ĐỌC CON TIM SA MẠC CỦA NHƯ NGUYỆT
Tôi lang thang vào các luống thơ tình, chợt tôi bắt gặp bài thơ “Con tim Sa mạc” của Như Nguyệt. bài thơ chỉ có 144 chữ, mà đã diễn đạt được nỗi niềm của tác giả.
Mở đầu” trong khổ 1, mới tìm được cách dùng chữ của nhà thơ:
“Đừng trách em sao làm thơ khao khát
Sao lụy tình, hay xin xỏ tình yêu
Đừng chê bai… bảo sao thơ chua chát
Dụ dỗ người vào bể khổ phiêu diêu”
Tác giả Phạm Duy Xuyên 93 tuổi
Chỉ mới vào khổ đầu, nhà thơ đã đưa ta về triết học Phật Giáo Đông Phương: bể khổ phiêu diêu mà tình yêu luôn là bể khổ, là vực sâu thăm thẳm trĩu nặng trong ‘phiêu diêu’ như đám mây đen luôn lơ lững trong bầu trời xám xịt.
Nhưng nỗi buồn đang chất ngất tưởng chừng như không bao giờ vực lại được nhưng từ cái không, nhà thơ đã hé mở cái có, của vô thường… Có, có, không, không, sắc không, sắc có … ở khổ thơ thứ 2*
“Đừng anh nhé, em xin anh thấu hiểu
Trái tim em như sa mạc về chiều
Khô khan lắm nên rất cần tưới tẩm
Xin chút tình… cho tim được tin yêu “
Bây giờ thì cái nắng khô cằn nóng bức của sa mạc đã nguội dần vì tim đã về chiều như định luật của cái có trong cái không… xin chút tình, cho tim được tin yêu!
Lời thơ của Như Nguyệt thật vô cùng tha thiết, nó nói lên được cái hờn giận, nụng nịu của con tim đang khóc nhưng đến một lúc nào đó con tim cũng biết thổn thức để có thể thố lộ một tình cảm chân thật mà tim không còn là tim sa mạc nữa mà nó đang nóng hổi như dòng thác đang chảy ngược về tim:
“Xin chút tình, cho tim được tin yêu”
Rồi hình như thư đi nhưng không nhận được thư hồi âm từ cánh đồng cỏ nội nên những hạt cát trên sa mạc, lại trách những ngọn cỏ trong những cánh đồng đang trổ bông:
” Khổ 3*
Đừng phiền em.. sao thơ như mời mọc?
Rủ rê hoài.. gỏ hoài thơ lóc cóc?
Anh đâu biết khi làm thơ em khóc
Dĩ vãng buồn, đâu phải thơ cho anh”
Thơ dù viết cho Cỏ hay cho Mây, hoặc cho cát bụi, cũng vẫn gửi duy nhất một người, mà trái tim tác giả đã dành cho! Tôi tin như vậy!
Rồi như con tim se sắt lại, giữa cái không, lẫn cái có, vừa như xác định, cũng còn cái giận hờn sâu xa của phủ định, đã được nhà thơ diễn tả trong khổ 4, cũng là khổ kết của bài thơ:
Khổ 4, cũng là khổ kết:
“Tim sa mạc, ôi trái tim sõi đá
Vào mùa đông tim lạnh giá anh ơi!
Tim sa mạc, tim khô cằn buồn bã
Em làm thơ cho tim đỡ nhọc nhằn
Tôi ngấu nghiến và mơ hồ nghĩ vẫn vơ… Tôi đọc kỹ bài thơ với một nỗi xúc động vừa dằn vặc vừa đam mê… Chữ nghĩa của Như Nguyêt quá tuyệt vời ! Nàng dùng chữ rất giản dị nhưng thanh âm cao vút đã nói lên được ý thơ, lời thơ một cách tuyệt hảo. Có ai thấy trong một bối cảnh của sa mạc ảm đạm thì Như Nguyệt lại cho ta thấy cái khô cằn, buồn hiu của sa mạc. Chỉ chừng ấy thôi, tôi đã nghe thấy âm vang giao động của những giọt nắng nóng bỏng đang nhảy múa, trong một buổi chiều sa mạc mà những hạt cát như lửa đốt, đang chói chang trên những xác lá khô cô đơn trong bầu trời đỏ hoe thấm đổ mồ hôi…
Tôi là người không am tường lắm về thơ nhưng qua thơ của Như Nguyệt đã gieo vào tim tôi dãy đầy nụ hồng như đặc ân tôi đang được ban phát như người tình trong mộng mị. Chỉ có 4 khổ thơ, với 144 chữ ngắn ngủi, từ ngữ chất phát, giản dị mà nữ sĩ Như Nguyệt đã nói lên được nỗi lòng cách biệt, chờ mong.
Rất tiếc tôi chưa có đủ tài năng để diễn đạt những ý nghĩ sâu xa trong thi ca mà Như Nguyệt đã là một trong những người đã làm cho văn học, thi ca, nghệ thuật của hải ngoại mỗi ngày mỗi phong phú hơn.
Cho phép tôi được học thuộc lòng những từ ngữ tuy thật đơn giản nhưng đã mang nhiều hàm ý mà chính tôi cần học hỏi của Như Nguyệt.
Tôi tin chắc, nhà thơ Quách Như Nguyệt sẽ có một chỗ đứng nhất định trong văn học hải ngoại.
Phạm Duy Xuyên
nhà thơ Quách Như Nguyệt