Tiếng võng mẹ đưa của Hồng Băng

Ngày đăng: 29/11/2013 11:33:26 Chiều/ ý kiến phản hồi (16)

Tung lên hình tượng  đồ hoạ ảo sắc vi diệu để nắm bắt hiện thực vây quanh, những tiếng  ” rống ” rỗng tuột Thống thiết đọng sâu trong hồn, nhà thơ Hồng Băng nhìn thấu được ẩn vật tự tồn trong sợi dây da rát bỏng thoát ra ” Mẹ lắc võng số phận, tiếng kẽo kẹt dây da trâu thành ca dao/ Những mụn vá số kiếp đè lên chiếc lưng còng hoá dân ca tục ngữ ” …” Tiếng nghé nhớ bầy/ Rưng rưng suối nguồn/ Lẩn khuất. Thơ Hồng Băng đang vượt qua cánh đồng xưa, chuyển hướng đi vào cõi mênh mông vô tận, phải chăng là một thể nghiệm mới? ( PT)

                                                                            Hoàng hôn, ảnh Ngọc Thu sa

TIẾNG VÕNG MẸ ĐƯA

Vẫy đại lên không trung những sắc màu trộn lẩn
Vụt những nét cọ bâng quơ cõi vô định
Những kỹ hà ấn tượng lập thể..lộn đầu viễn cận.

Hét một tiếng lồng lộng lên thinh không
Nổ rền vang nước nhược non bồng
Hợp âm bất hủ, thiên tài âm đồng thanh vọng.

Kéo đám mây xanh viết lời thơ cho gió chuyển
Những tượng trưng hiện thực sắp đặt hiện đại
Những con chữ thành mưa bi thiết trào tuôn dòng chảy.

Mẹ lắc võng số phận, tiếng kẽo kẹt dây da trâu thành ca dao 
Những mụn vá số kiếp đè trên chiếc lưng còng hóa dân ca tục ngữ.

Đâu rồi những kỹ hà đồ la mi
Những tượng trưng sắp đặt

Có ai ngồi chiêm nghiệm
Hòang hôn tan trong tiếng chuông chùa ngân nga, bát ngát

Tiếng kẽo kẹt võng đưa hay tiếng nghé nhớ bầy
 Rưng rưng suối nguồn 
Lẩn khuất.

                Hồng Băng

     

 

Có 16 bình luận về Tiếng võng mẹ đưa của Hồng Băng

  1. Một Lúa nói:

    Chào đại huynh Hồng Băng, đệ cố gắng góp một tiếng thơ trong vùng mai hoa kiếm pháp của huynh nghen.

     

    Hồn thơ thoang thoảng chuông chùa

    Lời văn tuôn chảy như mùa bão giông

    Ào ào gió lộng từng không

    Mênh mông chứa đựng dòng sông lững lờ

    • hongbang nói:

      Anh Một Lúa thân,

      Hình như anh cũng đang dạo vài dòng trên Mai hoa thung? Tôi thích tiếng chuông chùa và dòng sông lững lờ trong bài thơ anh phản hồi. Và đó là cốt lõi trong bài TVMĐ. Chúc anh vui khỏe. HB

  2. Lưu Phương nói:

    Thân gửi Hồng Băng,

    Tuy chưa đủ trình độ để hiểu thơ của Hồng Băng nhưng vẫn thích đọc. Như có tiếng vọng xa xa, trầm, buồn. Lưu Phương

    • NHA nói:

      Chào chị Lưu Phương,

      Chị Lưu Phương vui khoẻ nên mới có thơ và thư, đúng không chị? Mong chị tiếp tục như thế. Cháu Hải Đường chắc hẳn là bận rộn?

      Đồng cảm với chị: Bài thơ nào của Hồng Băng với tôi như một bài toán khó, còn hơn thế nữa vì là văn chương.

      Ngày xưa toán của thầy Ngô Quang Vỹ cho, tôi hầu như giải đáp được hết, còn thơ của HB cũng cố gắng ” giải đáp” nhưng không ra đáp số, hoặc đáp số không chắc là đúng  nên chẳng dám viết ra…chỉ “keep” trong đầu cho riêng mình.

      Nói như vậy không phải là không thích thơ của HB mà là trái lại. Sự động não là một liều thuốc quý.

      Cám ơn bạn HB.

      NHA

      • Lưu Phương nói:

        Kính anh NHA,

        Dạ, tôi kính lời thăm anh chị. Kính anh chuyển lời dùm tới chị là tôi cũng thuộc người phụ nữ mê hoa hồng như chị nhưng trồng không thành công. Cám ơn anh đồng cảm ( về những dòng thơ của nhà thơ Hồng Băng )

        Đúng là lúc nầy Hải Đường bù đầu vì cuộc sống. Cám ơn anh nhắc tới cháu. Kính chúc sức khỏe anh chị.

        Kính

        Lưu Phương

         

        • NHA nói:

          Chị Lưu Phương,

          Tôi sẽ chuyển lời của chị đến nhà tôi. Về hoa hồng, thật ra tụi này trồng cũng hên mà ra bông chứ chẳng có săn sóc gì đâu cho cam .Dạo này, cây hồng chỉ có một bông hơi èo uột (trời lạnh trên dưới 0 độ C rồi) và một búp sắp nở khi mà chỉ còn 20 ngày nữa ở đây thật sự vào Đông.

          Như PT*, tôi mới biết chị ở lớp C NK62. thuờ 

           đó chị học môn Triết với giáo sư nào hở chị? GS Đức (quên họ) hay GS Trần Viết Sáu,…?

          Dạo này bên chị chắc sắp vào hè?

          Mến chúc chị và cháu an vui.

          NHA

          • Lưu Phương nói:

            Kính thưa anh NHA,

            Năm 1962 tôii học với giáo sư Trần Viết Sáu ( Tôi không nhớ rõ là Trần hay Nguyễn ). Còn giáo sư Đức thì tôi quên hẳn. Về sau , cũng trước năm 1975 có GS Nguyễn Trí Đức daỵ triết. Ông ấy là bạn cùng khoá với tôi, hiện ở quê và nghe đâu cuộc sống cũng khó khăn

            Dạ, bên tôi đang vào hè, cũng lúc nóng lúc lanh, tuổi già chạy theo không kịp 

            Còn chuyện nầy xin thưa với anh: Mặc dù tôi đang ở độ tuổi ” lão bà bà” nhưng vẫn là đàn em thân yêu của anh nên anh cứ gọi tên và đừng kêu bằng chị nữa. Như vậy tôi sẽ mang tội. Và hình như anh là bạn của anh Quốc Thăng ( anh họ tôi ) Anh ấy đi du học Gia Nả Đại và ở lại làm giảng viên của trường Bách Khoa bên đó luôn không về.

            Hải Đường cũng hay nhắc về anh, anh Phong Tâm, anh Phú Thạnh và nhà thơ Hồng Băng. Cháu còn trẻ nên bân bịu cuộc sống cũng đành.

            Kính,

            Lưu Phương

      • hongbang nói:

        Anh Ẩn thân,

        Tôi mới đọc lời phản hồi này, vì hồi sáng đi chơi nhà Anh Phong Tâm. Xin cám ơn anh vì những thiện cảm. Điều này tôi nói thật. Có một số người cho rằng tôi bị Tẩu hỏa nhập ma, sản phẩm của sự..tắc tị!  rồi làm thơ như HB chắc sớm sa địa ngục. Tôi còn giữ bài bút chiến này để làm kỷ niệm. Trong vụ việc này, tôi đứng ngòai vòng chiến để ghi nhận và sau đó gửi lời cám ơn đến cả 2 phe. Tôi cho đó là cơ hội để đọc lại mình. Mà bài thơ ấy, tôi thấy chẳng có gì phải sa địa ngục cả, là 1 trong số bài đã đăng trên trang TPH này rồi.

           Hy vọng sau khi đọc bài phỏng vấn, anh hiểu thơ tôi nhanh hơn. Chúc anh chị và gia đình vạn an. HB.

    • hongbang nói:

      Kính chị Lưu Phương,

      Chưa kịp viết ít dòng phản hồi cho bài thơ của chị thì nhận được nhận xét về bài TVMĐ. Có lẽ cần thêm sự cảm thông và xuất xứ của bài thơ thì dễ hiểu hơn. Tôi sẽ gửi bài phỏng vấn, bài bạn bè viết về tôi, trích từ tập Người Đồng Hành Quanh Tôi, Quyển 4, phát hành 2 năm trước , do nhà biên khảo, nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm là tác giả để chị và anh em trên trang nhà đọc. Qua đó dễ cảm thông và hiểu tác giả hơn. Chị chờ nhé. Chúc chị khỏe và nhắc cháu Hải Đường làm thơ gửi trang nhà, cho anh em đọc. Kính. HB.

  3. Phạm Đức Mạnh nói:

         Sau Haiku quen thuộc, trí tuệ. Lần đầu đọc “Dòng thơ” này của anh tôi hơi bị “choáng” và phải đọc đi, đọc lại tới 3 lần để thẩm thấu, để chiêm nghiệm. Ôi! mệt. Anh HB ơi, nếu ngày nào anh cũng cho tôi “thưởng thức món này” nhức đầu – chết mất thôi. 

        Nói vậy, tôi cũng ráng học anh để có một ngày trình làng “Dòng thơ trí tuệ” nhức đầu này. Rất mong sư huynh tận tình chỉ bảo nha. 

       Xin cảm ơn nhà thơ Hồng Băng.

    • hongbang nói:

      Chào bạn hiền PĐức Mạnh,

      Gì mà ghê thế! Mạnh làm tôi nhớ lại bài thơ của đứa bạn, tên Ngô Vỉnh Nguyên, người Trà Vinh, trong tuyển tập GDP, bài ĐỤC TRONG TÙY BÚT, hắn viết, chỉ 3 câu/ Đọc thơ mệt hơn đi cày/ mồ hôi trong/ lòng đục/ Đả quá phải không?

      Về TVMĐ, có khi phải sử dụng những ngôn từ ấy để che các khiếm khuyết nào đó vậy mà! Đùa chút, bài TVMĐ là 1 lựa chọn..những mụn vá, tiếng chuông ngân và nhớ Mẹ. Tôi đi tìm, lẩn khất trong nhau. Thân, HB

  4. Phú Thạnh nói:

    Hồng Băng ơi ! Đọc bài thơ của bạn nhiều lần rồi, sáng nay ,có lẽ  tôi sẽ cùng YDT và một số bạn bè xuống Cái mơn để nhờ nhà thơ PT giải mã dùm…Đọc thơ bạn, phải chiêm nghiệm , suy tưởng mới thấy được cái hay ,cái tìm ẩn, cái hương vị của nó….giống như ta đang thưởng thức một ly cà phê sữa đá đậm dặc ngon lành , như đang thưởng thức một mốn ăn quý. nhất là một món ăn tinh thần rất đặc biệt..thì càng không thể hiểu suông được…Những gam màu sặc sỡ với những đường nét kỹ hà trườu tượng cùng những âm thanh cực sóc…chắc chỉ  có Picasso và Zazz phối hợp để thể hiện thành công, làm hài lòng tác giả !.Thơ của HB tuy rất thoát nhưng lại rất huyền bí ,,thâm sâu..Rất mến phục…

    • hongbang nói:

      Kính anh Phú Thạnh,

      Ta gặp nhau, cùng YDT, sao không nghe anh nói gì, giờ lại  Picasso… Hì hì, anh đọc đúng ý tôi rồi. Với Pic. tôi xin cho tôi thời gian dài thăm thẳm để hiểu tranh của ổng. Nên mới viết/ Đâu rồi những kỹ hà Đồ rê mi/ Và chỉ còn sợi dây da trâu lận lưng làm vốn! Tôi thích sợi dây này vì nghe nói khi túng , có thể luộc nhậu được. Khà khà. Thân kính. HB

  5. Phương Mai nói:

    Lần đầu tôi đọc bài thơ này vì đó là thơ của Hồng Băng! Lần 2 tôi đọc lại vì chưa hiểu! Lần 3 tôi đọc và lược ý, sắp đặt lại theo ý mình, chữ nào chưa ngộ -đùa ra một góc-Sau cùng tôi cũng đọc được một bài thơ lắc lư, trầm bổng..Hôm nào, nếu có dip tôi sẽ đọc lại bài thơ này cho tác giả nghe , bảo đảm không bỏ sót chữ nào, biết đâu chính tác giả cũng bất ngờ!

    • hongbang nói:

      Chào Phương Mai,

      Chỉ nghe thuộc không sót 1 chữ là bất ngờ thực sự rồi. Mà cũng may cho TVMĐ, không hiểu sao bài này có bố cục khá rõ, nên phân tích như PM làm cũng khá ổn. Và bất ngờ hơn nếu như Phương Mai cho đọc những phân tích này. Cám ơn những cảm nhận về t/g và TVMĐ. Thân, HB

  6. tamhoai nói:

    Mỗi người có cách để thể hiện thơ mình…Có khi họ làm thơ như đang trong MỘNG DU.Hồi xưa đọc văn Phạm Công Thiện… cả với nhà thơ Bùi Giáng…tôi phải đọc đi đọc lại…thế mà vẫn còn hiểu  lờ mờ.HB viết bài nầy tôi cũng mò như vậy…

    Cái ẩn khuất nổi lên những hình tượng đang lăn chảy trong trí nảo và phơi ra bằng chữ NHƯ GỢN ÂM BA khó hiểu nỗi hết…trừ khi tác giã giãi thích dùm cho cạn kẻ mới thấm….

    Tôi thì hay lười biếng.Tôi thích đọc thơ xong là rung cảm liền ngay với những ngôn từ gần với bàng dân thiên hạ .Nói như vậy …nhưng không phải tôi phủ nhận  dòng thơ làm mới.Tố Như -Nguyễn Du viết truyện Kiều mà còn phải  tự hỏi không biết trong thiên hạ có ai hiểu được ông không mà….

    Chỉ 2 câu kết là tôi hiểu ngay:

    Tiếng kẻo kẹt võng đưa hay tiếng nghé nhớ bầy

    Rưng rưng suối nguồn lẩn khuất

    Sự lẩn khuất trong tâm khãm ấu thơ của mỗi người trong tiếng võng đưa như những đàn nghe nhớ bầy khi còn quanh quẩn núp sữa mẹ.

    HTH

     

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác