Thư pháp gia Mỹ Lý với “Cảm hứng Trịnh”

Ngày đăng: 31/03/2013 09:24:00 Sáng/ ý kiến phản hồi (0)

Tôi quen với chị Mỹ Lý qua sự giới thiệu của Thư pháp gia Hoa Nghiêm. Chị có dáng dấp của một phụ nữ miền quê Nam bộ dù là người sinh sống ở Sài Gòn từ nhỏ. Điều làm cho tôi ngạc nhiên là những bức thư pháp của chị có nét bút mạnh mẽ và riêng biệt, không lẫn với các tác giả khác.

Cách nay hơn tháng chị cho tôi biết là chị đang thực hiện một số tranh cho cuộc triển lãm thư pháp qua cảm hứng Trịnh và có mời thêm 3 nhà thư pháp bạn cùng tham gia. Ngày  25 tháng 3, chị mời tôi dự khai mạc triển lãm thư pháp tại quán cà phê 64 Trần Quốc Thảo, tôi không dự được vì đang ở Vĩnh Long và có hứa khi về sài gòn sẽ đến ngắm nghía những tác phẩm của chị xem có gì khác so với những bức thư pháp mà tôi đã xem tại quán Dấu lặng bên Nhú Nhuận (?)

Phải thật sự kinh ngạc khi xem 45 tác phẩm của 4 tác giả Mỹ Lý, Minh Hoàng, Tuệ Chiếu, Thanh Hằng, những bức thư pháp được viết từ những lời ca của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Mỗi bức là một lời ca và nghệ nhân rút ra được một từ để viết một “chữ lớn” làm đề tài cho bức thư họa đó. Xem bức Thương, có chữ Thương lớn bên cạnh là lời nhạc từ  bản “Thương một người” , (Thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi môi, thương ai buồn kiếp đời, lạnh lùng ánh sao rơi…). Với bức Nắng, Mỹ Lý lấy từ bài “20 mùa nắng lạ” (Em hai mươi tuổi em là nắng, em hai mươi tuổi em là mưa, Sài gòn nắng mưa em ngày ấy/ còn là hạt bụi giữ hư vô.) Và cứ như thế các bức Mưa, Gió, Tình lần lượt ra đời theo sau lời ca Trịnh.

 Chủ đề của các tác phẩm là “Cảm hứng Trịnh” nhìn qua cũng đơn giản thôi: Lấy ca từ viết thành bức thư pháp, nhưng người nghĩ ra được ý tưởng này quả là một kỳ công. Nếu không yêu nhạc Trịnh, không thấm nhuần ca từ của Trịnh thì khó có cái suy nghĩ biến lời ca thành thư pháp. Viết chữ đã khó, phải khổ luyện nhiều năm, có ý tưởng mới để viết thư pháp càng khó hơn. Tôi không biết ý tưởng mới nào nữa sẽ xuất hiện trong đầu nhà thư pháp này?

Lương Minh

    Chị Mỹ Lý

           Bức thư pháp Thương đang treo tại 64 Trần quốc Thảo

                                             bức mẹ

                                        Vô Thường của Tuệ Chiếu

       Quán cà phê- khu vực triển lãm

h6

h7

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác