Kính thưa quý thầy cô
Thưa các bạn CHS của trường
Trang web này là bộ mới của trang tongphuochiep71.com do một nhóm CHS của trường thực hiện từ năm 2009. Thời gian qua, bản tin cũng đã làm được một số việc có ích như kết nối liên hệ các thế hệ cựu học sinh trong và ngoài nước với nhau, tìm được những bạn bè mà từ lâu không liên lạc được, giúp các bạn có nơi chia sẻ kinh nghiệm sống, giải trí, tìm được những kỷ niệm thân thương của một thời học dưới mái trường.
Đến nay, nhu cầu thông tin đa dạng, đối tượng bạn đọc cần rộng mở, buộc lòng chúng tôi phải nâng cấp bản tin được chuyên nghiệp hơn, hình thức phải bắt mắt hơn.
Với trang này, những chuyên mục cũ của trang 71.com gần như được giữ lại hết, có thêm mục truyện ngắn để giới thiệu những sáng tác mới ; mục “du lịch hàm thụ” để mọi người được giới thiệu chuyến đi du lịch kỳ thú của mình hồi năm xưa để độc giả được biết thêm những cái hay lạ ở một vùng đất khác.
Vẫn theo tôn chỉ ban đầu là “Mong được các bậc đàn anh, các em từng sống dưới mái trường đóng góp, chia sẻ để trang tin này được phong phú hơn, có ý nghĩa hơn”. Khái niệm TH Tống Phước Hiệp là bao gồm cả Collège de Vinh Long rồi Nguyễn Thông, Trường cấp 3 thị xã , Trường TH Lưu Văn Liệt ngày nay. Lần này chúng tôi được giao toàn quyền để đảm bảo lời hứa này của anh Trương Tường Minh, người sáng lập trang 71.com.
Xin chân thành cám ơn các bạn thời gian qua đã đóng góp tư liệu, bài vở, tài chính cho trang 71.com và giờ đây vẫn tiếp tục ủng hộ cho trang tongphuochiep-vinhlong.com này.
Bài vở và ý kiến đóng góp, xin các bạn vui lòng email về : [email protected] hoặc [email protected]
Thành thật cám ơn.
Lương Minh
Bài thơ thật trữ tình, thật lãng mạn, hay lắm Lý Hương ui!
Lý Hương cảm ơn P.Rom đã đồng cảm ,mình rất vui khi nhắc về ” Một thời để nhớ “xa lắc xa lơ .Thân mến .
Bài thơ với âm điệu lạ, chuyên chở những tình cảm thật ngọt ngào, nồng ấm… Em đọc mà nhớ lại thời nữ sinh Trung học, ai đó đã ngại ngùng viết mấy chữ “Je t’aime” rồi lặng lẽ để trong hộc bàn, không dám gởi… Ký ức của một thời, đẹp biết bao chị Lý Hương nhỉ!
Em chúc chị cùng gia đình hưởng một mùa Xuân vui tươi, hạnh phúc…
My Nguyên ơi ,đó là những kỷ niệm tuổi học trò của ta ,nó thật dễ thương ,thật mong manh nhưng ta luôn nhớ về phải không em .Thân mến .
Cô Trầm Hương thương kính ,em cảm ơn Cô đã cho em lời dẫn ngọt ngào ,sâu lắng .Em mong được đọc những bài văn thơ rất tuyệt của Cô .Em kính chúc Thầy Cô ăn một cái Tết VN thật vui ,đầm ấm nơi xứ người.
Bài thơ yêu nhẹ nhàng , đáng yêu làm sao ! Chúc chị 3 Lý Hương vui khỏe đẻ đón xuân sang nhé
Hoành Châu ~ Châu Lãng Uyển (Gia đình C )
Em ơi,chị chỉ biết ghi lại những kỷ niệm một thời rất nhớ đó thôi . Chị chúc em luôn vui khỏe, tươi đẹp.Thương yêu.
Từ Hiên Xưa Đến Je t’aime
Lâu lắm, tôi không đọc và cũng không viết. Hôm nay, nhân buổi trời quang mây tạnh, tôi mon men theo lối cũ về thăm “quê nhà” , mong gặp lại người xưa. Qua lại mấy vòng thì thấy bạn bè, cũ, mới, đang sum vầy với bông hoa, bánh mứt, thơ văn, chuẩn bị đón xuân. Rồi tình cờ tôi bắt gặp dòng chữ với một thứ ngôn ngữ rất lạ mà cũng rất quen : Je t’aime . Tò mò tôi đọc tiếp và đọc hết bài thơ, đến dòng chữ cuối cùng là Ly Huong, tên tác giả. Nhớ lại trước đây không xa , tôi có đọc của Ly Huong bài thơ Hiên Xưa và viết đôi dòng cảm nhận của mình, thường gọi là bình thơ. Nay có lẽ cũng do cái duyên lành ấy mà tôi gặp Je t’aime. Vậy thì :
Duyên thơ xin thắm từ đây,
Tình thơ xin cũng tháng ngày thêm xuân.
Hương lòng đã thấy lâng lâng,
Rừng thu hạnh ngộ sông Ngân đôi bờ!
Hà-Uyên-Thy ( Duyên Thơ )
Je t’aime và Hiên Xưa cũng có cùng một mùi chữ, cùng một giọng văn, chất chứa cùng một hoài niệm nuối tiếc, pha chút ngỡ ngàng :
Có một ngày
Thật tình cờ
Mình gặp nhau
Trời mênh mông
Mắt to trong
Em khẻ khàng
Bắt gặp một lời “ tự thú” rất tình cờ như một lời cầu hôn minh nhiên, không quanh co, không giấu giếm : Je t’aime hay I love you hay Anh yêu em, chẳng khác gì :
I love you more than you know,
May I be with you wherever you go !
= Em nào thấu hiểu lòng ta
Chân mây góc bể cũng là có nhau !
Lời “ cầu hôn” tình cờ ấy không khỏi làm cho tác giả ngỡ ngàng : Mắt to trong / Em khẻ khàng; rồi chuyển sang :
Lòng bối rối
Ta ngỡ ngàng
Mối tình si
Chỉ với đôi ba chữ giản đơn; nhưng hiệu ứng tâm lý cứ thế mà lớn dần lên theo tháng ngày :
Ngày qua đi
Ta mộng mơ khắc khoải chờ
Thời gian ươm hồng cánh phượng, thắm đỏ sân trường, tiếng ve sầu nức nở, ngấp nghé đâu đó hình ảnh mùa hè, báo hiệu một cách xa :
Phượng hồng rơi
Cánh hoa vỡ
Tiếng hát em
Xa bay xa
Tình cờ, ngạc nhiên, bâng khuâng, bối rối, để dần dà hóa thân thành một thương yêu nhung nhớ :
Ngày lại chờ
Mắt em cười
Trong mắt ta
Ôi thiết tha
Tháng ngày qua ném ta vào cảnh “Nỗi lòng biết tỏ cùng ai ? / Thiếp trong song cửa chàng ngoài chân mây” ( CPN ); bóng chim tăm cá, biết đâu bây giờ, đành phải ôm lấy mối cô tình, tìm quên trong những trang sách, những trang vở :
Tình ta đó
Em hiền từ
Ta ngu ngơ
Ôm suy tư
Vào trang vở
Trăng khi tròn khi khuyết, con nước khi nổi khi ròng, đầy vơi cũng là yếu tính hằng hữu của tình yêu, chợt đến chợt đi, đậm đà quyến luyến, rồi ơ thờ, mệt mõi chia xa :
Cuộc tình lỡ
Nụ hồng phai
Trong bàn tay
Nhưng dù cho là gì đi nữa, cái nốt chủ đạo của bài thơ vẫn là :
Gởi đến em
Lời rất khẻ : Je t’aime.
Về hình thức, lời dành cho bài thơ, theo tôi, thì không lời nào xứng đáng hơn là hai chữ độc đáo. Độc đáo vì tính “ kiệm” lời của tác giả : mỗi câu võn vẹn chỉ ba chữ, ngoại trừ câu 11. Ta mộng mơ khắc khoải chờ và câu 31. Lời rất khẻ Je t’aime. Thứ hai là cái tính “ tràng giang” trùng điệp của nó : 31 câu thơ, ý lời mênh mông, lãng du vùng trời kỷ niệm thế mà chẳng có một dấu chấm câu ( , ) , ( ; ) , ( ! ) , ( ? ) …Có lẽ tác giả muốn để cho dòng hoài niệm của mình được thong dong nương theo mạch trào cảm xúc trôi chảy như dòng nước Cữu long?! Chắc còn nhiều cái độc đáo nữa mà tôi không thể nào nói ra cho hết được.
Trong Văn học Việt-nam từ trước tới giờ, câu thơ ngắn và phổ biến nhất cũng thường chỉ có năm chữ :
Hôm nay đi chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao;
Em đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao.
Nguyễn Nhược Pháp ( Chùa Hương )
Lời ngắn, tình dài, chứa đựng gọn nhẹ trong mảnh đất Tâm, hạt tình nồng ấm, nẩy mầm và đâm chồi trổ lộc; nhưng chưa kịp đơm hoa kết trái thì đành phải ôm lấy “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” như một hoài niệm, chỉ như một hoài niệm !. Bởi
Người một phương và khách một phương,
Đôi lòng ai giắt sợi tơ vương,
Không quen thuộc đã thành dan díu;
Có biệt ly đành phải nhớ thương.
Nhượng-Tống
Sàigòn, ngày 26 tháng 2 năm 2018
Ngày 12 tháng 4 năm Mậu-Tuất
Nguyễn-văn-Chương