Phà Đình Khao
Phà Đình Khao có tên gọi trước 1975, nhưng bà con vẫn quen gọi là bắc Cổ Chiên. Ngày nay do có Phà Cổ Chiên ở phía Mỏ Cày nên từ phà Đình Khao được dùng trở về nguyên thủy của nó. Đình Khao là ngôi đình thuộc xã Thanh Đức, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) trước kia thờ thần hoàng bổn cảnh, có từ thời Gia Long. Năm 1867, sau khi thực dân Pháp đã đánh chiếm ba tỉnh còn lại của Nam Kỳ: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên thì chúng cho triệt hạ hết các công trình của triều đình nhà Nguyễn. Đình Khao và vật thờ trong đình đều bị hủy hoại. Đình Khao chỉ còn trơ mấy gốc dương, bồ đề cổ thụ. Về sau, dân làng lập một ngôi chùa trên nền đất cũ của đình mang tên Bửu Long Tự. Vị trụ trì đầu tiên là ông Nguyễn Văn Ngà, tức Đạo Ngà. Khi Đạo Ngà viên tịch, các vị đệ tử của ông trông coi chùa. Đến năm 1945, thực dân Pháp mở đợt ruồng bố ven sông Cổ Chiên và đốt chùa này. Năm 1961, ông Mai Văn Nghiệp, một người dân đã cho dựng lại ngôi chùa cho dân làng có nơi lễ bái. Qua năm tháng, chùa Bửu Long cũ nát, xiêu vẹo được sự giúp đỡ của các Phật tử đã xây lại ngôi chùa mới như hiện nay.
Tuy là ngôi chùa cổ nhưng trong chùa không còn cổ vật, chỉ có chiếc chuông đồng là còn mang vẻ cổ kính, trên đó có ba chữ Hán “Bửu Long tự” và bốn phía của thân chuông có ghi tứ quí: xuân, hạ, thu, đông.
|
|
Khu phà Đình Khao giờ đây là địa danh lịch sử, cách đó vài trăm mét là trung tâm hành hương Đình Khao của đạo Thiên Chúa. Thánh Phan văn Minh đã tử đạo tại pháp trường này. Do vậy, khách đến đây tham quan chủ yếu là giới nghiên cứu và những văn nhân.
Bài và ảnh Trương Văn Phú
trên sông Cổ Chiên nhìn về Đình Khao
cầu dẫn xuống phà
h3 đường vào chùa Bửu Long
h4 Đền thờ Thánh Minh
Thánh Philipphê Phan văn Minh
h5
h6
h7