Thầy cô mở rộng vòng tay chăm sóc chúng tôi như cha mẹ, anh chị

Ngày đăng: 21/04/2013 05:07:15 Chiều/ ý kiến phản hồi (4)

 Cách đây khoảng hai tuần, Mỹ Phước (NK73) cho tôi biết thầy Thọ chỉ bị stroke nhẹ nhưng lại bị ảnh hưởng khá nhiều đến trí nhớ của thầy, Mỹ Phước đoán trí nhớ của thầy chắc khó bình phục như xưa, nhưng sức khỏe của thầy vẫn còn khá, dư sức sống năm, mười năm nữa. Hôm sau Thanh Hương (nk75) rủ tôi về Cali thăm thầy, tôi cũng muốn về Cali thăm thầy lắm, nhưng khi tôi vắng nhà hai thằng cháu nội phá sập nhà, gần như mỗi năm phải sơn lại nhà, tháng rồi Tommy sau khi vẽ spiderman, nổi hứng leo lên bàn co giò nhảy như spiderman, chân bị sưng khóc suốt đêm. Có lần Gia Bảo làm phiền, Tommy bay đá Gia Bảo ngồi dậy không nổi, Tommy đã học 2 năm Taekwondo.

 

 

Có lần tôi nghe Tommy nói với Gia Bảo:”Anh Hai nói với Gia Bảo nhiều lần, đừng giởn như vậy anh Hai đau lắm biết không.”  Nếu hôm đó tôi không có ở nhà chắc chắn Gia Bảo bị đo ván.  Không tháp tùng với Thanh Hương về thăm  thầy, tôi cũng hơi tiếc, nhưng tôi nghĩ, mùa hè này tôi về thăm thầy cũng còn kịp, nhưng không, không còn cơ hội nữa.     Lần đầu tiên đi cùng Mỹ Phước đến thăm thầy Thọ,  nhìn tôi, thầy nói, trông em cũng quen lắm, em nhắc dùm thầy có kỹ niệm nào hồi em học Tống Phước Hiệp có gặp thầy. Tôi nhắc cho thầy nghe, sau tết 68, một Chúa Nhật trường có tổ chức đi sửa lại những nhà bị cháy có gặp thầy hơi lâu, và năm sau lên đệ tam, sau khi thi đệ nhị lục cá nguyệt xong, chính thầy Thọ mang những tấm giấy màu trắng, xanh, đỏ gọi là giấy khen hay là giấy gì tôi không nhớ, phát cho những người trong tháng được hạng nhất, nhì, ba, và những môn thi cũng có hạng nhất, nhì ba. Thầy Thọ phát cho tôi một tấm, hai tấm đến tấm thứ ba, thầy nhìn tôi hơi lâu, tấm thứ tư thầy cười. Năm đệ tam, thứ hạng hàng tháng chưa bao giờ tôi được hạng nhất, nhưng chưa tháng nào tuột quá hạng năm. Những môn thi thì có những môn hạng nhất. Năm đó may mắn, Thái Thành Minh là người học giỏi, viết chữ đẹp nhất lớp và cũng có thể đẹp nhất trường, Minh không quan tâm đến lớp đệ tam, Minh chỉ học “lấy có” vì Minh âm thầm học luyện thi Tú Tài một, và Minh đã thi đậu Tú Tài một năm đó và lên thẳng đệ nhất, bên nam còn mấy tay chiến như Đinh Trung Chánh, Nguyễn Hồng Lợi và Kha Hiếu Nghiệp. . .  Năm sau tôi đã rời Tống Phước Hiệp, chứ tôi cũng muốn học đua với Nguyễn Hồng Lợi.

     Sau đó, cứ khoảng hai tuần tôi không chạy xuống nhà thầy thì thầy gọi điện thoại hỏi, thường thầy nói chuyện trong điện thoại nhỏ xíu, có nhiều lần tôi không nghe được những ý của thầy, thường tôi gọi điện thoại hỏi lại cô Dung hay Ly, chỉ có cô Dung và Ly nói chuyện điện thoại nghe rõ ràng nhất, ngay cả Mỹ Phước tôi cũng không nghe rõ hết. 
     Mấy tháng sau thầy ngỏ ý  Chúa Nhật sau đến phụ thầy lót cỏ, trồng lại bông hồng sân trước, ở Mỹ cỏ đã được trồng sẳn trên một tấm lưới, cắt ra từng miếng vuông, mua về chỉ sắp đều trên mặt sân, tưới nước là xong, hôm đó quy tụ 6, 7 anh em làm trong một giờ là xong, bắt đầu ăn uống kể chuyện trường xưa lớp cũ. 
     Thầy Thọ kể lại, ngày xưa thầy bị stroke một lần, một sư Tây Tạng rờ đầu thầy và nói:”Con sẽ hết,” và thầy đã hết. Sau đó những sư Tây Tạng từ Tây Tạng qua Mỹ hoằng pháp thường ở nhà thầy. Sau này có người thành lập chùa cho các sư Tây Tạng, ngày khánh thành chùa rất đông đảo anh chị em cựu học sinh Tống Phước Hiệp đến dự. Mỗi ngày thầy thường đến săn sóc vườn hoa của chùa, cuối tuần tôi và Mỹ Phước đi phụ với thầy, có một ngày trong mùa đông thầy đội nón mùa đông phủ cả tóc, trong lúc Mỹ Phước nói chuyện, gọi “Thầy, thầy,” một Phật tử vừa bước vào chùa, nghe Mỹ Phước vừa gọi “Thầy, thầy”, tưởng thầy là thầy tu trong chùa, đến thi lễ với thầy.
     Năm 2008 thầy Dương Hiếu Nghĩa gọi thầy đến Thiền Viện Tánh Không ở Riverside học thiền, tôi cùng học hai khóa thiền với thầy, sau đó thầy quy y tại Thiền Viện Tánh Không, thầy Không Triệt đặt cho thầy Pháp danh Tuệ Khánh và chọn thầy vào hàng Giáo Thọ. Lúc cùng học thiền với thầy, buổi trưa tôi được nghỉ ké với thầy trong một phòng đặc biệt, thầy kể cho tôi nghe nhiều chuyện ngày xưa tôi chưa được biết, thầy kể lịch sử thành lập trường Đại học Cần Thơ, bác Mai Phùng Võ và bác Mực cũng góp nhiều công lao trong việc xin thành lập trường. Sau khóa Thiền tôi rời Cali về tôi về Arizona, thầy có bất cứ tài liệu về Thiền, thầy đều gởi cho tôi. Thầy Thọ và cô Dung đã một lần đến Arizona thăm tôi.
     Thời hậu học sinh chỉ có thầy Thọ và cô Dung cho tôi nhiều kỹ niệm “tình thầy trò” nhất. Có một lần cô Dung tổ chức sinh nhật cho anh Lê Châu Trí, tôi cảm động và viết một bài với kết luận:”Hơn ba mươi năm về trước, thầy cô đã tận tụy dạy dổ chúng tôi, bây giờ thầy cô mở rộng vòng tay chăm sóc chúng tôi như cha mẹ, anh chị của chúng tôi. Nơi xứ người vốn thiếu thốn tình thương, bây giờ chúng tôi đã tìm được nơi chúng tôi thường đến và thích đến.”

Hoàng Hưng

    Mừng con gái út Phương Loan(nk75) tốt nghiệp Đại Học

  Thầy Thọ cô Dung, con gái út của Phương Loan, Hưng

 Hưng, thầy Thọ cô Dung, Thúy Hiền(nk75), con gái út của Phương Loan, Vỹ(nk72), con gái lớn của Phương Loan

Hình 3:   Bầu ban chấp hành hội TPH Châu Trí(NK 69), chị Tuyến (khóa 13 Sử ĐHSP) con thầy Ninh, Hiệu trưởng Bán Công Nguyễn Thông, Hưng, em gái Châu Trí, chị Thanh Tước (NK63), thầy Thọ cô Dung (còn lại 2 người không nhớ tên)

 Sau đại hội, vài cựu học sinh ở lại mừng sinh nhật thầy Thọ, Vỹ, Phương Loan (áo dài đỏ), thầy Thọ, Chiêu Hằng, Thanh Tước, cơ, ca sĩ Lan Ngọc, cô Dung, Vân

Hình 5: Một ngày đại hội:

Hàng ngồi: Từ trái: Thầy Nguyễn bá Nguyên, Thầy Lý Di, Tiến Sĩ Nguyễn thanh Liêm, cô Dung, thầy Thọ, cô Nhàn, thầy Nhàn, thầy Chuân em thầy Hiệu trưởng Nguyễn hữu Lể 

Hàng nhì: Từ trái: Đại,Thúy Hiền, Chiêu Hằng, Phương Loan, quên tên, Vân, bích, Cơ,Ly, quên tên,Chiêu Phụng, quên tên, Tuyến

Hàng chót: Từ trái: Quới, Lưu Vĩnh Khương, Châu Đoàn, Vỹ, không nhìn rõ, Ngọc Em, Hưng, không nhớ tên, bị che khuất, Mỹ Phước, đứng trước Mỹ Phước là anh Huấn, ba người còn lại không nhớ tên.

 

Có 4 bình luận về Thầy cô mở rộng vòng tay chăm sóc chúng tôi như cha mẹ, anh chị

  1. PhươngNga nói:

    Hình nào nhìn thầy cũng vui vẻ, trẻ trung nào ngờ thầy vĩnh viển ra đi một cách quá đột ngột.

  2. Kha Thế Huy nói:

    Xin chú cho cháu hỏi thăm về người có tên Kha Hiếu Nghiệp, có phải trước 75 ông ấy là phi công, gia đình ở Cầu Kè? Xin cảm ơn chú

  3. Luong Minh nói:

    Kha Hiếu Nghiệp lúc đi học ở trọ xóm Hòa hảo (Cầu lầu) , ở đậu nhà thầy Tòng. Anh học lớp 12B1(NK71) chung với Phạn Văn Điệp, Kim Cương, sau khi ra trường không có liên hệ với ai nên không rỏ. Bạn nào 12B1 (NK71) biết tin xin cho biết

  4. Kha Thế Huy nói:

    Dạ con xin cảm ơn chú

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác