Đi tìm biệt dược Tây Nguyên
Biết Khắc Minh có mặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, Dak Lak vào đầu tháng 3, anh SOS, giao cho Khắc Minh một trọng trách: truy tìm cho bằng được công thức pha chế thần dược của dũng sĩ săn voi số 1 Tây nguyên – “Thần dược Ama Kông.”
Ama Kông có tên là Y Prông Êban, vì có con đầu lòng tên Kông nên theo luật tục gọi là Ama Kông có nghĩa là cha thằng Kông. Ama Kông là người dân tộc M’Nông, sinh năm 1910 tại bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, nơi săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng của Việt Nam.
Ama Kông là một người đàn ông có ngoại hình hấp dẫn, sức khoẻ phi thường, tài hoa và đa tình. Từ năm 13 tuổi, Ama Kông đã làm thợ phụ trong các đoàn săn voi, đến năm 17 trở thành thợ chính, trong chuyến săn đầu tiên đã bắt được 5 con voi rừng. Theo thống kê số lượng voi bắt được thì cho đến chuyến săn cuối cùng năm 1982 – năm nhà nước ra lệnh cấm săn bắt voi rừng – thì Ama Kông đã săn được 298 con ( ghê thật ! )
Dụng cụ săn voi của Ama Kông ( ảnh NKM )
Cũng nhờ săn bắt được nhiều voi, Ama Kông nổi tiếng là người giàu có, ăn chơi ví như công tử Bạc Liêu của Tây Nguyên. Tương truyền, ông từng được người Pháp đưa đi học chữ Tây, nhưng ông đã trốn về bản Đôn để được săn voi và được… ăn chơi. Nhiều lần ông đi máy bay từ Buôn Ma Thuột vào Sài Gòn đánh bạc, số tiền thua bạc có khi bằng 4 con voi lớn …
Khắc Minh ngồi trước nhà Vua săn voi
Ông từng săn được voi trắng và hiến tặng cho các vua Lào, Thái và cả Ngô Đình Diệm. Với tài săn voi, sự giàu có, sành điệu các nhạc cụ dân tộc và chất đa tình, Ama Kông cũng là niềm mơ ước của vô số người đẹp. Ông đã cưới chính thức 4 người vợ, sinh hạ được 21 người con, có 118 cháu, chắt. Số con, cháu này đang sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên và một số vùng của Lào và Campuchia.
H4
K. Minh và voi Bản Đôn
Ama Kông không chỉ nổi tiếng trong việc săn bắt voi mà còn nổi tiếng bởi bài thuốc gia truyền có tác dụng tráng dương bổ thận, tăng cường sinh lực, chữa đau nhức xương khớp, đặc biệt là tác dụng nâng cao “bản lĩnh đàn ông”. Sau khi người vợ đầu là N’Nố mất năm 1941 do chứng hậu sản, ông lấy em gái vợ là H’Hốt theo tục nối dây, đến năm 1973 ông lại tiếp tục… khổ vì tình. Khi bà H’Hốt mới sinh con út được vài ngày thì Ama Kông dẫn cô người yêu H’Biai kém ông 20 tuổi cùng đứa con gái riêng 5 tuổi về ra mắt, xin cưới làm vợ ba. H’Hốt nổi cơn ghen kinh hoàng, Ama Kông phải tay trắng sang ở với mẹ con H’Biai. Bà vợ này cũng nổi tiếng ăn chơi, rượu chè, 10 năm sau bị chết vì trúng gió trong một cơn say rượu.
Năm 80 tuổi, “vua voi Ama Kông” yêu và cưới H’Khăm, một bông hoa rừng mới 25 tuổi và đã có con riêng. Đám cưới diễn ra đơn sơ, gọn nhẹ vì “nhà vua” không còn giàu có. Nhưng bà vợ thứ tư này cũng ham chơi, mê nhậu và hay… đánh “vua”. Và mặc dù Ama Kông rất yêu thương, chiều chuộng nhưng bà này cũng nhất quyết ly dị. Ama Kông lại gần như trắng tay, trở về ngôi nhà sàn cổ của mình với người vợ hai – bà H’Hốt. Tại đây, ông đã sống những năm tháng cuối cùng.
Để truy tìm công thức biệt dược Ama Kông, mình đã rong ruổi vượt qua 50 km đường làng, hỏi thăm rất rất nhiều người, cuối cùng tới được Bản Đôn, tìm ra truyền nhân của Ama Kông: H’Vén, em của H’Khăm, người vợ yêu quí thứ tư của Ama Kông. Biết được sự kỳ vọng của mọi người về Biệt dược Ama Kông, chị H’Vén đã bật mí công thức: ngoài chuối hột, nấm linh chi, Bài thuốc Ama Kông còn phối hợp năm cây thuốc mọc nhiều ở Bản Đôn: Tơm trơng atao anenso, Tơm trơng dong Rueh, Tơm trơng Srue, Nạm dja Hùa, Săm Ng’lêng ( biết chết liền!!! ).
Chị H’Vén ( sanh năm 1970 ), em vợ Ama Kông
Hoàn thành nhiệm vụ !!!
Ama Kông mất năm 2012, cuộc đời 103 năm tuổi của “vua săn voi” Ama Kông vẫn là một huyền thoại đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ. Sự ra đi của ông không chỉ là tổn thất của dòng họ, du khách, mà còn là mất mát lớn của nền văn hoá Tây Nguyên.
Còn mình thì vô cùng phấn khởi vì đã tìm ra được một bài thuốc còn tuyệt diệu hơn cả ” Minh Mạng thập toàn đại bổ “, sẽ trao đổi với SOS, nghiên cứu thêm các tác dụng của Biệt dược Ama Kông để phổ biến cho anh em TPH-VL.com. Không biết có ai phản đối không nhỉ ???
Bài và ảnh Nguyễn Khắc Minh
Nguyễn Khắc Minh, nguyên là giáo viên trường Trung Học Chợ lách, hiện nay anh là chuyên gia ánh sách cho các lễ hội lớn cấp quốc gia như Lễ hội Cà phê Ban Mê, lễ hội mừng 100 năm Kon Tum… Do vậy anh có điều kiện đi nhiều. Chuyện anh nói tìm biệt dược là theo yêu cầu của SOS là nói cho vui , chứ thật ra cách nay mấy tháng Trường An có gửi cho mình 1 thang thuốc này rồi, đã ngâm với 5 lít rượu trắng, nhưng chưa kịp dùng. Phạm Hồng Phước cảnh báo, thuốc tốt nhưng chi hữu hiệu với người còn pin. Nếu anh có 1A x 5 + 5A, còn anh chỉ có 0A thì nhân với 1 triệu cũng bằng 0. vậy thì SOS không dùng được rượu này: Uổng phí.
Lương huynh ơi nếu không dùng uống được thì thoa tay chân bên ngoài , biết đâu cũng tốt thì sao !!!??? ,
Như rươụ cây lượt vàng , ở VN , NT thấy người ta uống , nói là tốt .
Qua Mỹ , NT đặt mua trên mạng, vô chậu trồng và đem ngâm rượu để trong bóng tối , khi nó có màu như rượu vang , lấy ra thoa tay , chân , đầu gối , mắc cá , ….vai .. bụng ……chồng NT nói là rất là tốt và khoẻ , nó trị đau nhứt rất hay 1 cách tự nhiên thôi .
Sao hết pin sớm vậy?
Đoán mò: Xài nhiều hết sớmi!
Không xài quá hạn, giống ĐTDĐ khóa cả 2 chiều cũng không gọi được.
Năm khi mười hoạ, SOS mới trả lời phản hồi. Thiệt là đáng xử tội đó nghe. Em có đề nghị, từ giờ trở đi, ai có phản hồi, anh NHỚ PHẢI TRẢ LỜI LIỀN, như vậy người ta mới nhớ anh là quản trang(?) chứ, phải không?
Anh sợ Ma lắm, đừng bắt anh quản lý nghĩa trang Nga ơi!
Nguyễn Tuyết có ý kiến hay đó, trong uống không còn hữu hiệu, vậy thì ngoài thoa thử xem sao.
Ông Hưng ơi ! Hai cái Radio công suất như nhau, xài pin giống nhau. Ông sử dụng 15 tiếng/ngày, khác với cái chỉ xài 5 tiếng/ngày chứ. Phải không nào ?
Chủ Chợ uống Ama Kông là một sai lầm nghiêm trọng! Nên uống rượu Tự Đức là tốt nhất!
Ông <ết không ết> ơi,
Tui nghe nói pin máy cell phone, chụp hình v…v., phải đợi hết cạn mới <sạc> lại thì nó mới sống lâu.
Chúc ông luôn trường xuân giai bách tuế mạnh giỏi như ngài Ameri-Kong nhé. (nho Mỹ không biết có chua không)
Một Lúa
Một Lúa ơi, tui có tật đi đâu về, đem cái cell đi sạc liền, Hồng Lợi la:”Mầy phải để cho nó hết trơn điện, rồi hả sạc.” Tui suy nghĩ, để cho nó hết trơn, rủi mình xài bất tử rồi làm sao đây?
Anh Cả à, anh nói đúng đó, có một anh lúc 40 tuổi mới đi cưới vợ, lại hỏi cưới gái 18 mới ngon chớ, anh ta tự biện bạch:”Thượng đế cho mỗi người một bộ pin, tui tuy lớn tuổi, bộ pin của tui chưa bao giờ xài, còn nguyên xi như trai 18.” (Chuyện có thật của một anh viết hồi ký kể lại, tôi đã gặp anh, mua mấy quyển sách của anh, do 2 đứa con gái của anh ngồi bán)