Chuyến đi Bạc Liêu
Ngày 19/4/2015, Sáng sớm chúng tôi khởi hành chuyến đi xuôi về Bạc liêu. Xe được khởi hành từ TP.HCM, trên xe ông tài xế lại ăn chay, cả đoàn chúng tôi cũng ăn chay theo. Mùa này dọc đường lên cầu Cần Thơ, chỉ bày bán duy nhất loại trái cây mà tôi nghĩ là trái thanh trà, vì ngồi trên xe đang chạy “ cỡi ngựa xem hoa “ chỉ thấy những chùm trái vàng tươi treo lủng lẵng. Từ cầu Cái Răng thuộc địa phận Cần Thơ, theo quốc lộ 1 xuôi về Sóc Trăng, Bạc Liêu, toàn tuyến đường được mở rộng cả hai bên, làm từng đoạn ngắn theo thế cuốn chiếu, các cầu cũng mở rộng theo đường, vì vậy xe chạy khá chậm.
Cầu Cái Dầy nơi cách Bạc Liêu khoảng 15 cây số, chúng tôi ghé lại viếng chùa Giác Hoa, đây là ngôi chùa cổ của gia đình, theo dòng suy trầm, ngày nay nhờ vị ni sư trụ trì Nghiêm Thành, ngôi chùa được mở mang và được công nhận là di tích lịch sử của tỉnh Bạc Liêu.
Trong câu chuyện kể của ni trưởng, theo từng giai đoạn bà về trợ giúp rồi tiếp nhận, dưới lớp gạch trong chánh điện bị sụp xuống khi xưa, dở gạch lên là rắn quấn có nùi phía dưới..cùng con cháu chắt trong gia đình ngồi quanh bàn nơi hậu điện.. bà kể lại từng chi tiết ngày xưa chung quanh chùa. Chúng tôi tiếp tục dùng cơm chay nơi chùa, lại chay lạt nhưng thức ăn rất ngon, gồm cơm và các món ăn, bún nước lèo cùng nhiều đồ ăn do nhà chùa chế biến. Vì ít quan tâm nên tôi chẳng biết tên của món ăn để thưa cùng các bạn, chỉ biết có nhiều thực khách khi về còn xin mang theo vài túi thức ăn…
Từ giả chùa, chúng tôi viếng ngôi nhà của công tử Bạc Liêu, cũng lưu ý cùng các bạn, ngày xưa, họ nhà giàu của Bạc Liêu không xuất hiện cùng lúc, mà theo thứ lớp trước sau gồm bốn giòng họ, mà ngày xưa gọi là bốn gánh họ, gánh duy nhất được người dân địa phương gán cho tên là công tử Bạc Liêu là ông Huỳnh Như Phước, ngày nay viếng gồm, con dâu và các cháu chắt của dòng con thứ ba của ông. Nơi chúng tôi đến thăm tiếp là nhà gánh họ Trần, ngày nay ngôi nhà được tập kết nhiều cổ vật, khi vào nhà, phải mua mỗi vé 15.000 đồng.
Nơi đi đếnn tiếp là tượng Quan âm Nam Hải, tượng này do vị bác sĩ tạo dựng. Nơi đây, thuở đó phải sang sông bằng đò, sát cửa biển, có một căn chòi lá và bức tượng chơ vơ, đường đất dẫn ra tượng rất nhỏ. Hiện nay, cầu lớn đường rộng, những khu du lịch sát biển đươc thành lập, xe chạy vào đậu gởi 20.000 đồng, vị bác sĩ thành lập đầu tiên cũng đã sinh sống nơi nước ngoài
H
Chúng tôi viếng cửa biển nơi đây, người vào khu vui chơi ngoạn cảnh là 15.000 đồng, có thợ chụp hình hẳn hoi. Ở đây biển đục ngầu, sóng vổ đều đặn âm thanh vừa trầm buồn vừa gợi thuở khai sinh cuộc đất. Trước khi về Cần Thơ, chúng tôi viếng chùa Chén kiểu, bảy tám năm trước, trước cửa chùa, dân cư bày bán hàng lấn vào trong chút đỉnh, nay thì họp chợ vào tận ngõ ngách trong chùa suốt ngày, những rác rưỡi theo đó cũng nham nhở, đầy khuôn viên chùa.
Chúng tôi về đến Thành phố Cần Thơ vào lúc 6.30 giờ chạng vạng, về Vĩnh Long tiếp tục ăn cơm chay, xe tiếp tục đưa đoàn về Sài Gòn, tôi ghé lại Vĩnh long kết thúc chuyến đi mệt nhưng được thấy và biết được nhiều điều.
bài và ảnh Trương Văn Phú
Nhiếp ảnh gia Trương Phú có khác !
Bức ảnh nào cũng rất là sắc nét .Không thua gì phó nhòm Hoa Đăng đâu!( Cô ơi em nói giựt le nhe cô , chứ sự thật thì …)
Anh. Phú ui ! Anh là người đẹp trai thứ nhì trong đoàn đó( hi hi vì trong đoàn chỉ có hai nìn ông thui)
Nè cộ Phan Lương, trong đoàn có 3 liền ông, một con chai đó nghen. đặc biệt là chỉ có tui có râu lún phún thôi ( bị bắt cạo râu được 3 ngày, đính kèm hớt tóc )
Biển đời dìu dặt phía sau
Sóng lòng biên độ biết bao giờ cùng?
xoay trong giông bão mịch mùng
tâm không khởi loạn bất tùng bàng quan
Anh Phú ơi, hình nào cũng đẹp, từ góc cạnh đúng chụp , em chẳng biết chừng nào mới được những bức ảnh như thế, chắc phải học dài dài đây….Cũng là những nơi đó nhưng nhiếp ảnh gia Trương Phú chụp vẫn đẹp hơn Hoa Đăng quá xá. Bái phục, xin thọ giáo.
Cô đi nhiều chụp riết rồi quen thôi mà, khi rảnh cùng Phan Lương lên đây cà phê sẵn tiện nói chuyện chụp ảnh chơi