Nói thêm về tho Haiku
Cô Trầm Hương Ptt thân. Thơ Haiku, Trầm Hương Ptt tưởng tôi giỏi, giàu kinh nghiệm làm thể loại nầy thì cô đã lầm rồi! Xin nói thật lòng… tôi chỉ tình cờ đọc được thể lệ “Cuộc thi thơ Haiku Nhật – Việt, Lần 3 và qua nội dung hướng dẫn…” khá hạn chế trên báo chí chỉ có vậy, tôi chưa có điều kiện, thì giờ nghiên cứu sâu về thể loại nầy, có chăng là đọc qua các bài của những người đã làm trước được phổ biến ít ỏi. Có lẽ nhà thơ Hồng Băng hiểu nhiều hơn tôi vì thấy có một dạo anh trình bày rõ ràng trên trang nhà, cho thấy HB có nghiên cứu kỹ lưỡng.
Cá nhân tôi tạm hiểu như thế nầy, “luật thơ Haiku”: bắt buộc, bài chỉ có 3 câu, không được quá 17 âm tiết, (tức là không được vượt quá 17 từ), với 5-7-5 có nghĩa là: câu đầu 5 chữ, câu giữa 7 chữ, câu cuối 5 chữ (không câu nào được thừa chữ). Tuy nhiên, (ngược lại) mỗi câu được cho phép làm ít từ hơn, có thể (tối đa) mà không sai luật và vẫn được gọi là thơ Haiku. Thí dụ: “Vô ngã/ Nghiêng lòng/ Ý”, bài nầy tôi viết phản hồi bên bài của Phương Nga. Như vậy bài Nắng lạnh và bài Vô ngã trên vẫn được gọi là thơ Haiku, không sai. Thơ Haiku ít từ mà hay được mới “độc chiêu”, tùy thủ pháp, tài năng của người viết.
Có một điều cần lưu ý: Thơ Haiku cần có “quý ngữ “, Ý kỵ lộ, không đưa ý ra mà người đọc tự hiểu, 3 câu gần như không kết ý nhau mà ý có gắn kết. Trong bài thơ phải nói lên được 1 mùa của 4 mùa trong năm, dầu không nêu rõ lên. “Có tính thiền trong thơ càng hay, không cấm nói đến tình yêu”. Tóm lại, thơ Haiku rất kiệm lời (càng ít từ càng đạt), đọc bài thơ ít lời mà hiểu rộng, cảm xúc… là bài thơ hay. Riêng PT tôi không đủ khả năng đó, nên “chế biến” chuyển thể Lục bát cho dễ hiểu, không có trong luật thơ haiku.
Các bài thơ của Trầm Hương Ptt đều đúng nguyên thể haiku thơ truyền thống Nhật, tứ súc tích, gợi, tuy chưa đáp ứng hết yêu cầu, do thể thơ ngắn (ít chữ) nên cần tránh dùng từ trùng lập không cần thiết, nếu có thì đạt hơn. Chúc TH. Ptt thành công hơn nữa cho những bài sau.
Phong Tâm
YDT gởi anh Phong Tâm 3 câu dưới đây nhờ anh đọc và cho em biết là đúng theo luật thơ Haiku không! Nếu đúng thì nhờ anh thử chuyển thể lục bát nếu huynh có nhã hứng! Hi hi…
Như thường
Trần ai
Tịnh
Dựa vào ý trong chữ “Như thường”, tôi ghi bốn câu lục bát… không biết có đáp ứng phần nào ý trong bài thơ Haiku của YDT đề nghị (?) Mong vui.
Như thường
Chẳng là cỏ chẳng là hoa
Dịu hương nhẹ sắc gần xa bình thường
Biển đêm lặng bóng thùy dương
Cái tôi mông muội trên đường như không
PT
YDT cám ơn bài thơ Lục Bát của anh Phong Tâm! Bắt chước huynh, YDT làm thử chuyển thể Lục Bát, gởi huynh đọc cho vui.
Như thường
Trần ai
Tịnh
Huyễn Cảnh
Chữ tình trong cõi đời thường
Nửa như là có, nửa dường như không
Trần gian huyễn mộng mênh mông
Mấy ai tâm tịnh, tấc lòng đặng an!
YDT
Bài thơ chuyển thể lục bát của YDT rất sắc, cho thấy suy ngẫm cuộc đời đi vào chiều sâu tại thế… Câu cuối như hỏi lòng, hỏi người và tự nó trả lời… thật sự gần gũi trong cõi người đầy phiền não hiện ta đang sống.
Thân, PT.
“Sương đêm
Chiếc lá
Chiếc lá rơi…sương tan.”
Đại huynh P.T ..rất cám ơn sự chỉ dẩn của đại huynh…Bài thơ trên tiểu muội vừa thực tập theo lời của đại huynh…( không vượt 17 chữ) muốn làm thử thơ Thiền nhưng có lẽ chưa đạt, vì tâm còn u mê…và chưa đạt được tính quý ngữ, phải không đại huynh ? Bài thơ nầy tặng đại huynh
Cám ơn Trầm Hương Ptt tặng bài thơ được cho là “thực tập”. Xin mượn từ trong bài thơ thêm 1 và chuyển đổi… tặng lại.
Đêm
Chiếc lá rơi
Sương tan lặng
Đêm !
không gian lấp lánh ánh trăng bạc.
Ánh sáng mềm tinh khôi
Chiếc lá cuối mùa đẫm hơi thu, run run
Nụ sương và lá,
mĩm cười chào biệt ánh trăng mai
Ngày lên!
Chuyển thể bài thơ đại huynh P.T. qua thơ tự do…( Nhiều lời quá , không cô đọng như mấy ông Thiền sư !!!)
Không phải nhiều lời, thơ tự do ít nhiều vốn vậy, rất Thiền. Cám ơn muội Trầm Hương.
Sương đọng lá
Nắng lên
Tự tại
Hoành Châu (Gia đình C )
!
Cám ơn Hoành Châu cho đọc bài thơ Hk tinh gọn – yên bình.