ĐI THĂM DINH VUA MÈO (bài 2)
Điểm chúng tôi đến tiếp theo là cao nguyên đá Đồng Văn. Theo hướng dẩn viên thì phía dưới cao nguyên đá Đồng Văn đất đai phì nhiêu, trồng trọt và chăn nuôi rất tốt nhưng càng lên cao đất đá khô cằn vùng đất mệnh danh “chó ăn đá gà ăn muối”. Trên đường đi, chúng tôi thấy phía dưới triền dốc núi người dân tộc trồng bắp ngô xanh tốt bạt ngàn. Dọc theo đường đi, chúng tôi thấy có nhiều hồ nước treo trên núi. Hướng dẩn viên cho biết, trước đây người dân không có đủ nước dùng vì vậy họ lên núi tắm khô và giặt khô; riêng các cô gái một năm mới gội đầu một lần; sau khi gội khô tóc thì thoa sáp. Ngày nay, nhà nước xây nhiều hồ nước treo để kéo nước mưa xuống cho dân xài, khuyến khích dân xây hồ nước treo cho từng nhà dùng. Trên đường đi, chúng tôi thấy có một số cây cổ thụ cheo leo trên vách núi đá. Hỏi ra đó là những cây nghiến chỉ mọc trên núi, nên ngày nay nhà nước cấm khai thác loại gổ quý này .
Chúng tôi dừng chân tham quan cổng trời Quản Bạ, chụp ảnh cổng trời và mua quà cho gia đình. Hàng bán có các loại đông dược như: trà giảo cổ lam, tam thất (củ và nụ)…
Sau đó, chúng tôi tiếp tục tham quan Núi đôi Quản Bạ hay còn gọi là núi đôi cô tiên; ngắm toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao, sau đó chúng tôi tiếp tục đến huyện Yên Minh chụp ảnh quảng trường Yên Minh và cột mốc số 0 tỉnh Hà Giang nghỉ ngơi ở Khách sạn Mường Thanh đi chợ Cốc Lếu về đêm .
Hôm sau, chúng tôi đến tiếp theo là bản Sủng Là- Dinh vua Mèo – Cột cờ Lũng Cú.
Bản Sùng Là là ngôi nhà cổ của người Hơ Mông với tường bằng đất- nơi đã được sử dụng làm bối cảnh để quay bộ phim “Chuyện của Pao” năm 2006 của đạo diển Ngô Quang Hải được chuyển thể từ truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”của nhà văn Đổ Bích Thủy. Phim này đã giành được 4 giải Cánh diều vàng. Chúng tôi thấy ở đây có rất nhiều cây lê nhưng quả còn nhỏ bằng ngón tay cái. Nếu quý khách đến khoảng tháng 8 thì trái lê to thật hấp dẩn ! Chúng tôi chụp ảnh và mua những đặc sản như quả óc chó, đậu xanh núi, cốm hạt dền về làm quà.
– Dinh vua Mèo- Vương Cảnh Đức nằm trong thung lũng của xã Sà Phin đây là dòng họ giàu có, quyền uy nhất châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20. Trước cửa Dinh vua Mèo, các cổng chính đều có thờ ma là một miếng vải đỏ gian giữa dùng thờ vua treo di ảnh các đời vua (do không nhớ nếu mình nói có sai mong các anh chị đính chính dùm) trong các phòng, hai bên có phòng làm việc, phòng vợ hai, vợ ba của vua Mèo. Vị trí dinh vua Mèo về phong thủy đặc biệt, một góc độ mà quân Pháp thời đó không thể tấn công được, do nằm dưới thung lũng có tầm ngắm pháo bắn không tới. Bác Hồ đã mời vua Mèo về làm việc cho Bác, đến nay con cháu vua Mèo đều đi du học và sinh sống ở nước ngoài.
Chúng tôi chụp ảnh lưu niệm tại Cột cờ Lũng Cú đỉnh cực Bắc của tổ quốc. Đứng trên đỉnh núi cao du khách sẽ phóng tầm mắt bao trọn đỉnh cực Bắc của tổ quốc Việt Nam. Dưới chân cột cờ Lũng Cú là những bản làng người Lô Lô Hoa, các bạn sẽ thấy thú vị về văn hóa phong tục của người Lô Lô Hoa trên mãnh đất cực bắc biên cương nước Việt. Anh em trong đoàn leo lên chân cột cờ nghỉ chân ngắm cảnh và chụp ảnh dưới chân cột cờ. Sau đó vào trong cột cờ leo cầu thang lên đỉnh cột cờ, tương truyền ai nắm được lá cờ sẽ may mắn khi gió lặng lá cờ không bay xa chúng tôi nắm được lá cờ các bạn chụp cảnh nắm lá cờ. Tôi cũng nắm lá cờ để được may mắn.
Vui chơi ở đây xong, chúng tôi quay về Đồng Văn nghỉ đêm, buổi tối chúng tôi đi chợ đêm trên phố cổ gần khách sạn Mường Thanh. Phố cổ hoạt động chủ yếu nhờ quán cà phê. Chợ đêm buôn bán quần áo khăn quàng giàu dép, đồ lưu niệm. Chợ không đông khách dù đúng vào mùa du lịch! Chúng tôi chọn mua khăn quàng cổ đồng thời đi dạo quanh chợ. ( còn tiếp)
NGUYỄN BÉ XUÂN HIỆP (NK75)