MƯỜI TÁC GIẢ -TRUYỆN NGẮN QUÁN VĂN TẬP 1
Nhà văn Vương Hoài Uyên từ Mỹ về gặp tôi tặng cuốn Mười Tác Giả Truyện Ngắm Quán văn tập 1. Quyển này xuất bản hồi tháng 5-2024 nhưng vì lúc đó chị gấp đi Mỹ nên chưa trao cho tôi. Trong số 10 tác giả này, tôi quen hết 7, có ba người chưa gặp nên không nói được gì về ba tác giả này. Quán Văn tuyển chọn và mời các tác giả đó vào quyển này tức những nhà văn tầm cở, nhưng tôi nghĩ còn rất nhiều độc giả chưa biết về họ, do sinh không cùng thời hay không nằm trong số người được quan tâm.
Xin được phép điểm theo thứ tự của sách từ nhà văn Lữ Kiều đến nhà văn Trần Thanh Cảnh. Lẽ ra khi giờ thiệu về một nhà văn thì phải là một bậc tiền bối, người có tài năng hơn, đàng này tôi mới vào làng, mà viết giới thiệu đôi khi không thuyết phục, tuy nhiên tôi có may mắn được sinh hoạt trong nhóm Quán Văn, được gặp các vị đó vài lần nên mạn phép viết theo cảm nghĩ và hiểu biết của mình.
Lữ Kiều, tên thật Thân Trong Minh vốn là bác sĩ, sinh tại Huế, là thành viên trong nhóm Ý thức của Nguyên Minh trước 1975. Anh cộng tác với Quán Văn từ 2 năm nay. Trong tập này anh tham gia 4 truyện ngắn. Anh có nhiều khả năng: Viết văn, viết kịch, vẽ tranh. Tôi có đến phòng tranh của anh ở đường Trần Hưng Đạo, xem những tác phẩm nho nhỏ, vẽ trên giấy nhựt trình trông lạ và hấp dẫn. Tranh của anh có lần đem triển lãm tại Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, Lý Tự Trong bán rất được trong cuộc triển lãm có nhiều họa sĩ. Tôi nghĩ nghề thầy thuốc của anh kiếm rất nhiều tiền, nếu không khám bệnh anh vẽ tranh sống cũng dư thừa.’
Hoàng Khởi Phong tên thật là Lê Minh Hiên, sinh năm 1943 gốc Bắc. Viết văn trước 1975 từng sống ở Mỹ, về nước viết cho Quán Văn từ năm 2012 đến nay. Là người sống ở Miền Nam trong thời chiến, anh viết nhiều về bè bạn – những người làm văn chương một thời với anh ở Sai Gòn. Trong tập này anh tham gia 4 truyện ngắn. Truyện ngắn mà giống như hồi ức kể lại chuyện anh và gia đình di cư vào Nam, chuyện sinh hoạt chính trị tại miền Nam lúc trước, như một chứng nhân lịch sử. Anh không làm chính trị nên giọng kể của anh có sao viết vậy. Người đọc nhỏ tuổi biết thêm các nhân vật tham gia chính quyền ngày xưa. Đọc Ngôi trường cũ, biết được thêm câu chuyện của anh và đạo diễn Trần Văn Thủy về thăm quê hương. Trong truyện của anh, ít thấy anh hằn hộc với thời cuộc, vui vẻ chấp nhận phận đời. Nhiều chi tiết xưa và nay, trong nước và ngoài nước làm người đọc thích thú.
Vương Hoài Uyên tên thật là Trần Thị Minh, quê ở Quảng Ngãi, giáo viên dạy ở THPT Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, hiện sống ở Colorado (USA). Chị sáng tác cả văn và thơ đăng ở Quán Văn từ năm 2012 đến nay. Các báo và tạp chí văn học ở nước ngoài cũng đăng truyện ngắn của chị. Các trang web trong nước cũng đăng truyện và thơ của chị thường xuyên. Mới đây chị tìm được bài thơ của mình đăng trong Khởi Hành năm 1971, cho biết chị tham gia văn đàn cách nay hơn 53 năm, coi như lão làng trong làng văn nghệ Trong tập này chị có 4 truyện ngắn viết trong lúc ở bên này, lúc ở bên kia. Nếu nhìn thấy tác phẩm chị ra mắt gần dây ở mức độ dày đặc thì người ta không ngạc nhiên bởi chị có nhiều thời giờ rảnh rổi, nhưng nếu nhìn lại số tuổi chồng chất của chi so với người đồng niên, mới phục chị có sức sáng tạo bền bỉ. Năm ngày, tôi nhận được môt tác phẩm của chị gửi đăng trang Web thì cũng bảy ngày thấy chị có một bài thơ hay một truyện ngắn đăng ở Mỹ hoặc Canada.
Trần thanh Cảnh. Quê ở Kinh Bắc cũng là cộng tác viên thân thiết của Quán Văn. Kỳ đoàn Quán văn đi ra Bắc chơi , anh theo đoàn tận tình hướng dẫn về quê anh ở Bắc Ninh. Những lần không đi theo đoàn tôi cũng được anh đưa đi và giới thiệu làng quê của mình hay và hấp dẫn hơn hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Không biết anh có là hậu duệ của vua Trần hay không, nhưng khi viết tiểu thuyết lịch sử thì đề tài của anh trong bối cảnh nhà Trần như: Trần Thủ Độ. Trần Quốc Tuấn, Trần Nguyên Hãn… Truyện nào cũng hấp dẫn và gây tiếng vang. Là dược sĩ anh có mở trang để hướng dẫn bè bạn, bệnh nhân cách phòng trị bệnh, nhất là trong thời gian dịch bệnh hoành hành.
Nguyên Cẩn và Nguyên Minh
Nguyên Cẩn là một học giả tài năng, anh dạy ở Đại học Văn Lang viết sách và làm thơ đăng ở các tạp chí trong nước như Giác Ngộ, Từ Quang. Hồi sinh viên, anh học ban triết, thích Phạm Công Thiện, Bùi Giáng …Đọc Bóng Chữ Trước Đèn của anh mới thấy sức đọc của Nguyên Cẩn về triết học, về Phật học. gần đây thấy anh viết nhiều cho các tạp chí Phật học, đi đọc tham luận về Phật trong các Hội nghị quốc tế. Anh chị em trong Quán Văn mỗi khi ra sách đều nhờ anh viết lời tựa bởi anh chịu khó đọc và nhận xét tỉ mỉ. Trong tập truyện này tôi chưa có thời gian đọc hết, nhưng câu chữ thấy nhẹ nhàng hơn , ít băn khoăn ray rứt trước cuộc đời.
Nguyễn Minh Nữu vào làng văn trước năm 75, tôi cộng tác Quán văn nên quen anh. Năm 2017, tôi được anh tặng cho quyển bút ký Thương Quá Sài Gòn, để đọc và hiểu anh hơn. Theo dõi hoạt động văn chương của anh, tôi được biết anh thường xuyên viết cho Ngôn Ngữ, Thư Quán bản thảo … Và sau này viết cho Quán Văn. Đọc Thương Quá sài Gòn mới thấy anh yêu mãnh đất đã từng sống , nhớ từng địa danh như Ban Mê Thuột, Đà Lạt; nhớ các vùng Sài Gòn như Long Kiểng, Tân Qui, Thủ Thiêm…Anh nhắc từng hiệu sách, từng quán cà phê ở Sài Gòn, có những con người cụ thể gắn liền với câu chuyện ngày xưa. Còn những lần về Việt Nam, ngoài việc thăm gia đình anh đều dành thời gian gặp bạn văn ngày cũ, tìm kết giao với bạn văn chỉ cần nghe tên. Anh nhớ đến từng người đã gặp dù một lần, không chọn lựa người nổi tiếng đê giao du miễn bạn sống chân tình là được.
Đọc Thương Nhớ Sài Gòn tôi biết được nhiều người tài năng nhưng chưa đủ thời gian để thành danh mà nhiều hồi ký các nhà văn kỳ cựu không đề cập hay tại kiến thức hạn hẹp của tôi chưa biết đến(?) Rất thú vị khi biết thêm những tiệm sách ngày xưa ở Sài Gòn như Xuân Thu, Lê Phan, Vĩnh Bảo, Tự Lực mà con mọt sách như tôi thời đó chưa đặt chân đến. Cũng như các nhà văn khác, tập này anh có 4 truyện, trong đó có truyện tôi đã xem qua , đều hấp dẫn.
Nguyên Minh là nhà văn, là “sóai ca” của tập san Quán Văn. Anh là người tuyển chọn và thực hiện tập truyện ngắn này. Chuyện viết văn của anh ít người nhận xét, nhưng chuyện làm báo của anh thì mọi người phục sát đất. Từ những số Quán Văn đầu tiên năm 2011 đến nay đã 110 số , một kỷ lục của tờ tạp chí tư nhân. Phải nói anh có uy tín được mọi người cảm mến nên mới ủng hộ lâu dài. Anh viết không nhiều lắm, từ Đám tang Đa Đa (1971) đến Dòng Sông trong Trí Nhớ (2018) anh có cả thảy là 7 tác phẩm. Mấy năm nay, ngoài chăm lo cho tập san Quán Văn anh còn làm thêm những tuyển tập Truyện Ngắn 10 tác giả; Tuyển tập Thơ 10 tác giả nhằm lưu trữ những bài thơ, truyện ngắn hay cho anh em từng gắn bó với mình.
LƯƠNG MINH
10-12-2024
Cho xin hỏi sách này bán ở đâu và giá bao nhiêu ạ?
Sách mới ra năm rồi, do Quán Văn phát hành. Liên hệ qua LM nhờ mua dùm