Tiếng Việt Phong Phú
Cách vài ngày trước, đứa em thứ 8 théc méc ý nghĩa 2 chữ biết và mù. Ví dụ: Biết Chữ và Mù Chữ. Như vậy chữ Mù có nghĩa là không biết. Từ suy luận nầy, tại sao không là:
Biết Bơi và Mù Bơi?
Tôi ngẩm nghĩ thấy có lý. A lê hấp, có ngay: Biết Tạt và Mù Tạt. Hôm qua, em Út lại tìm ra một đoản văn về “Đàn Cò”. Xin chia sẻ với mọi người.
Khi nghe từ “đàn cò”, bạn có thể nghĩ đến đàn cò hoặc…đàn cò…Đàn cò ở đây là đàn cò chứ không phải đàn cò…Thật ra, đàn cò và đàn cò là khác nhau…1 bên là đàn cò…còn bên kia là đàn cò…Đàn trong đàn cò có nghĩa là đàn chứ không phải là đàn giống như đàn cò…! Hiểu không????
Đàn cò và đàn cò, thật tình không khó hiểu, nhưng cái tinh tế, cái tính khôi hài của người viết, mới là đáng kể. Tiếng Việt thật phong phú!
Tự dưng tôi lại nhớ một câu chuyện cười dân gian (có lẽ?) về từ “qua”. Tôi bèn mượn đở chuyện nầy, đáp lại “đàn cò”. Nhân đây cũng xin chia sẻ với mọi người.
Qua qua. Đàn cò đàn cò
Hiểu, hiểu…Hiểu không?
Hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua.
Hôm nay qua không nói qua, qua vì qua tính qua bên nhà má qua.
Trên đường qua nhà má qua, qua qua nhà Út, mượn đàn cò.
Qua đàn cò cạnh giàn khổ qua.
Qua thấy có một đàn cò bay qua bay lại. Chắc đàn cò thích đàn cò của qua?
Thế là đứa em thứ sáu, lại có thêm một bài.
Nhỏ Nhỏ
Con nhỏ đó nó có con nhỏ.
Con nhỏ còn nhỏ mà có con nhỏ!
Con nhỏ con của con nhỏ còn nhỏ đó cũng nhỏ con như con nhỏ còn nhỏ mà có con nhỏ !
Xin chấm dứt nơi đây. Vì nói một lúc có lẽ sẽ tẩu hoả nhập ma!
Phương Nga
Xem hình: Đờn cò không phải đờn cò mà cũng là đờn cò…
Phân biệt 2 loại đờn (đàn): Đàn cò (ống tre) và Đàn gáo (gáo dừa) còn gọi là “cò gáo”
Phụ hoạ thêm cho vui: “Lưỡi bò không phải lưỡi bò mà là lưỡi bò”… (?)
Đại huynh Phong Tâm,
Đệ mạn phép được trả lời cơm hớt cái …(?) của huynh:
Câu đố của ông bà ta: “Mồm bò, không phải mồm bò, mà lại mồm bò?” Là con ốc bưu. hihi
Tui cũng phục “lộn” anh Một Lúa của tui.
Ba cái vụ dố như vầy, tui dốt đặc!
Em cũng có …lưỡi nữa nè Bang Chủ
Lưỡi gà không phải là lưỡi gà mà là lưỡi gà…
Hihihi
PN hay à nghen, lúa phục lăn lun
Lưỡi gà của Phương Nga còn bị suy nghĩ, chớ lưỡi bò của Bang Chủ và mồm bò của Một Lúa thì biết liền… Con ốc bò bằng lưỡi! HìHì
Tui thì thích loại chữ Việt không cần phong phú lắm, chỉ cần dễ hiểu
GIA ĐÌNH HAI CON VỢ
CHỒNG HẠNH PHÚC
hihihi
Méc 2 chiện. Chị Lụa ơi,
1. Anh Một Lúa muốn ” hai con vợ”
2. Anh Một Lúa dám kêu vợ bằng “con”
Méc rồi đó, coi bửa nay có ai rửa chén mútmùa lệ thuỷ không nà?
Hay đó Phương Nga.
Có một sai sót nhỏ về dấu phẩy
“qua không nói qua qua, vì…”
Ở bên í mà viết vậy, tuyệt lắm!
Đúng là cô giáo dạy văn , chị Hạnh à.
Hihihi, em cũng thấy lỗi nầy, nhưng đã muộn!
PN ui ! Dạy học trò đừng đưa những từ ” phong phú” nầy, tội nghiệp các em nhỏ. Hồi xưa, gặp mấy trường hợp nầy, anh cả nói : đàn cò ( nhạc cụ ) là đờn cò, còn qua ( tui ) thì nói là tui. Còn mù chữ, thì anh cả nói : tao không biết chữ Tây. Xong, khỏi ai thắc mắc bàn về sự phong phú của tiếng Việt, mệt lắm !
Em đâu dám dạy tụi nó.
Mấy đứa học trò em thuộc hàng sư tổ!
Còn em ruột của anh, thiệt là giỏi tiếng Tây lắm nhe. Từng “méc dịch” ca dao :
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
(Soà soà ói sộ ca na soà….)
Hehehe, em giỏi không?
Tui đố anh Cả
Mắt mèo không phải mắt mèo, mà là mắt mèo có đeo kính râm?
Kèo là 2 cây Hoà Hiệp và 4 xâu Xiên khè. hihi
Nghe các anh chị nói về tiếng việt “Phong Phú” em đọc thấy mỏi miệng ,mỏi mắt,mỏi óc, đúng là tiếng việt mình rất Phong Phú.Vì thế mà người nước ngoài nói tiếng việt mình khó học .
Nhưng khi người Việt mình học tiếng nước ngoài cũng thấy “choáng” vì những từ đồng âm khác nghĩa đó chị Lài.
Nói chung là “Tình Hình thiệt là Tình Hình”!
Phương Nga ui! Đúng là tiếng Việt rất phong phú. Nhưng đáng kể hơn là do sự tinh tế, tính khôi hài của người viết, như PN đã nói. Bài viết của Phương Nga hay và vui quá! Lâu lâu “đổi món” thế này cũng thú vị lắm PN à!
Chị My ơi
Có nhiều lúc em “Tâm Trạng rất là Tình Hình” nhất là nghề dạy học bên nầy rất “tình hình”. Đạo đức suy đồi, bạo lực gia tăng. Tuần qua, một tên điên mang súng vào trường học giết chết 7 người vì họ đạo Tin Lành.
Em đây rất nãn! Nhưng rồi làm được gì? Khóc cũng phải sống mà Cười cũng phải sống. Cho nên em chọn cho mình một cách nhìn lạc quan để vực dậy tinh thần cho chính mình.
Vậy là “Tình Hình” bên ấy thật là “Tình Hình”, nhất là đối với nghề dạy học Phương Nga hé! Chọn cho mình một cách nhìn, một cách sống như PN là đúng rồi. Chị ủng hộ em và mong em sẽ vượt qua những khó khăn hiện tại.
Lâu lắm rồi mới nghe chữ “qua.” Hồi xưa ông Nguyễn khoa Nam thường xưng là “qua”
Nước Mỹ được bắn loạn xạ là nhờ đảng Cộng Hòa thôi. Không chịu kiểm soát súng thì nên giới hạn đạn. Bắn vài viên hết đạn, còn đạn đâu mà bắn nữa, phải hong anh Cả.
Giới hạn đạn cũng thua luôn, vì đạn có thể làm được từ nhà. Nếu anh có vỏ đạn (mua lại rất rẻ), mua vật liệu trên mạng như eBay.
Không phải làm luật cấm súng là xong. Mấy thằng đầu óc đen tối, tội phạm, đâu có coi luật ra ký lô nào?
Lỗi ở những phim ảnh Hollywood, ở những computer games quá dã man, bạo lực.
Anh cả không biết chữ Tây, nhưng có lần cả gan dịch 2 câu thơ ra tiếng Mỹ hẳn hoi :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
Cho mấy thằng bạn nhậu ( trừ Một Lúa ) nghe :
Chữ canh gà, bí quá, anh dịch ” chicken soup” tụi nó khen quá trời !
Seo bỏ tui ra anh Cả. Tui cũng nằm trong trường phái Giáp Thân = Body Armor, mờ.
Ai kêu tui đó, chưa nhìn đã nghe qua, qua, qua loạn xị, người miền Nam qua hay hoa đều phát âm giống nhau, nên nghe tưởng ai kêu mình. Phương Nga hay thật, bỗng dưng nghĩ ra và bỗng dưng viết ra và bỗng dưng nhiều người vào đây bình luận sôi nổi, quả là tình hình dữ thiệt mà cũng đúng thiệt, tiếng Việt quá phong phú và quá dễ hiểu lầm. Khi nào rảnh nữa tìm đề tài loại nầy viết cho nhộn lên nhen Phương Nga.
Qua hổng dám kêu Hoa vì qua biết Hoa bận qua bên bạn Hoa. Như vậy có “múa rìu qua mắt thợ” không hả chị Hoa?
Phải trừ Một Lúa, vì Một Lúa sẽ hỏi tui : Món chicken soup đâu ? Đó là món nhậu khá hấp dẫn !
Hỗm rày ăn tàn gà công nghiệp. Nghe anh Cả nói có gà cháo gà đi bộ, thèm xị đế Hoà Hiệp. hihi