Ngựa và những bức tranh nổi tiếng

Ngày đăng: 25/01/2014 01:11:04 Sáng/ ý kiến phản hồi (6)

1. Truyền thuyết kể lại, 1000 năm trước, khi Bá tước Leofric vùng Mercia (Anh) ban hành luật thuế hà khắc, chính người vợ yêu Godiva của ông đã đích thân cởi bỏ xiêm y, cưỡi ngựa diễu qua các con phố Coventry để phản đối chồng. Chỉ có điều, mái tóc của nàng Godiva 1.000 năm trước đủ dài để che kín những phần cần phải che!

Một họa phẩm xuất sắc của John Collier về Nàng Godiva đang cưỡi trên một con ngựa trắng

2. Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng. 

 

Anh hùng có Lã Bố, tuấn mã có Xích Thố.  Tranh: Baidu

 

3. Zaya Saikhan Sambuu (sinh năm 1975) là họa sĩ nổi tiếng đến từ Gobi. Ông thường vẽ phong cảnh, sinh hoạt ở Mông Cổ gắn với ngựa và các loài động vật hoang dã. Chất liệu thường được Sambuu sử dụng là màu nước, acrylic, sơn dầu để vẽ trên toan và vải. Sambuu đã thực hiện nhiều triển lãm cá nhân tại Mỹ, Nhật Bản, Anh, Australia. Sambuu từng nghiên cứu về mỹ thuật truyền thống Mông Cổ tại Soyol Fine Art College ở Ulaanbaatar. Giờ đây ông thực hiện sứ mệnh mang vẻ đẹp của Mông Cổ tới công chúng nghệ thuật thế giới.

 

Tác phẩm Beauty and wild được Zaya Saikhan Sambuu sáng tác năm 2004.
 

4.

Bức “Brood Mares and Foals” được danh họa nổi tiếng với những bức tranh ngựa, George Stubbs, vẽ vào năm 1776.

 

5. Từ Bi Hồng đã từng du học về mỹ thuật tại Paris (Pháp) và Berlin (Đức). Nhờ tiếp thu phương pháp hình họa của phương Tây nên ông có điều kiện ký họa, nghiên cứu sâu về đặc điểm, cấu trúc, giải phẫu, hình dáng của loài ngựa. Ông đã vẽ rất nhiều về ngựa với đủ loại: độc mã, song mã, tam – tứ mã và cả bày ngựa tung bờm, tung vó, phi nước đại, bờm đuôi tung bay, tung vó tự do trong không gian mênh mông. Những bức tranh vẽ ngựa của Từ Bi Hồng dù ở tư thế nào thì chúng cũng không bao giờ tĩnh tại, mà luôn chủ động ngoái nhìn hay căng tràn sức bật. Những mảng sáng tối, những chỗ chừa trắng, những nét bút phóng khoáng ở bờm và đuôi ngựa, và bố cục theo luật phối cảnh phương Tây, tất cả những điều ấy đã tạo nên nét độc đáo, xuất sắc, có sinh khí và thần thái trong tranh ngựa của Từ Bi Hồng.

   


“Ngựa phi nước đại” của Từ Bi Hồng được vẽ trong đầu mùa đông năm 1948. Các nét của bức tranh tự do, phóng khoáng. Tính đơn giản và ngắn gọn của bức tranh tự do truyền thống của Trung Quốc với ánh sáng và bóng tối của bức tranh phương Tây được Từ Bi Hồng kết hợp nhuần nhuyễn trong nét bút vì vậy cơ thể của con ngựa trở nên mạnh mẽ và mới lạ. Chuyển động của nó khi chạy cho thấy một động lực to lớn, làm cho người quan sát cảm thấy hưng phấn.

 

6. Bức tranh Quang Trung, ngựa được miêu tả trang nghiêm và oai hùng hơn với bốn vó phi nước đại rộn ràng. Yên cương rực rỡ sắc màu của ngựa được thể thiện khá chân phương, rõ nét, gần như thực. Ngựa có đôi mắt mở trừng đăm đăm nhìn phía trước với cái mõm khẽ há và đôi cánh mũi phập phồng cùng bốn chân khoẻ chắc đủ làm cho ngựa có hình dáng một chiến mã béo tốt.

 

 

Bức tranh Vua Quang Trung, tranh Đông Hồ

Có 6 bình luận về Ngựa và những bức tranh nổi tiếng

  1. Một Lúa nói:

    Cám ơn bài viết của Đinh Kim Phúc.

    Nhờ đọc bài nầy mới biết ngựa Xích Thố là ngựa chiến. Nhớ hồi xưa nghe mấy người già chửi con cháu, tui tưởng ngựa Xích Thố là con gì chứ.

  2. Nguyễntuyết nói:

    Ngưạ phi nước đại.. làm NT nhớ câu  Ngưạ phi ngưạ phi đường xa. Tiến lên đường , cát trắng , trắng xoá…  hi hi !. Bài viết kể về ngưạ hay đa nhe. Đúng là ĐKP !!?? hi hi .

  3. PhươngNga nói:

    Hình 1 làm tôi thán phục nhất.  Có lẽ khi xưa, khi mà môi trường còn trong sạch, người ta chỉ phản đối chính sách thuế má thôi.  Nay thì khác, do vậy tôi nghe có một “siêu mẫu” nào đó ở VN, hình như bắt chước kiểu “cuổng chời” của bà hoàng hậu nầy, để bảo vệ môi trường?  Sử gia ĐKP có nghiên cứu về đề tài nầy không?

  4. Hoàng Hưng nói:

        Đinh Kim Phúc đâu có chen vô được đâu mà nghiên kíu.

  5. DKP nói:

    Sao anh HH nở lòng phán một câu chủ quan thế? Phúc cũng muốn nghiên cứu “môi trường” lắm nhưng khi đến dòng suối mà em NQ chụp ảnh thấy cá chết nổi cả bầy nên không muốn chết theo cá. Mà nói thật nhe, Phúc không muốn thì thôi, chớ khi muốn rồi thì biết tay, hehehe, bởi vậy bây giờ mới là Tướng Phòng không!

  6. Đoàn Hữu nói:

    Bức tranh của Từ Bi Hồng vẽ Ngựa phi nước đại mà lại vẽ đuôi ngựa cong lên trên như thế là sai với thực tế, không đúng. Thật đáng tiếc !!!

     

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác