Lời chúc mừng Lương Minh & Các Ngọc dài nhất trong ngày 21/6
Ngày nhà báo năm nay, tôi được nhiều lời chúc mừng lẫn quà tặng, nhưng món quà lớn và làm cho tôi vui nhất là bài viết của Đức Tính đề cập đến tác phẩm của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn người bạn cùng trường, nếu có dịp tái bản sách, chúng tôi sẽ xin phép đăng bài này trong sách (SOS)
Tôi cảm thấy chút phân vân, khi cầm trên tay cuốn sách (được ghi trang bìa là Ghi chép) tựa đề. ” CHỢ TỈNH CHỢ QUÊ”dầy trên 400 trang của Lương Minh và Các Ngọc, hai tác giả vừa là bạn đời, vừa là bạn viết. Chị Các Ngọc thật hạnh phúc, mọi người phụ nữ khác thường phải đi chợ một mình, còn chị thì luôn có bạn song hành không chỉ trên đường đời mà còn trên mọi nẻo chợ tỉnh, chợ quê !
Tại sao lại phân vân, vì trong thời buổi Internet và smartphone hiện nay, thế giới phẳng lì . Bất cứ chuyện gì xảy ra trên trái đất này, chỉ trong giây phút thì một người ngồi một chỗ, với một thiết bị số với một cái chạm tay trên máy đã có thể tường tận ngay lập tức mọi thông tin về sự kiện ấy – tôi sẽ dành bao nhiêu thời gian để đọc hết cuốn sách khá dầy này, đó là đối với tôi – một người vốn cũng mê đọc các loại sách !
Một buổi tối , tôi bắt đầu xem CHỢ TỈNH, CHỢ QUÊ ( CTCQ).
Thoạt tiên, tôi chưa đọc từ đầu mà lật tìm bên trong tìm xem có chợ nào là lạ , coi trước. Một hồi, bị lôi cuốn vào vẻ muôn màu muôn sắc của chợ, tôi đã thức quá nửa khuya để đọc không bỏ sót trang nào, một cách kỹ lưỡng chứ không phải qua loa. Tôi tìm thấy nhiều nét thú vị về chợ, qua lối viết của Lương Minh và Các Ngọc. Các tác giả không chỉ ghi chép một cách khô khan như mô tả đơn thuần về các ngôi chợ mà còn lồng vào đó cái tâm cái tình của người viết, qua từng chuyện kể thêm về cảnh về người, về nguồn gốc của chợ, vừa bằng con mắt tường thuật của nhà báo,vừa thêm cái tinh tế sâu sắc của nhà văn. Các mảnh đời gắn bó, hay tiêu biểu cho mỗi chợ đều không bị quên lãng, họ đều được nhắc tới như hình ảnh những chứng nhân cho ngôi chợ.
Đặc biệt, điều hấp dẫn tôi nhất, là hương vị ẩm thực đặc trưng ở mỗi chợ mà khi viết về chợ nếu không đề cập tới sẽ vô cùng thiếu sót. Qua CTCQ, tôi tìm lại được những món ăn thời thơ ấu của mình lâu rồi không được nếm lại, cũng như biết thêm nhiều thức ngon vật lạ của mỗi vùng miển trên đất nước. Trong lời nói đầu, cuốn sách có một ý rất hay ” Có những người xem viec đi chợ như một thú vui”. Dù hiện tạị, tôi có thể đi mua sắm mọi thứ vật dụng cho cuộc sống gia đình, kể cả thức ăn, nhưng thực lòng, tôi vẫn thèm sống trong cái không khí chợ huyên náo, ồn ào một chút nhưng đượm màu sắc mua bán, trao đổi truyền thống qua tiếng trả giá, mặc cả ( thấy trong đó cái tập quán, thói quen của người Việt mình ), thấy cả tình người qua mối thân quen của người bán dành cho khách hàng lâu năm của mình, khi bớt cho vài đồng trong một ký cá, một bó rau..
Nhất là, mỗi lần đi chợ, tôi không thể nào quên ghé hàng quà vặt để suýt soa khi ăn một tô bún riêu thơm mùi.cua đồng nóng hổi cay nồng, hay một chén chè thưng ngọt bùi hương nước dừa dân dã , không thể nào tìm thấy cảm giác thích thú như thế khi vào cac nhà hàng, siêu thị.
Vô cùng cám ơn hai tác giả Lương Minh & Các Ngọc đã đem lại cho tôi cái cảm xúc rưng rưng nhớ về những ngôi chợ lớn, nhỏ ở thành phố hay miền quê đã đi qua trong quá khứ . Mong anh chị sẽ tiếp tục bước song hành bên nhau , không chỉ trong đời mà còn trên các nẻo chợ của mọi miền dất nước, để tiếp tục kể cho chúng tôi nghe thêm về những đời chợ, đời người vô cùng phong phú và sinh động của quê hương mình.
NGUYEN THI DUC TINH
( Như lời chúc mừng gửi đến.hai tac gia LUONG MINH&CAC NGOC nhân ngày Nhà báo VN 21/6/2014)
Chợ Tam Đảo
Đức Tính đi chợ có trả giá không?
Cám ơn anh Lương Minh, đã dành nhiều ưu ái cho lời chúc của T. Đó thực sự là cảm xúc chân thành khi đọc CTCQ mà T muốn được chia sẻ cùng mọi người vì htxem được một cuốn sách hay . Giờ đọc lại những gì mình đã viết, thấy cũng còn nhiều điều thú vị của CTCQ mà mình chưa diễn tả được hết, trong đó là sự duyên dáng dí dỏm nơi cách viết của hai tác giả, góp phần lớn cho sức hút của cuốn sách.
Nhân đây, cũng cho T được bổ sung thêm vài từ cho dòng 26 từ trên xuống : ” Dù hiện tại tôi có thể mua sắm mọi thứ vật dụng cho cuộc sống gia đình, kể cả thức ăn TRONG SIÊU THỊ..” , nếu thiếu 3 từ này, câu văn sẽ không đủ nghĩa. Đây là sơ xuất của T khi đánh máy. Xin lỗi anh Lương Minh và tất cả người đọc nhé.
Anh Hoàng Hưng, vì muốn được trả giá nên T mới thích đi chợ . Đó là tâm lý phụ nữ mà, luôn muốn được người ta ưu đãi, chiều ý mình một chút. Ơ bên anh, chắc khg có dịp trả giá fải khg.
Đúng rồi nếu em ở bên anh HHg thì chuyện giá cả là chuyện nhỏ. Anh HHg sẽ dẫn em đi siêu thị nè, ăn kem nè và còn nhiều cái hay khác.
Anh Hoàng Hưng, hôm truóc anh có ý muốn T đăng lại bài Về với yêu thương của mình. Nay T thực hiện rồi đó. Thanks anh nha.
Anh Lương minh, Em 16 tuổi rồi ( có nói lộn ngược hông ta), đâu fải nhỏ nhít gì mà nhõng nhẽo đòi ăn kem chứ. Anh Hoàng Hưng khỏi lo. Răng em rụng hết rồi, ăn uống được bao nhiêu. Anh dẫn anh Minh đi uống rượu Tây cho đỡ …hao đô là tốt rồi . Hihi
Chúc hai bạn :
Từ CHỢ TỈNH đến CHỢ QUÊ
Lương Minh-Các Ngọc đề huề sánh đôi …
Chúc Ngày Nhà báo tươi vui
Để CHỢ QUÊ – CHỢ TỈNH cặp đôi đi hoài…
Đức Tính ơi, đã đọc bài đó hai lần rồi. Không biết viết phản hồi như thế nào. HHg đã về, tâm trạng lại khác với Đức Tính. Khác xa lắm, khó viết phản hồi. Muốn chọc phá Đức Tính cũng không chọc phá được nữa, vì Đức Tính là hạt ngọc của trang nhà.
Đây là quyển sách gồm nhiều tư liệu quý , cả hai tác giả Lương Minh và Cảc Ngọc đã phải bỏ nhiều công sức và thời gian để hoàn thiện tác phẩm . Nhân Ngày Nhà Báo Việt Nam chúc cặp đôi Lương Minh& Các Ngọc mãi thăng tiến theo nghiệp nhé !
Anh Hoàng Hưng ơi, nghe phản hồi của anh, t cảm động lắm, dù khg dám nhận mình là hạt gì cả, là hạt nước mắt của trang nhà thì đúng hơn vì toàn viết những chuyện sướt mướt, đến thành ” nhãn hiệu cầu chứng tại tòa ” như Phương Mai đã nói, đọc cái tựa là biết của DT hihi. Thực ra VVYT rất dài , gấp hai lần bài này, đây chỉ là trích đoạn thôi, trong khuôn khổ một bài trên trang nhà, hơn nữa t fải lược bỏ một số đoạn về tình yêu thuở học trò. Đồng thời, hai đoạn cuối của bài như anh đọc, t viết theo ” phép xã giao “một chút vì kỳ đó do chính Ban biên tập kỷ yếu của Trường mời , nên fải viết cho phù hợp hoàn cảnh chút. Nói thế, mong anh Hưng hiểu nhiều hơn .Cảm ơn anh rất nhiều.
Anh Minh, hình như có.một sự hiểu lầm khg nhỏ ỏ đây nha, ở phản hồi với anh Hoàng Hưng, t nói ở bên anh tức là ỏ bên Mỹ, bên Tây, chứ khg fải là bên cạnh anh Hung đâu hihi
Chữ nghĩa dạo này làm sao ấy. Nó khiến cho người đọc hiểu lầm (lại là hiểu lầm không nhỏ). À mà không phải một mình anh Minh hiểu lầm đâu. Còn nhiều người nữa, nhưng chắc chắn có 1 người là Hoành Châu (đã trao đổi qua ĐT). Thồi thì nhờ ĐT nói lại cho rõ vậy.
Tui cũng thấy chỗ hiểu lầm này mà không dám la, sợ mình hiểu không chính xác. Hì hì.
Đức Tính , thay vì ĐT dùng cụm từ ” ở bên xứ anh “, HC chắc chắn khó ai hiểu lầm, vậy hé . Bạn nên cẩn thận khi sử dụng từ nhất là lúc nầy bạn nhé . Vậy nhà báo hãy yên tâm , sai sót nhỏ nầy là do ĐT mà ra . Bạn đã đính chính là tốt rồi . / HC
Các bạn viết phản hồi giống như nói chuyện, với Đúc Tính cũng vậy nên nói “ở bên anh” mọi người đếu biết Đức Tính muốn nói điều gì, chỉ tại Lương Minh hay có tính hài hước, chọc cho vui nên mới có chuyện. Ai cũng biết tiếng Việt Nam của mình có những điều lắc léo “đáng yêu”.
Đến đây, qua các phản hồi bên trên, tôi chợt nghĩ nếu HHg viết trả lời “nếu em ở bên anh thì khỏi trả giá” nghe cũng hay hay (cũng như ý của Lương Minh thôi!)
Tôi thì vốn ít viết phản hồi, tại làm biếng mà cũng hay “bắt giò” (như PN) ngại mích lòng. Hôm nay phá lệ… Nhân đây tôi thấy anh chị em mình vốn hay viết tắt cho nhanh nên nhiều chữ tắt làm tôi …thấy làm sao ấy, muốn đề nghị là chịu khó viết nguyên chữ dù mất thì giờ nhưng khiến cho chữ Việt mình đẹp hơn (rào đón một chút: đây chỉ là ý riêng của tôi thôi, anh chị em cứ thoải mái viết sao thì viết nhé). Như tên Đức Tính mà viết tắt ĐT trong đầu tôi cứ lang mang nhớ tới chữ điện thoại. Bản thân tôi bấy lâu viết tắt tên là NHA, anh chị em có biết không, một lần người bạn thân gởi một bài thơ của tôi ký tắt như vậy để nhờ diễn ngâm, người ngâm thơ giới thiệu tên tác giả là “nha”(phát âm theo “nhờ …a…nha” )nghe cười chết luôn. Còn nhiều, nhiều trường hợp lắm, như chữ không viết là ko hoặc khg hoặc kg …Chữ Việt mình khó vô cùng, nội cái chuyện “dấu hỏi, dấu ngã” (cứ nhờ Lương Minh chỉnh lại hoài sau khi đã gởi bài đi) đã điên cái đâu rồi mà thêm viết tắt nữa…Ha ha ha ..có lẽ tôi thuộc loại …bảo thủ hảo mất rồi, đừng có cự tôi nhen, hôm nay sao lại viết dài thế! 🙂
Chào thân ái.
Bây giờ em bắt giò sư huynh nè. Đở nhé! Kêu đừng viết tắt, mà sao “diết” là PN?
À như vậy là em Phương Nga là người hay “bắt giò” đó hả? Không “quánh” mà khai. Thật ra mình nói ai đó cũng hay ” bắt giò” nhưng mình sợ họ giận nên viết tắt để né đó mà. Cực chẳng đã phải làm vậy thôi!. Thông cảm nhe Phương Nga.
Đã nói rồi mà: đây không phải là chỉ trích mà kiếm chuyện nói cho vui cửa vui nhả thôi chứ trên Internet thế hệ trẻ viết tiếng Việt mà tui chẳng hiểu gì cả, chẳng hạn như câu sau đây (cố gắng nặn óc mới hiểu, nhiều câu còn độc hơn):
‘Suot ngay dj ngj .mat voi an uog. Mjen trug dg bj bao lu kja. Do vo tam’ ).
Thôi hổng nói nữa.
Sư huynh thân mến ơi, không phải chỉ có Việt Nam (thấy em “ngoan hông- viết nguyên chữ) mà ở Mỹ text messages còn ghê hồn hơn nữa kìa. Em lúc nào cũng phải thủ sẵn cuốn sỗ từ điển text , đề phòng học trò text cái gì, có “chửi” mình không. Khổ lắm!
Bữa nay đọc phản hồi vui quá chừng, cả nhà rôm rả quá, nhất là có thêm anh N.H.A, ẹm
Cũng muốn kêu là anh NHA luôn cho tiện .hihi. Anh Hoàng Hưng, anh Minh và ace khác ơi, đúng là ĐT đã bị …trả giá rồi, về vụ viết ở bên anh ( giờ mắc cở quá ), chứ viết xong mình vô tư đâu nghĩ gì,ngây thơ vô số …tội mà. Ngay cả khi đọc phản hồi của anh Lương Minh, cũng đâu thấy sao . Mãi hôm qua Châu đt cho, mới biết là mình gây nên chuyện rồi, hổng biết có là cháy nhà Anh Hưng chưa, Sorry anh Hung nhe,
Nghe nói cô 9 hiền khô hà, Đức Tính đừng có lo. Với lại Hoàng Hưng nhắc chuyện đời xưa chớ chuyện đời nay đâu có những câu chuyện tương tợ như vậy, phải không em trai? (đoán mò thôi nhe!)
Cứ tưởng anh Lương Minh là nhà báo, không ngờ cả anh chị còn là nhà văn . Chưa dược đọc ” Chợ tỉnh Chợ quê ” , nhưng em thật lòng bái phục !!!
Không phải nhà văn đâu Thùy ơi, chỉ là ông sãi ngày đêm công phu ở chùa thôi.