NGŨ HÀNH SƠN HUYỀN THOẠI_VĂN HÓA TÂM LINH. 

Ngày đăng: 8/02/2024 07:38:29 Sáng/ ý kiến phản hồi (0)

Ngũ hành Sơn thoát thai từ tên dân gian Non Nước ” Thư tịch cổ trong Sử sách đã ghi lại,trong bước đường mở cõi về phương nam, (1594)”Giáp ngọ niên Bình nam đồ” do Đoan quận công Bùi thế Đạt, bản đồ vẽ dâng Lên Chúa Trịnh đã đánh dấu Vẽ đường từ Chiêm Thành đến Chân Lạp, đã ghi rõ Địa danh” Non Nước “.

Sau nhiều lần suy nghĩ từ câu nói của Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm ” Hoàng Sơn nhất đái,vạn Đại dung thân”. Chúa Nguyễn Hoàng cứ ưu tư mãi về câu nói như lời Sấm ký.Từ đó bắt đầu mở ra trang sử trên bước đường nam Tiến  khai phá đất Hoang đem lại phú cường cho trăm họ.

HUYỀN THOẠI LỊCH SỬ

Từ xa xưa, một ẩn sĩ sống tại bãi cát trên biển,dựng một túp lều để ở,quanh năm bầu bạn với thiên nhiên.Một hôm,sóng biển gầm thét dữ dội.Trời đất nỗi cơn sấm sét, một con giao long xuất hiện đẻ trứng vàng và giao cho Thần Kim Quy. Căn dặn ông lão chôn xuống cát,cùng với móng để trừ yêu quái.

Hấp thụ linh khí của Trời đất ban cho.Một hôm, Trứng vỡ ra thành năm mảnh, nàng tiên xinh đẹp bước ra_trứng rồng biến thành năm ngọn núi Ngũ hành. Trải qua bao nhiêu năm tháng, khí hậu biến đổi,sự xâm thực của gió nước,quá trình biển lùi làm bào mòn xê dịch thềm lục địa. Sự liên kết các nhóm Đảo,theo thời gian hình thành năm ngọn núi như ngày nay.

Trong bước đường mở cõi về phương nam của Chúa Nguyễn Hoàng. Cuộc bình Chiêm của Vua Lê thánh Tông (1471) Vùng đất Hóa Châu xứ Đàng Trong đã được mang tên gọi Thừa Tuyên, Quảng Nam. Lần vào thư tịch cổ,sách Đại Nam nhất thống chí” Núi Ngũ hành ở xã Hóa Khuê Đông, cách huyện Diên Phước 25 dặm về phía Đông bắc. Giữa Động cát nỗi lên sáu ngọn núi đá.Sông Cổ Cò uốn lượn phía Tây, Biển cả  phía Đông Bắc. Hình núi nhọn đẹp, trời tạnh nhìn từ xa thấy màu như mây gấm, thật đáng yêu, tục gọi là hòn Non Nước. Ngọn núi phía Đông bắc hình giống như sao Tam Thai nên gọi là núi Tam Thai.

Nhiều lần ngự giá thăm viếng,Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) Vua ban sắc đổi tên là Ngũ hành Sơn theo phương vị Ngũ hành. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

  VĂN HÓA CHAM PA 

Trước cuộc hôn nhân của Công Chúa Huyền Trân với Vua Chiêm Thành Chế Mân  vào năm 1306 theo lời cầu hôn là quà sính Lễ dâng tặng vùng đất Châu Ô, Châu Lý.

Tại núi Ngũ Hành, cư dân Chăm Pa sinh sống ở vùng đất này đã dựa vào các hang động, lập những đền thờ để Chiêm bái Lễ nghi theo tín ngưỡng đa thần Hin du  giáo. Vào thế kỷ Vll_lX tập tục thờ các vị thần Indra, Brahma, Visnu,Shiva. Hình tượng LinGa, Yoni biểu tượng sinh thực khí của người nam, nữ được thờ tại động Tàng Chân.

Động Tàng Chơn

Chịu ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ, mang phong cách nghệ thuật Đồng Dương.

Tượng thần PoInư Na Ga được tôn vinh, Bà hóa thân qua hình tượng Bà chúa Ngọc Thiên Y A Na trong nếp nghĩ của người Việt từ khi vùng đất Chăm Pa trở thành lãnh Thổ Đại Việt.

Các hình tượng vũ nữ Asara, sư tử, gốm Chăm..cũng như khai quật của giới khảo cổ tại Thổ Sơn đã nói lên di tích Chăm Pa.

  TRUNG TÂM PHẬT GIÁO  NGŨ HÀNH SƠN 

Theo đoàn di dân người Việt từ miền Bắc vào (thế kỷ XV) đã sinh sống tại vùng đất Hóa Khuê và xây những ngôi cổ tự như Chùa Thái Bình, Chùa Vân Long…

Thiền sư Huệ Đạo Minh tỉnh Thanh Hóa vào định cư xứ Quảng Nam. Lần theo văn bia Phổ Đà Sơn linh trung Phật (1640) Ngũ uẩn Sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc lập năm Tân mùi (1831) lưu tại động Vân Thông, Thiền sư khai sáng và Trụ trì chùa Phổ Đà và Chùa Bình An. Ngài thuộc thiền phái Trúc Lâm là sơ tổ thắng tích thánh địa Ngũ Hành Sơn.

Chúa Nguyễn phúc Chu (1675_1719) nhân chuyến tuần du Quảng Nam đã viếng Ngũ Hành Sơn và nhìn thấy cảnh vật thanh tịnh, sự tu tập của các nhà sư.

Mình Vương Nguyễn Phúc Chu là người tinh thông Phật, Lão, Khổng  là đệ tử quy y Hòa thượng Thích Đại Sán, thọ Bồ Tát giới. Người đã suy cử hòa thượng Hưng Liên là Quốc Sư.

Các dòng Thiền phái: Lâm Tế, Trúc Lâm, Tào Động cũng lưu xuất tại đây .

Các đời vua chúa Nguyễn, Minh Mạng, Nguyễn Phúc Chu… đã nhìn thấy linh địa từ vùng đất này để ra sự tôn tạo xây dựng, ban tặng những quy chế đãi ngộ các tăng Lữ.

Tiếp biến Văn hóa Chăm Pa hòa hợp  Phật Lão Khổng theo  tinh thần Tam giáo đồng nguyên là sự bất biến từ các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần.

Các chùa  Tam Thai, Linh Ứng..được sắc phong quốc tự. Các nhà sư được đãi ngộ của triều đình.

Từ những hạt giống từ bi, Đạo Phật không rời thế gían mà giác ngộ, nhân duyên đã tựu thành LỄ HỘI QUÁN THẾ ÂM 19.2 được công nhận cấp Quốc gia. Lễ hội hằng năm được tổ chức tại thánh địa Kim Sơn Chùa Quán thế Âm thu hút hàng vạn người trong và ngoài nước tìm về.

Lễ hội lan tỏa khắp năm ngọn núi với những hình thức đa dạng từ nghi lễ tôn giáo đến các trò chơi dân gian, đua ghe trên  sông Cổ Cò, triển lãm tranh, thư pháp, nhiếp ảnh ảnh quy tụ những nghệ sĩ từ các mọi miền tham dự.

Hòa thượng Thích Huệ Vinh nối tiếp các đời Tổ Sư đã tổ chức thành công lễ hội quá nhiều năm tháng, với sự chung tay của các cấp chính quyền Thành phố Đà Nẵng.

Với những thắng cảnh được thiên nhiên ban tặng, Ngũ hành Sơn còn ẩn chứa chiều sâu văn hóa  tâm linh… Ma Nhai trên văn bia, vách đá là những áng văn kiệt tác của người xưa mà tổ chức UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể. Một lần nữa minh chứng Ngũ Hành Sơn là di sản hiếm có mà không hang động nào có được

XUÂN SƠN (1)

(1) Họa sĩ hiện ngụ tại TP. Đà Nẵng

.

_

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác