Nhật ký ghi vội của Phạm Hồng Phước
Saigon thứ Hai 14.1 Saigon sáng nay chạy xe ngoài đường gió tốc lành lạnh. Nhưng không phải cái se se lạnh của mùa cuối năm đang trở mình chờ Tết. Đó là một thứ lạnh đầy bất an khiến ta gai gai người và ớn lạnh cả sống lưng. Cái lạnh chực chờ gây bệnh cho ai đang lúc yếu trong người.
2. Một người bạn báo tin hôm nay lại phải đi đám ma. Đó là người mà tôi gọi đùa là “funeral expert” – chuyên gia đám ma. Cô nói rằng cả tháng nay mình đi đám ma tới chóng mặt, mười mấy đám rồi, và còn một ông bác họ đang trong “waiting list” khi bệnh viện vừa “chê” cho “hồi gia” với y lệnh “muốn ăn gì cứ ăn”.
Mà sao từ sau cái ngày “tận thế” hụt 21-12-2012 tới nay, tôi nhìn quanh thấy thiên hạ rủ nhau chia tay trần gian hơi bị nhiều khác thường. Chạy xe ngoài đường ngày nào cũng gặp đám ma. Số những người tôi biết ra đi tăng đột biến. Phải chăng do khí trời cuối năm nó dữ dằn quá, họ chịu đời hỗng thấu?
Mới trưa nay có tin em trai của bà chị cột chèo của tôi vừa mất vì đột qụy ở Đà Nẵng, mấy người anh phải ra đó đưa thi thể em mình về Saigon lo hậu sự. Sao dạo này nhiều người trẻ tuổi bị đột quị như vậy? Phải chăng đó là hệ lụy của những tháng ngày lo lắng, căng thẳng vì những món nợ áo cơm? Người già đột quỵ vì bệnh lý, người trẻ đột quỵ vì tâm bệnh. Chính những người trẻ giờ đây đang ở giữa tâm lốc xoáy của trận cuồng phong bão tố suy thoái kinh tế.
3. Buổi tối, một bà chị ghé nhà than rằng con trai mình gần đây làm ăn sa sút quá, bắt đầu bị lỗ. Giàng ơi! làm ăn trong cái thời này ở đây mà mới bắt đầu bị lỗ là số đỏ ngất ngây rồi. Rất rất nhiều bạn bè tôi, và ngay cả tôi nữa, gần 2 năm nay sống lay lắt, cố chòi đạp để duy trì doanh nghiệp của mình cho qua cái thời khủng hoảng này – mà cho tới nay vẫn chưa thấy có “đốm lửa cuối đường hầm” nào. Đã lỡ đầu tư hết tài sản, vốn liếng vào cơ sở rồi, giờ mà buông tay là mất trắng. Cố duy trì và cố hy vọng. Nhưng gần đây nhiều chuyên gia kinh tế xủ quẻ rằng: năm 2012 nền kinh tế Việt Nam mới thấm đòn, sang năm 2013 mới biết thế nào là lễ độ. Buồn ơi là rầu! Chẳng lẽ lại phải gồng mình tiếp tục thoi thóp thêm một năm nữa ư? Có tới 99,9% là như vậy!
4. Đây là một cuộc chiến “to be or not to be” (tồn tại hay không tồn tại)! Bi kịch cho tất cả là cuộc chiến này lại diễn ra khi mà các chiến binh “que sera sera” (biết ra sao ngày mai)?
PHP
Đọc bài viết của Phạm Hồng Phước, tôi vốn mù tịt về kinh tế mà cũng nghe thấy ớn lạnh,không phải lạnh vì thời tiết như mấy năm qua mỗi lần sang mùa là tôi bị sổ mũi nhức đầu 4,5 chập trong 1 năm mỗi lần như vậy kéo dài hơn 3 tuần mới giảm. Năm nay mừng, tới cuối năm chưa bị lần nào.ai dè hơn tuần nay tôi bắt đầu bị hành hạ ho sổ mũi liên tục, mới biết thời tiết khắc nghiệt thiệt tình. Và cũng thấy những người già yếu rụng dần,đáng ngại hơn ngày càng trẻ hóa tuổi tác một số bịnh bất thường giống như nền kinh tế đang đi xuống. Tôi từ ngày trao tay những gì mình có cho con cái xong,không còn phải bon chen vật lộn với cuộc sống có nghĩa là không còn thu nhập,sống theo kiểu chờ ” lộc con ” và ” bán óc ” để có thêm chút xài vặt vậy mà không thoát khỏi ảnh hưởng KT chung và thời tiết khắc nghiệt đến sức khỏe và thị trường.
Nghe sư sư phụ đại huynh nói chuyện <bán óc> em có đọc một chuyện <mua óc> như thế nầy. Một ông nhà giàu cần thay óc, tìm đến mấy tay cò. Ông ta ngạc nhiên tại sao mấy bộ óc của danh nhân bác học thì rẻ rề, trong khi óc của dân bộ lạc hoang vu thì đắt kinh khủng. Thầy cò giải thích, óc mấy ông bác học nầy xài quá chỉ còn xơ bã bợt, còn mấy cái óc kia còn origin, ít dùng nên chất liệu còn đặt cứng, chúng tôi không có đủ để bán.
Vừa đọc bài thơ của nhà thơ Đỗ Lệ Nga, qua đọc bài viết của Phạm hồng Phước, đang đọc lời phản hồi của anh Phong Tâm vừa nhâm nhi tách cà phê không đường. Tôi không có tuổi trẻ phải quá phấn đấu, nên chẳng có kinh nghiệm gì để viết vài câu với Phạm hồng Phước, và cũng không có kinh nghiệm già để chia sẻ với anh Phong Tâm. Cầu cứu với Nguyễn Tuyết, anh Phong Tâm đang ho đó Nguyễn Tuyết ơi!. hôm trước tôi ho cả tháng trời, không uống thuốc ho, mà cũng chẳng hết, Nguyễn Tuyết chỉ xức dầu cù là dưới gang bàn chân, uống thuốc chống dị ứng, chỉ đủ cách cũng chẳng hết. Lúc đó trong nhà để máy sưởi ở 70 độ F, vô tình tăng lên 74 độ, chỉ 2 ngày sau hết ho, 2 đứa cháu nội cũng hết ho luôn.
ANh Phong Tâm Đại đại sư huynh ơi , vậy thì túm tắt lại là huynh phải giữ ấm thiệt là kỹ từ trên xuống dưới không được bỏ só chỗ nào vì bên anh không xài ” Mái Hít ” như bên đây được , toa thuốc trị bệnh miễn phí không tốn tiền là : anh trùm kín mít như người Ả Rập hoặc người Hồi giáo vậy đó , bảo đảm là huynh sẽ hết bịnh cảm và khoẻ thôi hà ! anh hoàng Hưng chỉ em đó .Đó là bí kiếp !!!
Anh Phong Tâm ơi, nhớ lời dặn “Cách giử ấm” của Nguyễn Tuyết.
Đọc Ph Một Lúa mắc cười…té ho nhớ tuần trước lò mò ra nhà sau rót si-rô thảo dược uống, đi vệ sinh nghe đt reo,lên không kịp,bấm lại ” số không thể gọi “. Phát hiện trong chuyện kể ML, mừng thầm “óc mình ” bán có giá đây! Gặp tin của Hoáng Hưng chỉ hướng tìm thầy Nguyễn Tuyết khuyên giữ ấm tôi thử trùm mền ngủ tới sáng hiệu quả thiệt, báo tin cho quí vị mừng có thêm kinh nghiệm cách trị bịnh khỏi tốn tiền.
Anh Phong Tâm,
Hổm rày tôi cũng bệnh do trái gió trở trời. Nhớ Tết xưa, nên viết 1 bài tặng anh em, cũng là bài tết Chợ Thơ.
Tôi có cái toa hôm đi khám bệnh, chuyển anh xem:
Trời trở lạnh : Nhức xương cốt
Gió chướng: Nghẹt mũi
Gió bấc mưa phùn: Sỗ mũi, ho..
Chẩn đóan, điều trị : Điều trị triệu chứng, bệnh già
Chuyển đến: Trung tâm dự báo thời tiết
Sử dụng như nhân viên mùa giáp tết.
Giải quyết xong vụ thất nghiệp rồi đó.
Đúng bịnh rồi Hồng Băng ơi, tôi đang ngất ngư gần chết vì thời tiết hành hạ đúng nghĩa, Lương Minh biết rõ tôi không ngồi dậy nổi thảy xấp bánh phồng trước mặt nhử tôi, nhằm vào món tôi mê, Tết mà! Quết, cán, phơi, nướng… lã mồ hôi, thú vị là vừa lau vừa nhớ lại thời ‘ ông bà ông vải ” mình biết bao kỷ niệm đáng nhớ đẩy lùi được sổ mũi ho hen mấy mươi phút bịnh già như vậy đó, bạn à.
Đây là