GẶP ÔNG CHỦ “CHỢ NỔI MIỀN TÂY”

Ngày đăng: 12/07/2023 09:52:52 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Buổi chiều, tôi gọi điện cho Nhâm Hùng- nhà nghiên cứu về lịch sử văn hóa vùng đất Nam Bộ như: Tìm hiểu đất và người Hậu Giang, Ngã Bảy xưa và nay, Long Mỹ Xưa và Nay, nhưng sách nổi bật và được độc giả chú ý nhất là Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi chuyên viết về chợ gặp ông vua “Chợ Nổi” là rất thích, từ lâu muốn gặp mà nay mới có dịp.

Hẹn anh tại quán gà rán Jolli đường Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, quán đẹp và gần nhà anh. Các công ty nước ngoài như Jolli dạo này mở quán khắp các tỉnh thành cả nước, cung cách phục vụ giống nhau, chất lượng tốt vì không có đồ ế ẩm tồn lại hôm trước. Anh đến Jplli lại rủ đi quán khác. Cần Thơ dạo này có quá nhiều quán cà phê lớn và đẹp. Tây Đô mà ! Cũng trên đường này có một quán rất đẹp, tên nghe quê mùa: Cô Ti ơi.

Anh gửi tôi hai quyển Chợ Nổi Miền Tây (2023) và “Kể chuyện Bến Ninh Kiều” và tôi cũng tặng anh lại hai quyển sách về chợ. Anh nói sách của Lương Minh anh có rồi nhưng chưa có chữ ký, thôi thì bây giờ bổ sung vậy. Anh xuất bản hơn 20 tác phẩm , ngoài ra anh còn sáng tác ca cổ cho đoàn cải lương, cho Đài truyền hình TPHCM nên có nhiều người gọi anh là soạn giả, lúc đó anh còn là Phó GĐ Nhà hát Tây Đô, một nhà hát lớn với 800 chỗ ngồi được xây dựng năm 2007.

Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng và Lương Minh

Anh là người viết sách sống được bằng nghề, thu nhập từ xuất bản sách của anh lên đến hàng mấy trăm triệu đồng; với cuốn 55 năm đô thị Vị Thanh, Tìm hiểu đất Hậu Giang, ngoài ra anh còn là tác giả của đường hoa đèn nghệ thuật Cần Thơ 2018; Tổng đạo diễn  Lễ Hội bánh dân gian  Nam bộ năm 2017. Năm nay, từ 9 đến 12/7 anh cũng tham gia tổ chức Ngày hội Du lịch Văn Hóa Chợ Nổi Cái Răng. Với kiến thức và kinh nghiệm về Nam Bộ nên các trường du lịch mời anh giảng  chuyên đề: ” Văn hoá vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, trong đó có Văn hoá trong mở đất, phát triển kinh tế nông nghiệp, tính cách người phương Nam, phong tục tập quán, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. “Văn hoá nổi”, với mùa nước nổi, cây lúa nổi, chợ nổi, làng nổi, nhà nổi, căn cứ nổi.v.v.

Hai giờ đồng hồ trao đổi với anh về chợ, về phương cách nghiên cứu, những thắc mắc chưa rõ về Cần thơ anh đều giải đáp cặn kẻ. Tâm phục anh chỗ làm việc và sống được bằng nghề , việc mà giới nghiên cứu ít người làm được.

Bài và ảnh Luong Minh

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác