Cái mơn xứ sở của hoa kiểng

Ngày đăng: 18/09/2016 11:05:55 Sáng/ ý kiến phản hồi (10)

Chuyến đi Cái Mơn kỳ này đột xuất do Yên Dạ Thảo đề xướng, Phong Tâm và Lương Minh làm hướng dẫn viên. Đến địa phận Chợ lách, xe chạy đến đâu là Lương Minh giải thích đến đó. Khi qua cầu Cái Mơn, LM cho xe dừng lại ở “Khải hoàn môn” , cái cổng nhà thờ được mô phỏng theo kiểu Pháp. Chúng tôi, dừng lại chụp ảnh lưu niệm. Nhiều người ở nhà thờ nhận ra nhà thơ đất Cái Mơn chào hỏi lia chia, dường như anh PT chẳng nhận ra họ. Trong khuôn viên nhà thờ có bức tượng của Ông Trương Vĩnh Ký, nhà bác học và cũng là ông tổ nghề báo của Việt Nam. Bức tượng này anh Phong Tâm bảo là lòe loẹt quá, không bằng bức tượng đặt tại trường cấp 3 Trương Vĩnh Ký cách đó không xa. Lương Minh cho biết cạnh con rạch này , phía bên trong còn có nhà bia lưu niệm nơi sinh Trương Vĩnh Ký do bạn bè của ông xây dựng, tiếc là thời giờ eo hẹp nên chúng tôi không đi thăm bia này.

Trên QL 57 gần nhà thờ có nhiều chỗ bán hoa, ở đây trưng bày nhiều loại, nhiều màu sắc trông bắt mê. Yên Dạ Thảo định hỏi mua vài chậu hoa nhưng còn đi xa nên hẹn chuyến về. Người bán hoa vui vẻ chỉ chỗ hoa đẹp cho khách chụp hình mà không sợ mất thì giờ. Chúng tôi tha hồ “uốn éo” trước những chậu hoa treo trên cành.

Cách Cái Mơn khoảng hai cây số là cơ sở làm kiểng thú của ông Năm Công, ông này chuyên sản xuất rồng kiểng, chậu hoa kiểng cao hơn 3 mét và nhất là nhà cây xanh để chủ nhân tiếp đãi khách uống trà. Lương Minh có hỏi giá khoảng 4-5 triệu đồng một cái, mua về để chiều chiều rủ bạn bè ngồi uống trà, hoặc có khi bạn phương xa đến ngồi nhậu là hết ý. Tuy nhiên, do nhà làm bằng cây xanh nên phải chăm sóc thường xuyên, không thì sẽ lụi tàn trong thời gian không lâu!

Năm Công không phải là người đầu tiên ở Cái Mơn làm ra kiểng thú mà người đưa loại hình này lên đỉnh cao nghệ thuật. Ông được hai chủ tịch nước Trần đức Lương và Nguyễn Minh Triết đến thăm. Cơ xưởng của ông có cả thợ cơ khí để làm phần nồng cốt cho thú kiểng khác với trước đây nghệ nhân dùng tay để bẻ kẽm thôi. Từ khi ông xuất tỉnh loại kiểng này thì trong làng nhiều người làm theo tạo thành một làng nghề.

Cái Mơn có nhiều cái nổi tiếng, nào là sầu riêng, măng cụt, cây giống giờ lại thêm nhiều làng mai cung cấp cho các cơ sở trên Thủ Đức. Đi đâu cũng thấy chữ Cái Mơn xuất hiện bên cạnh cơ sở bán hoa kiểng, cây giống và điều đặc biệt là gần 90% bà con theo đạo Thiên Chúa.

Bài và ảnh Phi Rom, SOS biên tập

  dscn8218-copy                                Trên phà Đình Khaodscn8224-copy-2                                    Cầu Chợ lách mớidscn8229-copy                  Sân nhà thờ Cái Mơndscn8230-copy-2      Yên Dạ Thảo và Phi Rom trước cổng nhà thờdscn8237-copy                                Hướng dẫn viên du lịchdscn8246-copy                     Trước tượng nhà bác học Petrus Kýdscn8244-copy     h8dscn8247            H9dscn8250         H10
dscn8258-copy       H    
    dscn8253-copyH

Có 10 bình luận về Cái mơn xứ sở của hoa kiểng

  1. Cám ơn các bạn và chú Phong Tâm đã cho mình đi du lịch (ảnh) chợ Lách, Bến Tre. Giờ mình được biết vẫn còn trường Trương Vĩnh Ký (Pétrus?) dù ở tận Bến Tre. Mình thuộc loại thích chơi hàng độc (nhất), nên không dành nhiều cảm tình cho những gì đại trà. (Như có quá nhiều trường Lê Hồng Phong!) Quê hương mình đẹp quá. Cám ơn các bạn và chú Phong Tâm.

    • Luong Minh nói:

      Tôi có người bạn từng làm BGH một trường trung học ở Bến Tre cho biết, trước 1975 cấp trung học, mỗi trường có 1 tên, không được trùng nhau. hể nói đến Phan Thanh Giản, là biết trường ở Cần Thơ, Gia long là biết ở sài gon khỏi cần chú thích gì thêm. Muốn đặt tên trường phải xin phép Bộ Giáo dục do vậy dù tỉnh Kiến Hòa có nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu nhưng chỉ có Định Tường mới có trường này, trường trung học ở Kiến Hòa đành phải lấy tên trường THPT Phan Liêm. Nói đến trường trung học Tống Phước Hiệp là biết ở Vĩnh Long không sợ trùng. Không biết việc này có đúng không, nhờ quý bậc cao niên chỉ thêm

      • NHA nói:

        Tổng quát thì chắc đúng đó LM.

        Nhưng nói trường Nguyễn Thông thì cần thêm hai chữ bán công để phân biệt với giai đoạn trường TPH trước khi đổi tên. Nói đến Trường Chu Văn An thì ta biết trường nào nhưng nếu cho rõ thì thêm chữ Sài Gòn cho chắc vì hình như dạo đó ngoài Bắc vẫn còn trường tên Chu Văn An.

        Nói thêm chơi, bây giờ mà nói trang web của TPH thì cũng phải có bổ túc từ kèm theo mới chính xác trang nào mình muốn đề cập đến. Hi hi

        N.H.A.

  2. NHA nói:

    Nhìn phà Đình Khao – ngày xưa tôi hay nói là “bắc Cổ  Chiên”- nhớ phà Mỹ Thuận quá …đi thôi!

    N.H.A.

  3. Phong Tâm nói:

    Để rõ hơn xin bổ sung thêm chi tiết như tượng đồng đen trên bệ cao trước nhà thờ Cái Mơn là tượng Thánh Minh (Phan Văn Minh), tượng nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký trong ảnh không đẹp bằng tượng đồng (bán thân) trước trường THPT Trương Vĩnh Ký gần nhà PT, cách nhà thờ Cái Mơn khoảng 1km. Phía bên kia con rạch Ông Mầu ngang nhà thờ CM chừng hơn 100m là nhà bia kỷ niệm nơi sinh Pétrus Ký, như Lương Minh đã nói.

    Đối diện với hồ Chung Thuỷ, sau nầy đổi tên “hồ Trúc Giang” là trường Trung học Kiến Hoà, có một lúc lấy tên Phan Liêm, thời trước 75.

    Cám ơn bạn Nguyễn Hoàng Long và anh Nguyễn Hồng Ẩn đã xem qua hình ảnh của miền quê Cái Mơn.

  4. Hoành Châu nói:

    Cảnh và người đều đẹp , Y ên Dạ Thảo hài  lòng    trong  chuyến  về  quê  hương  lần  này  rồi  nhé  !Chúc  an  vui .    Chị  Hoành  Châu  (Gia đình  C   )

  5. My Nguyen nói:

    Các anh chị kính mến! MN đọc bài viết đã lâu, bận rộn quá hôm nay mới phản hồi. Xem bài viết, hình ảnh và những phản hồi của anh Phong Tâm, anh NHA và anh LM, MN hiểu biết thêm về đất Cái Mơn, một địa danh gần gũi với nhiều điều thật thú vị. Vậy mà người VL như MN lại chưa được biết dù đã đôi lần qua đất Cái Mơn. Thật là một điều thiếu sót. Chúc mừng các anh chị đã có một chuyến đi đầy ý nghĩa, đặc biệt là YDT trong chuyến về nước lần này.

  6. THU CÚC nói:

    Đọc bài viết và xem hình như thấy Cái Mơn , miền hoa kiểng hiện ra trước mắt . Tôi thích đi trên con đường này từ Vĩnh Long về Sài Gòn . Đường ít xe , có nhiều cây xanh, cảnh hai bên đường thật đẹp .Tôi thích ngắm cầu Chợ Lách cũ (cây cầu sắt) và nhà thờ .Cám ơn chị Phi Rom và anh Lương Minh đã cho tôi có một chuyến du lịch về Chợ Lách miễn phí mà rất vui và thú vị .

  7. Trịnh Kim Thuấn nói:

    Các trường học ngày trước 30/4/1975 ở miền Nam các trường trung học thường lấy tên các vị danh nhân có liên quan đến văn hóa như  Petrus Ký, Nguyễn Đình Chiểu, Tống Phước Hiệp, Phan Thanh Giản, Võ Trường Toản, Chu Văn An, Thoại Ngọc Hầu, Thủ Khoa Nghĩa, Tạ Thu Thâu ……. chứ không như : Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng …. thời  bây giờ ….

  8. Hoành Châu nói:

    Mỗi  triều   đại , mỗi   thể   chế đều   có   lý   lẽ   chính   thống  riêng của nó!   Bạn  Trịnh Kim  Thuấn ạ !!             Hoành Châu (Gia đình C  )

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác