Các đoàn cải lương và màn vũ thoát y

Ngày đăng: 4/10/2016 10:13:00 Chiều/ ý kiến phản hồi (5)

Khoãng năm 1965  ở miền Nam bắt đầu xuất hiện : Vũ Thoát y  công khai ở các chương trình Đại nhạc hội  hằng tuần ở Sài Gòn do Duy Ngọc tổ chức, thỉnh thoảng vài ba tháng ông Duy Ngọc mang về các tỉnh lân cận 1 lần.

bat_hoiChương trình Đại Nhạc Hội (bây giờ gọi là Tạp Kỹ) gồm ca tân nhạc với các ca sĩ nổi danh đương thời : Phương Dung, Minh Hiếu, Thanh Tuyền, Nhật Trường, Duy Khánh, Việt Ấn, Thanh Hùng …. Ca cổ nhạc thì có Út Trà Ôn, Út Bạch Lan …. Hấp dẫn nhất là màn trình diễn của Quái kiệt Trần Văn Trạch (người ca bài Xổ Số Kiến thiết hàng tuần trên Đài Phát thanh Sài gòn), Tùng Lâm, Phi Thoàn … Phần chính của chương trình là 1 vỡ thoại kịch, thường thường là Ban kịch Kim Cương hoặc Ban kịch Thẩm Thúy Hằng. Tôi còn nhớ : Kim Cương đóng cặp với Vân Hùng; Thẩm Thúy Hằng đóng cặp với La Thoại Tân, các vỡ kịch hay là Lá Sầu Riêng, Trà Hoa Nữ, Sông Dài ….. nhưng hấp dẫn và sôi động nhất là màn Thoát Y vũ . Các nghệ sĩ vũ thoát y thời đó là Nữ hoàng Thu Thủy, Tuyết Nhung, Mai Thanh Trúc …..
Rồi các đoàn hát cải lương phải kiếm khách thêm : giửa 2 màn hát có thêm màn phụ diễn Vũ thoát y, lúc đầu là các đại ban, kế đên là trung ban, tiểu ban đều phải có.

VŨ THOÁT Y VỀ NÔNG THÔN :

Sau năm 1968 (năm Mậu Thân) các đoàn hát chuyển dịch về nông thôn … có khi hát ở Nhà lồng chợ, có khi ở Đình. Hay hay dỡ gì không biết, vẫn phải có màn phụ diễn vũ thoát y, không có thì ế, còn Vũ hay hay dỡ không sao, có là được, vì đa số khán giả là thanh niên. Thời ấy nông thôn buồn lắm quí vị ạ ! Ngày nào cũng nhìn thấy máy bay quân sự bay ngang bầu trời, tiếng đại bác ầm ì từ xa …. Điện đóm không có, vài ba chục nóc gia có được một cái tivi 14 inchs trắng đen, sử dụng bằng bình ắc cuy, chỉ tối thứ bảy có tuồng cải lương hàng tuần mới kéo lại xem .

Năm ấy 1973, bọn chúng tôi mua giàn đoàn hát Thái Dương 3, về hát tại đình An Hòa (Xã Hòa Bình cũ, bây giờ là ấp An Mỹ, xã Hòa An, huyện Chợ Mới , tỉnh An Giang), vì hát trong đình, có màn phụ diễn Vũ thoat y thì phải thông qua Ban Tế Tự đình. Bác Năm Lương (lúc ấy trên 70 tuổi, còn tráng kiện), cương quyết không cho, vì đây là nơi thờ Thần, chốn linh thiêng … đã mua giàn xong, nếu không có màn phụ diễn nầy : LỖ LÀ CÁI CHẮC. Tranh thủ sáng sớm hôm sau uống cà phê, chúng tôi mời hết các vị trong Ban Tế Tự để  thuyết phục …. Năn nỉ gần gãy lưỡi, sau cùng Ban Tế Tự đồng ý phương án : Lấy 1 tấm màn lớn (cái nầy đoàn hát nào cũng có sẳn), che bít ngang cái bàn Thần lại, ràng buộc cẩn thận … chỉ chừa lại phần sân khấu và khán giả xem hát …….Người mua giàn thở phào, nhẹ nhỏm .

Khi rao bảng hát, anh rao bảng phải nhấn mạnh có phụ diễn Vũ thoát y .

Vé hát có 2 loại : Loại ghế ngồi thì có số ghế hẳn hoi, hạng nhất, nhì , ba . Loại đứng thì bán vé không hạn chế ….

