Thăm quê hương Trương Vĩnh Ký

Ngày đăng: 12/04/2018 07:00:41 Chiều/ ý kiến phản hồi (2)

Là một trong những vị bác học nổi tiếng thế giới thế kỷ 19, người biết 26 ngoại ngữ và có 118 tác phẩm được xuất bản. Trương Vĩnh Ký, quen gọi là Pétrus Ký, sinh ngày 6-12-1837 tại làng Cái Mơn, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh-Long (nay là huyện Chợ Lách, Bến Tre). Cũng giống nhiều bậc trí thức khác thời chống Pháp, cuộc đời của ông trải qua nhiều thăng trầm, vinh quang lẫn tủi nhục và thường có cái kết không hay.

Khu mộ phần ở đường Trần Hưng Đạo, TPHCM vẫn chưa được công nhận là di tích văn hóa, lịch sử của thành phố nên không thuộc diện được trùng tu bằng ngân sách nhà nước. Một phần nguyên nhân là thành phố có nhiều di tích cần ưu tiên sửa chữa, tôn tạo. Tuy có công đóng góp về nhiều lĩnh vực nhưng do ông xuất thân từ chủng viện, làm việc cho cả triều Nguyễn và Pháp nên nay vẫn còn nhiều đánh giá khác nhau về nhà bác học lỗi lạc này.

Để tỏ lòng trân trọng những gì ông đã đóng góp cho quê nhà, Hội nghiên cứu lịch sử, tạp chí Xưa và Nay cho làm tượng đặt tại ngôi trường mang tên Trương Vĩnh Ký (huyện Chợ Lách) để ghi nhớ công ơn ông đã đóng góp cho quê nhà, nói riêng, và nền văn hóa nước nhà, nói chung.

Bài và ảnh Lãng Thanh

h1                                                 Tác giả trước tượng Trương Vĩnh Ký

h2                                          Bia kỷ niệm nơi sinh Trương Vĩnh Ký

h3

  • Cái Mơn là địa danh thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre; là một làng quê đậm chất Nam Bộ với những con đường nhỏ hẹp chạy xuyên qua những vườn cây trĩu quả, những hàng cây cảnh và điểm bán hoa trái, cây giống hai bên đường. Cái Mơn sẽ chỉ là vùng đất không tên tuổi nếu không có những loại cây giống, trái cây độc đáo như sầu riêng hạt lép, nhãn tiêu, bưởi da xanh, bòn bon, chôm chôm tróc..

Cũng rất ít ai biết được các loại trái cây “đặc sản” trên có nguồn gốc từ Penang, Malaysia và được Pétrus Ký chọn lọc lấy giống mang về nước trong mỗi chuyến thăm quê nhà để người dân trong vùng trồng thử. Các loại giống nhập khẩu này đã tỏ ra thích hợp với vùng đất màu mỡ Cái Mơn, Chợ Lách, cho quả thơm ngon, giúp địa phương phát triển và đứng đầu cả nước về cây giống.

Có 2 bình luận về Thăm quê hương Trương Vĩnh Ký

  1. Hoành Châu nói:

    Chào chị Lãng Thanh ,
    Bài viết hay về chuyến viếng thăm quê hương Trương Vĩnh Ký , một trong những vị bác học nổi tiếng thế kỷ 19. Dù còn nhiều đánh giá khác nhau về công trạng  của nhà bác học lỗi lạc này,  việc đật tượng tại ngôi trường quê hương ( huyện Chợ Lách ) mang tên ông nhằm  ghi nhớ công lao của ông dành cho quê nhà nói riêng và  nền văn  hóa nước nhà nói chung là điều vô cùng cần thiết và quý báu  . Cảm ơn Hội Nghiên cứu lịch sử , tạp chí Xưa và Nay
    Hoành Châu ` Châu Lãng Uyển (Gia đình C  )

  2. Phong Tâm nói:

    Là người được mở mắt tại làng quê xứ Cái Mơn, lại ở gần nơi mảnh đất sinh ra vị bác học (VN) lừng danh thế giới tại “nhà bia kỷ niệm” trên xứ sở nầy. Thành thật cám ơn nhà văn Lãng Thanh đã đến viếng xứ hoa trái và có bài viết về nhà bác học Trương Vĩnh Ký bằng tấm lòng, trong đó đã nêu bật những chi tiết cần thiết cho những ai về đây cần tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của Petrus Ký (Sĩ Tãi Tiên Sanh) và một địa danh Cái Mơn – Bến Tre.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác