Về Bài Viết: ” Út Công nói về Đạo Văn”
Vừa qua, anh Huỳnh Hữu Đức (NK69) đã đưa ra bài hai bà chúa thơ Nôm đạo thơ đã được nhiều ý kiến phản hồi. Việc này có lợi cho việc học tập về văn của anh chị em và nhất là làm sôi nổi, phong phú trong trang nhà. Tuy nhiên, nếu mãi tranh luận sẽ đưa đến việc mất hòa khí. Đây là ý kiến cuối cùng của anh Đức và sẳn đây trang nhà nói lời cám ơn với tất cả thầy cô cùng anh chị em đã quan tâm và viết bài về hai nhà thơ lớn này (LM)
Trong thi văn, vẫn có đề cập đến tính thời sự, rõ nhất là những bài Phú. Tuy nhiên, không phải vì thế mà việc chúng ta phân tích một vấn đề để tìm ra cái lẽ hợp lý nhất giữa đúng và sai, giữa nghi vấn và kết luận là điều không được phép và không nên làm!
Chúng ta cùng nhau nhìn lại:
1- Hầu hết mọi người cho rằng bản Nôm của Chinh Phụ Ngâm là của Đoàn Thị Điểm. Nhưng có một vài học giả phản bác, cho rằng bản Nôm là của Phan Huy Ích. Quan điểm này ngày càng được nhiều người ủng hộ; công nhận và đang dần thắng thế…
2- Trước đây, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt có tổ chức hội thảo chuyên đề về cụ Phan Thanh Giản, nhờ việc làm này, cụ Phan đã được rửa vết nhơ phản quốc…
3- Galile cho rằng Trái đất chuyển động quanh mặt trời. Vì học thuyết mới này, ông đã phải chịu cảnh mất tự do mấy mươi năm, do dám chống lại thuyết Trái đất là tâm vũ trụ có từ ngàn xưa; của Giáo Hội Thiên Chúa. Nhưng sự thật ông đã đúng…
Mọi người có quyền lật lại vấn đề để tìm ra chân tướng sự thật hay không? hay vẫn nhắm mắt nghe theo những gì mình đang nghi ngờ, mà không dám nói ra, vì sợ cho là dị giáo như Galile?
..anh ÚT Thành Công đã dẫn chứng câu nói của Lênin” Kẻ nào bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào họ bằng đại bác ”.. (Trích từ comment của Hoành Châu)
Các câu nói của Danh Nhân không bao giờ đúng hoàn toàn, chỉ có mang tính tương đối, cũng như tuỳ theo trường hợp.
Như thế, áp dụng câu nói của Lê Nin trong trường hợp này đúng không?
Có người muốn vạch lá tìm sâu, nhưng cũng có người thật tình muốn tìm ra chân tướng, khi nêu lên một vấn đề có tính phản biện, người nêu ra đương nhiên là phải tự tin. Và mọi người cũng có nhựng suy luận riêng. Vì thế muốn nhiều người tin vào Thuyết của mình là đúng, phải hội đủ các điều kiện ắt có. Nhưng quan trọng nhất là chúng ta có thể thuyết phục mọi người bằng lý lẽ của mình, chớ không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác.
Chính vì tự tin, tôi đã dùng hài từ “Đạo Thơ”.Nếu tôi không mạnh dạn dùng hai từ “Đạo thơ”, làm sao có được những phản ứng thú vị; đo lường sự ngưỡng mộ hai Bà Chúa Thơ Nôm? Mang đến một điều không muốn có hay mang đến một cú “Sốc” cho mọi người,
Huỳnh Hữu Đức
Anh Huỳnh Hữu Đức kính quý ,
Như vậy anh đã công nhận thi phú ” dính dáng” đến Thời sự `~ Chính trị . Nhưng không vì thế,, chúng ta nổ súng lục hay bắn đại bác một cách vô tội vạ.! Anh nghĩ có đúng không ? Thật ra không ai công kích những tài liệu anh dẫn chứng về tính trùng lập của các bài thơ Nôm . Nhưng cách nói ” nã đại bác ” của anh :
@Gọi hai bà : Bà HXH và Bà HTQ là “hai Bà Chúa Thơ Nôm đạo thơ “sao giống những ai kết án Cụ Phan Thanh Giản là phản quốc !!
@Những nhà phê bình nghiên cứu văn học , với tinh thần yêu thi ca , tìm tòi dữ liệu về tác giả thật của Chinh Phụ Ngâm , không một ai gọi Bà Đoàn Thị Điểm là đạo văn !!
@ Galileo bị giam lỏng cho đến chết vì can trường bảo vệ cho SỰ THẬT nhưng ông ta không hề nã súng vào những ai không đồng quan điểm với ông . Xin nói thêm Galileo là người thứ hai về thuyết “Trái đất chuyển động quanh mặt trời ” mà trước đó đã có COPEMICUS , người bị Giáo Hội La Mã đưa lê giàn hỏa thiêu ! Nếu nói như anh,,,thì chả lẽ Galileo ” chôm ” của COPEMICUS ?
**
Nói chung tự do ngôn luận là điều căn bản quan trọng nhất của con người .Tuy nhiên , không vì thế, chúng ta sử dụng quyền này một cách sai lầm và quá trớn!!. Mạn đàm trà dư tửu hậu còn có thể châm chước được NHƯNG bút sa gà chết ! Hihi ,,,, Sau cùng thiết nghĩ mọi người không nói những tài liệu anh trích dẫn là sai . Tuy thế cách anh gọi HAI BÀ CHÚA ĐẠO VĂN làm ai nấy phải giật mình sững sốt !! **
Hoành Châu (Gia đình C )
Cho Hoành Châu chỉnh hai chỗ :
~ Ở phần Galileo ,,,,,,,”mà trước đó đã có COPEMICUS , người bị Giáo Hội La Mã đưa lên giàn hỏa thiêu
~ Ở hai câu cuối ,,,” HAI BÀ CHÚA ĐẠO VĂN ,,” Hoành Châu xin chỉnh lại,,,,”,HAI BÀ CHÚA ĐẠO THƠ ,,” ,,,,, Xin cảm ơn các bạn. Hoành Châu (Gia đình C )
Hoành Châu thân,
Anh rất đồng ý với Hoành Châu người khởi xướng đầu tiên trong thuyết Trái đất xoay quanh mặt trời là Copemicus, và Galile là người khơi lại cũng như đấu tranh cho học thuyết của Copemicus, Chính ông mạnh dạn đánh động tiếng chuông để các hậu nhân chứng minh.
Trở lại vấn dến hai Bà Chúa Thơ Nôm.
En hãy đọc lại đoạn anh viết ở trên. Tại sao anh đưa ra các thí dụ trên? cứu cánh của nó chẳng qua là tìm ra sự thật.
Nhờ lật lại chuyện cũ, chúng ta mới vỡ lẽ nhiều điều mà trước đây cứ ngỡ rằng đúng.
Trước đây mọi người đều công nhận bản Nôm Chinh Phụ Ngâm là của bà Đoàn Thị Điểm. Nhưng một chấn động đã xảy ra khi Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn chứng minh bản dịch ấy là của Phan Huy Ích.Và cuộc tranh luận đến nay chưa ngả ngũ. Sở dĩ bà Doàn Thị Điểm không mang tiếng cướp công của Phan Huy Ích, chỉ ví một lý do duy nhất là do người đời sau áp đặt tên tác giả, chớ không hề có tư liệu nào của gia tộc bà ghi tác phẩm đó là của Bà.
Như thế Gs Hoàng Xuân Hãn có nhận một quả pháo vào mình chăng sau khi bắn một phát súng lục?
Còn câu nói của Lê Nin, có lẽ do anh sử dụng từ ngữ thiếu chính xác nên đem đến sự hiểu lầm từ các Em. Anh copy lại câu viết của anh:
“Út Công có lầm lẫn chăng khi áp dụng một câu nói nặng chất chính trị của Lênin vào vấn đề tranh luận, mổ xẻ hay phản biện một nghi vấn văn học?”
Xin nói lại cho rõ ý của anh: câu nói nặng chất chính trị ấy, không đúng khi áp dụng cho trường hợp tìm ra đúng sai trong nghi vấn Văn thơ. Anh cho rắng Út Công đã sủ dụng câu nói này không đúng chỗ . Ý anh là thế. Chứ anh chưa hề nói văn học tách rời kinh tế chính trị.
Còn gì thú vị hơn khi có những dòng tranh luận đầy cởi mở.
Cám ơn Em Hoành Châu, Cám ơn Tất cả.
H.H.Đức
Em xin cảm ơn lời bình trong phản hồi của anh .Chúc anh mãi vui và sức khỏe được vạn an , anh Đức nhé !
Em Hoành Châu (Gia đình C )
Thưa các anh chị và các bạn !
Hổm rày, xem trên trang nhà, thấy các anh chị và các bạn bàn tán thật rôm rả về ” Hai Bà Chúa thơ nôm đạo thơ”. Lần tui hỏng dám tham gia ( vì hồi nẳm thi Tú tài, môn Văn chỉ được 6/20 điểm). Chiều tối hôm qua, Phi Rom có phone hỏi thăm sức khỏe, còn hỏi : dạo nầy sao vắng mặt ở trang nhà ( xin thưa : có xem nhiều, nhưng chưa dám có ý kiến).
Trở lại vấn đề các anh chị và các bạn tranh luận ( bàn tán), tui thấy : ta lật lại chuyện xưa, phân tích, tham khảo thì thật thú vị, nhưng anh Đức dùng từ ” Đạo thơ” của 2 bà HXH và BHTQ thì thực sự tui hơi lạnh, vì như vậy thì các vị phụ trách ngành giáo dục của chúng ta từ trước đến nay, không ai biết gì sao? Để đến giờ nầy chúng ta là hậu bối mới vỡ lẽ ? Xin cảm ơn các anh chị và các bạn đã khép lại vấn đề nầy, tui sẽ không bị nhức đầu nữa, vì chúng ta, ai cũng gần nằm trong diện ” xưa nay hiếm” rồi !
Chú Cả Lần kính! Cháu xin chú hãy nghiền ngẩm câu này của cô Trí nhé , vì cháu thấy rất chì lý:
“Người xưa tự hỏi… hậu thế.. ai đọc văn chương mình , ai người đồng cảm với mình ? Từ đó, tôi tự hỏi… Không biết bà Huyện Thanh Quan khi biết hậu nhân cho mình Đạo thơ, bà sẽ phản ứng ra sao nhỉ ?… Tôi đóan với cung cách đài các đoan trang, lịch sự quí phái bà chỉ thở dài.. Nhưng với tính cách của bà Hồ X. Hương có lẽ bà sẽ phán cho một câu “ Hậu sinh khả ố..”
Thân Chào N.V.Lần, Anh Thư,
Không phải chỉ riêng Các Bạn thắc mắc là tại sao các nhà Giáo dục không đề cập đến các bài thơ tôi cho là “Đạo”, mà chính tôi cũng thắc mắc như trong bài viết “Hai Bà Chúa Thơ Nôm..”đã có nêu lên. Mời các bạn đọc kỹ lại bài viết của tôi.
Tôi cũng xin hỏi các Bạn:
Cô Trí đã có nói đến hai câu cuối trong bài “Độc Tiểu Thanh Ký” của Nguyễn Du tôi xin copy bài thơ ra đây:
Độc Tiểu Thanh ký
Các Bạn có để ý 4 câu cuối chăng? Nó không cùng Niêm Luật với 4 câu đầu.
Không biết tôi nhớ có đúng không, bài này được giảng dạy trong chương trình văn lớp 10. Thế ban soạn thảo chương trình cũng như các Thầy, Cô dạy có giải thích cho học sinh tại sao lại như thế không? Hoàn toàn không.
– nếu giải thích thì phải giải thích thế nào? Nguyễn Du làm thơ Đường Luật sai luật Niêm chăng? Vì bài thơ hay quá, nên đành chỉ dạy mà không đưa ra lời giải thích.
Các Bạn thấy đây cũng giống trường hợp các bài “Đanh Đu…” Dạy mà không cần giải thích.
Một người đứng đắn, không vì người khác phê bình mình mà cho người là xấu. Vì phê bình để tìm đến sự hoàn thiện. Tôi Nghĩ: bà Hồ Xuân Hương không bao giờ có tánh ích kỷ hay nhỏ mọn mà chê Hậu Sinh khả Ố như Anh Thư nghĩ đâu.
Thân Chào.
H.H.Đức