Thời đó chúng tôi cũng còn trẻ, từ 20 đến 25 tuổi , cũng háo hức với màn phụ diễn nầy.
Đoàn hát đã diễn xong 1 màn, sắp đến màn phụ diễn Vũ thoát y, thì người bán vé dẹp bàn, bỏ cùi vé và tiền tiền bán vé vào bọc vải đi thẳng lên sân khấu, 2 anh soát vé, 2 anh sắp ghế cũng thế , đứng sát bên cánh gà xem cho nó đã ( vì chúng tôi là người mua giàn mà ! ).image073

Đèn đuốc tắt phụt, điệu nhạc TABU trỗi lên … màn từ từ kéo, vũ công xiêm y lã lướt, đèn sáng lên chậm chạp, các xiêm y lần lượt được trút bỏ, sau cùng chỉ còn lại 10 %.

Mấy ông trong Ban Tế Tự ngồi ở hàng ghế đầu ( khách mời danh dự mà !) lúc đầu còn ngồi, chừng giữa màn đều nhỏm đít lên. Khán giả ghế ngồi cũng đứng lên , số khán giả vé đứng phía sau cùng hết thấy rõ, mấy anh chàng đứng chót hết, sát tấm vải ngăn, vói tay níu tấm màn để nhón chân lên xem . Gần hết màn phụ diễn, đứng trên sân khấu, tôi quan sát khán giả, thì hỡi ôi ! tấm màn đã bị đứt dây tuột xuống đất hồi nào rồi …..

Đêm hát thành công tốt đẹp, bọn chúng tôi có lời .

Sáng sớm mời cả Ban Tế Tự điểm tâm, cà phê, nói cười vui vẽ, kế đó là xin lỗi bác Năm, Trưởng Ban Tế tự là tấm màn ngăn chịu không nổi sức kéo của khán giả, nên bị đứt dây rớt xuông.
Bác Năm : Lỡ rồi thời thôi !

Một đứa trong bọn chúng tôi : Bác Năm à ! con thấy không phải tấm màn nầy đương không rớt xuống đâu ! mà là ông Thần , ổng cũng muốn xem Vũ thoát y nữa đó Bác Năm à !
Bác Năm : Ôi thôi, bọn bây muốn làm gì thì làm ! (có lẽ Bác Năm cũng nói thầm trong bụng : hễ đêm nào hát thì tao có coi Vũ thoát y là được )
Kể từ đó, các đoàn hát cải lương về đình An Hòa hát, màn phụ diễn Vũ thoát y khỏi phải thông qua Ban Tế Tự và khỏi che chắn gì cả .
Xã Hòa Bình thuở ấy mưa thuận, gió hòa, dân tình sung túc, gần như không bị ảnh hưởng của cuộc chiến tranh…. Và cũng không một ai nằm mộng thấy ông Thần báo mộng quở trách : Tại sao đem Vũ thoát y vào trong đình của ta.

TRỊNH KIM THUẤN

 

Có 5 bình luận về Các đoàn cải lương và màn vũ thoát y

  1. Trương phú nói:

    Thời gian cùng biến động đã trùm kín cái đã rồi của thế sự, nhìn qua tựa bài, bổng sáng rở thời đã qua trên quê hương vọng cổ.

    Cám ơn Trịnh kim Tuấn.

  2. Lương Minh nói:

    Trịnh Xuân Thuận là CHS trường Thoại Ngọc Hầu , Long Xuyên  từ năm 1963-1970. Anh hiện nay ngụ tại h Lấp Vò (Đồng Tháp).   Anh chuyện sưu tầm chuyện xưa và kể chuyện có duyên gây cười nhẹ nhàng cho bạn đọc. Hy vọng, sẽ còn nhiều chuyện hấp dẫn  khác.

  3. Nguyễn Văn Lần nói:

    Nghe anh Trương Phú nói ” bổng sáng rở….” tui cứ tưởng anh đọc bài xong bổng dưng sáng mắt ! ? !

  4. Một bài viết hay, những kỷ niệm trên quê hương một thời , ai cũng muốn nghe, muốn biết, muốn đọc…Viết nữa đi Trịnh Kim Thuấn…Tôi chờ đọc tiếp những bài viết của em.

    • Trịnh Kim Thuấn nói:

      Cám ơn Cô Trầm Hương, kết bạn với Lương Minh, quí anh ấy, sẽ gởi thêm bài viết về những kỹ niệm xa xưa làng quê Nam bộ……

       

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác