘ 12A3-NK79 nói:

    Riêng em, bài Sớ Táo Quân của anh Hoàng Hưng hay lắm. Anh đã khái quát tất cả hoạt động của trang nhà không bỏ sót sự kiện nào làm cho không khí Tết trên trang TPH tưng bừng, nhộn nhịp hẳn lên! Tuy văn từ STQ không chải chuốt, bóng bẩy, nhưng những sự kiện là có thật, chủ yếu giúp vui. Ai thích thì đọc tới lui, không thì cũng biết được hoạt động của trang này chứ có chi đâu mà phiền hà,buồn giận hả Anh.         

           Năm Giáp Ngọ bước sang,BL xin chúc anh Hoàng Hưng cùng gia đình mọi việc hanh thông thắng lợi,sức khỏe dồi dào, phú quý giàu sang, an khang thịnh vượng!

  2. Hoàng Hưng nói:

         Cám ơn Bạch Lộ nhiều. Thật hạnh phúc đọc được câu Bạch Lộ viết: “Ai thích thì đọc tới đọc lui. . ”      Rất vui, chứ không phải phiền hà, buồn giận đâu Bạch Lộ, nhưng mình bỏ công có mấy ngày, mà được khen nhiều hơn công. Nghĩ đến sau “hậu trường” trang này có người thức đến 1 giờ khuya để chúng ta có bài mới, lời phản hồi mới, công của táo so với người đó có là bao. Không đem được lời khen chia lại cho người làm việc âm thầm. Thôi thì nhận lời chúc của Bạch Lộ chia đều cho tất cả dân tộc Việt Nam, riêng cho Đinh Kim Phúc, các em cháu đang giử biển đảo thêm nhiều sức khỏe, đem giàu sang chia đều cho những người: “Đồng lương còm từ ATM. Chưa kịp đưa em đã phải mang trả nợ.”  Chúc Bạch Lộ luôn gặp nhiều điều may.

  3. DKP nói:

    “Chuyện trần gian xin kể Ngọc hoàng nghe:
    Nguyên năm ngoái thần được bổ về,
    Coi khắp ba kỳ dân nước Việt.
    Một giống dân nghèo gần muốn chết,

     

    Lời ngăn: tết nhứt đừng nói chuyện buồn nữa Phúc ơi !(SOS)

  4. Hoài Thương nói:

              Táo Hoàng Hưng ơi, nghe được chuyện ông Thương Hoài Diệp cũng hay hay, nhưng lại chưa rõ chi tiết, vậy hôm nào rảnh Táo HHg kể nghe tiếp nha.hi .hi…..Chúc Táo HHg luôn vui vẻ, tràn đầy phước lộc, vạn sự kiết tường.

  5. Thanh Nhi nói:

    Ông táo Hoàng Hưng ơi ! Không có ai chửi Táo đâu! Tết mà ,Cả nhà ai cũng khen Táo.
    Nhớ hôm nào rảnh kể thêm về ông Thương Hoài Diệp cho tui và Hoài Thương rõ nha !
    Hoài Thương ơi !nhân đây chị thăm em, chúc em sức khỏe,tài lộc dồi dào, mọi việc như ý.

  6. Hoàng Hưng nói:

       Kính thưa chị Thanh Nhi, trong phần phản hồi một bài thơ của Hoài Thương, đã kể một ít về nhà thơ Thương Hoài Diệp rồi. SOS đã đưa ra ngoài bìa. Táo mới được biết nhà thơ Thương Hoài Diệp đã mất năm 2005 hay 2006. Thiệt thòi cho văn học Việt Nam quá, nhiều nhà thơ qua đời lúc vẫn còn sáng tác hay như Nguyễn tất Nhiên, Trần kiêu Bạt, Nguyệt Lãng. . .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác