LỄ GIỖ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở TÂN TRỤ- LONG AN
Ngày 10/9 âm lịch tức ngày 12-10/2024 là ngày giỗ cụ Nguyễn Trung Trực lần thứ 156 được tổ chức tại Khu di tích Lịch sử Vàm Nhật Tảo, xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Tôi may mắn được nhóm bạn giáo viên Long An mời đi. Từ Bến Lức đi đến An Nhựt Tân dài khoảng 12km, trên đường về Tân trụ xe hơi chen kín đường. Hôm chủ nhật 13/10 là ngày thứ hai của lễ giỗ nhưng khách đi dự rất đông, theo ban tổ chức dự tính là 15 0.000 người (năm ngoái là 120.000 người) Số người tam dự nấu nướng khoảng 2000 người từ các tổ chức hoạt động từ thiện ở An Giang đến phục vụ.
Trên đường đi, xe đậu dọc đường toàn là bảng số An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long chưa kể xe từ thành phố Hồ Chí Minh. Đi vào Khu di tích (KDT) có nhiều ngỏ, nhưng ngỏ nào Công An cũng không cho xe hơi vào dù xe 4 chỗ. Chúng tôi lội bộ trên quảng đường xa. Đường vào KDT, nhà dân hai bên đường đều bày bàn hương án có hình cụ chít khăn mỏ quạ cùng hàng ria mép. Tôi thấy có một bà lão cầm khung kiếng ảnh cụ Nguyễn Trung Trực, liền hỏi bà thỉnh ở đâu? Bà nói trong lễ hội , người ta biếu. Tôi có ý muốn thỉnh nên để ý tìm chỗ gian hàng nào nhưng không thấy, toàn thấy mấy thầy đồ trẻ ngồi một hàng viết thư pháp tặng khách thập phương. Hình thức này cũng hay như tặng nước uống, tặng bánh bao, nhưng không mới vì lễ hội nào cũng có.
Đi vòng phía ngoài , tôi nghe loa phóng thanh thông báo hết đoàn này tới, đoàn kia tới. Ban tổ chức kêu gọi khách viếng cụ nơi Đền Tưởng niệm chỉ thắp nhang rồi ra, khỏi phải vái lạy mất thời gian cho các đoàn đến sau. Thỉnh thoảng có loa phát thanh có người mất bóp, ai nhặt được trả lại cho số điện thoại 090 xxxxxx
Giống như lễ hội ông bà chủ chợ Cao Lãnh, ở đây cũng có môt xe phát nước đóng chai, người phát rao gây chú ý cho ai có nhu cầu xin. Khách xin bao nhiêu, cho bấy nhiếu, tôi đi bận vô nghe kêu còn vài chai nữa là hết, ấy vậy mà xin 6 chai cho cả đoàn, người phát cũng không thắc mắc. Lượt về đi ngang qua thấy vẫn còn nhiều, nước suối ướp lạnh nha. Nếu mua bên ngoài giá 6000 đ lận. Nước uống đóng chai bị ế do xe nước cam, trà đá đường cung cấp mạnh tay hơn. Ở một tổ, có lẽ của An Giang gồm 3 người: Một người cắt đôi quả cam, một người dùng máy ép ấn xuống, nước cam chảy vô thau, một người múc vô ly nhựa, với tốc độ này chắc khoảng 360 ly/giờ.
Phía bên bánh xèo cũng vậy, do Tổ từ thiện Hai Triều ở xã Hòa Lạc , Huyện Phú Tân (An Giang) đảm trách, những thợ đổ không nghỉ tay, nhiều người tiếp tế bánh bao mà thợ không kip ăn, khách chờ bánh xèo đói bụng cứ lấy dùng trước. Quầy này ngoài bánh xèo còn có bánh tằm bì, cơm cháo , bún nữa..
Đồ ăn, thức uống không thiếu, ai cần gì đến nơi là lấy, tuy nhiên khách đông quá không có chỗ ngồi. Người ngồi ăn, phải ăn nhanh nhường ghế cho người khác. Những món ăn này đều do tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở An Giang cung ứng nên đều là đồ chay, món nào cũng ngon, thức ăn do thợ chuyên nghiệp nên nhìn giống món mặn. Có vị khách người Bắc lần đầu ăn chay lấy làm lạ thốt lên món chay sao mà ngon thế ! Không biết anh về nhà có tiếp tục ăn chay hay không?
Sau khi ăn 2 cái bánh xèo, tôi tiếp tục qua bên Tổ từ thiện PGHH huyện Châu Phú tìm món cơm tấm- sườn- bì. Chỗ này có lẽ nấu ăn xuất sắc nên các tổ nấu khác cũng qua ăn, tôi có dịp trò chuyện với mấy em. Chúng nói, bên tụi con nấu cơm thường, đồ ăn tuy đa dạng nhưng ăn nhiều cũng ngán, qua đây ăn cơm tấm lạ miệng ngon hơn. Chiều tụi còn nấu bánh canh chiêu đãi khách, chú ở lại ăn ủng hộ tụi con nha. Tôi nghĩ, đi ăn chùa mà có nghười năn nỉ cũng ngộ !
Dùng chay xong chúng tôi ra trước đền thờ xem mô hình chiến hạm Pháp, cụ Nguyễn đang chỉ huy chiếm tàu. Bên trong loa đọc lại tiểu sử cùng chiến công đốt tàu Pháp của cụ. Tôi dừng lại chộp vài kiểu ảnh kỷ niệm.
Hàng hóa trong lễ hội
Vận dụng sự đông đảo của khách thập phương , các người bán khô, mắm ở Châu đốc cũng c, họ bánó mặt tại lễ hội. Họ bán giá rẻ hơn người ở địa phương nên được mua nhiều. Khăn tắm loại lớn rao bán giá 35k/cái. Vải may áo cũng rẻ, người bán đo không ngớt tay, Nón kết các loại ở Sài Gòn bán 50k, ở đây chỉ có 35k, mua ba cái 100k. Từ đây rút kinh nghiệm đi hội chợ mua đồ “hàng la” mà rẻ hơn mua chợ.
LƯƠNG MINH
Ghi trong ngày giỗ Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Trung Trực
Năm sau tui sẽ cố gắng tham dự Lễ hội này, đọc tuyện kể về ông tự nhiên thấy trong người có khí thế tinh thần chống xâm lăng (dù hiện là thời bình, ko có giặc giã gì) Ước gì các trường học từ THCS đến Đại học ở Miền nam tổ chức các tour đưa học sinh tham dự những kỳ lễ giỗ này để khơi dây tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, tôi nghĩ tất cả Phụ huynh học sinh sẽ ủng hộ kinh phí cho con cháu mình tham dự lễ giỗ này, ít nhât 1 lần trong đời học sinh của các cháu.