VÕ NHẠC TÂY SƠN
Ai về Bình Định mà coi/ Con gái Bình Định múa roi ,đi quyền. Đó là hai câu thơ mà bấy lâu nay nói lên sự giỏi võ của người phụ nữ Bình Định . Để tìm hiểu thực hư Trần Bình và quý du khách của mình đã tới nhà hát Nhạc Võ Tây Sơn bên trong Bảo Tàng Quang Trung để xem biểu diễn trống trận và võ thuật của các cô gái Bình Định .
Nhạc võ Tây Sơn là một nét văn hóa độc đáo của vùng đất Bình Định xuất phát từ phong trào nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ 18. Đây là loại võ nhạc nhằm kích thích sĩ khí của ba quân trong luyện tập cũng như trong chiến đấu. Cũng theo truyền thuyết thì tiếng võ nhạc Tây Sơn cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng oanh liệt của vua Quang Trung trong cuộc chiến chống ngoại xâm.
Trần Bình đã gặp và chụp ảnh lưu niệm với chị Nguyễn thị Thuận là người cháu đời thứ 9 của vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một người đánh trống trận xuất sắc của Nhạc Võ Tây Sơn (là người duy nhất ở Tây Sơn đánh cùng một lúc 12 cái trống).
Tin ảnh : Trần Bình
h1 Nhạc võ Tây Sơn
h2 Bên trong nhà hát,
h3 một bé gái đi bài quyền,
h4 song kiếm hợp bích,
h5 Nhất đao kỳ hùng,
h6 song chuỳ,
h7 tay không đấu với binh khí,
h8 văn nghệ cồng chiêng Tây Nguyên,
h9 Chụp ảnh lưu niệm với đoàn khách Vĩnh long,
h10 Trần Bình và chị Nguyễn thị Thuận (cháu 9 đời của vua Quang Trung)
Bình ơi! Mấy cô gái nầy có gia đình không Bình ?
Mấy cô gái nầy vẫn có chồng con bình thường, ngoài thời gian tập dợt và trình diễn các cô vẫn có đời sống gia đình bình thường như bao người phụ nữ khác .
Nói về võ nhạc Tây sơn nghe nói có người sử dụng được 13 trống ? không biết hiện nay còn không Trần Bình?
Theo em được biết ở võ nhạc Tây sơn chỉ duy nhất chị Nguyễn thị Thuận là người đánh được 12 trống mà thôi (vì dàn trống chỉ có 12 cái lớn nhỏ ) . Cho em gởi lời hỏi thăm sức khỏe thầy cô . Em đang đi tour ở Phan Thiết .
1. GS Phan Huy Lê cho biết ông đã vào Bình Định, gặp người đem món nhạc võ trên đi thi tại Sài Gòn vào những năm 1960-1961 và đạt giải. Nó có thể là sản phẩm của vùng dân gian Tây Sơn chứ không phải là “Nhạc võ” có từ thời Tây Sơn như nhiều người lầm tưởng và khẳng định.
2. Nhiều người vẫn cho rằng bà Nguyễn Thị Thuận là hậu duệ đời thứ 9 của “Tây Sơn tam kiệt”.
Cách đây 8 năm bà Thuận khẳng định: chuyện là hậu duệ của 3 anh em Tây Sơn, bản thân bà cũng không rõ, bởi làm gì còn gia phả và chuyện đó là do người ta dựng lên!
Việc “cho” bà Thuận là hậu duệ 9 đời nhà Tây Sơn bắt đầu từ ý tưởng … ngẫu hứng của một vị lãnh đạo tỉnh Bình Định cách đây 15 năm. Ông này chỉ đạo cho ngành văn hoá lập hồ sơ nhạc võ Tây Sơn và theo đó người đánh trống phải là con cháu trực hệ của nhà Tây Sơn!
Ghi chú.: Anh em Tây Sơn họ Hồ chứ không phải họ Nguyễn!