NGHĨ VỀ BÀI Thơ THÁNH VƯƠNG CỦA BICH NHÃN HỒ
Nhà thơ Bích Nhãn Hồ có hai bài thơ rất được tăng ni các chùa đánh giá hay và súc tích: Cụ thể nhưa Chùa Lá (Gò Vấp) ,Chùa Pháp Bảo viết thư pháp, Chùa Giác Thiên ,Chùa Thiên Đức (Củ Chi),Chùa ĐÂY (Suối Đó La gi),Tổ Đình Hải Hậu khắc bia đá đặt trong khuôn viên Chùa. Tịnh Cường tôi không có sở trường về văn học hay phê bình văn học xin mạo muội giới thiệu vài cảm nghĩ thô thiển của mình về bài Lý –Trần Thánh vương của ông.
Phật hoàng Trần Nhân Tông
LÝ-TRẦN THÁNH VƯƠNG
Thánh Vương dĩ Phật an dân
Lý-Trần suốt bốn trăm năm thịnh cường
Hai Triều đại – Một con đường
Võ công-Văn học ngát hương sử vàng.
Bài thơ chỉ có 4 câu 28 từ mà tác giả gói gọn và nêu bật được sự hưng thịnh và quật cường của giai đoạn lịch sử 400 năm của dân tộc..cả về võ công lẫn văn học.
Hai từ Thánh Vương trong tựa đề bài thơ gợi ta nhớ đến Ngài A DỤC VƯƠNG tức vua ASOKA trị vì nước MA KIỆT ĐÀ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên sau khi Đức Phật nhập diệt 300 năm. Đất nước ấy rất rộng lớn gồm cả Ấn Độ, TâyTạng, Népal, Afghanistan, Pakistan, Srilanka và Bangladesh ngày nay.
Ban đầu Vua không biết Phật Pháp, nhưng khi duyên lành đến Vua liền quy y Tam Bảo, trở thành một Phật tử thuần thành, cai trị dưới ánh sáng của những lời dạy của chư Phật. Vua cho dựng những trụ đá khắc những Câu Pháp Cú trên khắp cả nước để răn dạy nhân dân. Các hoàng tử đều xuất gia tu hành..và hoằng truyền Phật pháp sang SriLanca và các nước lân cận. Nhờ đó Triều đại tồn tại và phát triển đến mấy trăm năm.
Triều Lý và Trần của nước ta cũng đã tồn tại và phát triển suốt 400 năm . Khởi đầu từ Lý Công Uẩn tiếp nối triều Tiền Lê lên ngôi năm 1009, dời đô về Thăng Long năm 1010..Thực ra Lý Công Uẩn đã làm vua khi chưa lên ngôi vì vua Lê Long Đỉnh cuối triều Tiền Lê hoang dâm vô độ tàn ác , mắc bệnh không ngồi được, phải nằm khi lâm triều (sử gọi là Lê Ngoạ Triều).Lúc đó Lý Công Uẩn làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ nắm hết mọi binh quyền và chính quyền, đảm trách việc triều chính dưới sự cố vấn của Quốc sư Vạn Hạnh ,Thiền Sư Khuông Việt và Tể tướng Đào Cam Mộc. Khi Lê Long Đĩnh chết, ba vị được sự đồng ý của Triều đình tôn Lý Công Uẫn lên ngôi (sử gọi là Lý Thái Tổ..)
Nhà Tống vẫn lăm le xâm lược nước ta, chúng tập kết lương thảo quân trang quân dụng ở Châu Ung ,Châu Khâm ,và Châu Liêm, Thái uý Lý Thường Kiệt mở “ chiến dịch “cất quân sang 3 châu ấy, đập tan bộ máy chiến tranh xâm lược của địch ngay trên đất địch. Ông cho phát hành rộng rãi bài PHẠT TỐNG LỘ BỐ VĂN cho dân chúng 3 Châu ấy biết rõ mục đích và giới hạn của chiến dịch là chỉ phân biệt cương thổ không phân biệt dân thường. Bài văn nêu rõ vua Tống ngu hèn nghe lời sàm tấu của Tể tuướng Vương An Thạch xâm lăng Đại Việt,chắc chắn sẽ đại bại. Thắng lợi ở 3 Châu xong, ông thu quân về lập phòng tuyến ở bờ sông Như Nguyệt,cho công bố bài:
NAM QUỐC SƠN HÀ:
Nam Quốc Sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên phận định tại Thiên Thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhử đẳng hành khan thủ bại hư
(Diễn nôm theo cách bình dân Nam bộ:)
Sông núi nước tao Dua tao ở
Gõ gàng sách Chời đã diết gồi
Tại sao tụi bay dám qua quậy
Đù má tụi bay phải chết thôi !
Quân Tống kéo sang liền bị đánh cho tan tác phải rút về.
Rõ ràng các vua Lý là những bậc Thánh Vương áp dụng giáo lý nhà Phật để trị nước an dân.
Triều Trần tiếp nối Triều Lý vẫn kế tục con đường của Triều Lý ,nghĩa là dùng giáo lý nhà Phật áp dụng vào thuật trị nước an dân ,làm cho đất nước phồn vinh,dân giàu nước mạnh, mới đủ sức 3 lần đánh bại quân Mông Nguyên.giữ vững được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,lại còn mở rộng bờ cõi về phía Nam.
Thật vậy, năm 1258 quân Mông cổ hùng mạnh và tàn bạo,chiếm gần hết Châu Âu,xua sang xâm lược nước ta với ý đồ sau khi chiếm được Đại Việt sẽ đánh ngược từ phía Nam giáp công với mũi từ phía Bắc nhằm chiếm trọn Trung hoa.
Vua Thái Tông Trần Cảnh lo sợ nhưng Quốc công Trần Thủ Độ khẳng khái tâu”Xin Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng “.Rốt cuộc quân Mông cổ thua chạy mất dép..
Kíp đến năm 1285 Mông Cổ sau khi chiếm được Trung Hoa,xưng đế hiệu nhà Nguyên lại xua quân đánh nước ta lần thứ hai, lại thua bỏ của chạy lấy người.
Lần thứ ba năm 1288 chúng dồn hết sức mạnh quyết chiếm cho được nước ta.
Trận này, Vua thật sự lo sợ. Hưng Đạo Đại Vương -Trần Quốc Tuấn khẳng khái tâu:“Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin Bệ hạ đừng lo”..Kết cuộc như mọi người đã biết, tướng nhà Nguyên là Thoát Hoan đành chui ống đồng đu càng chạy về và từ bỏ ý định xâm lược nước ta.
Nhà Hán phải biết ơn Đại Việt, hai trận đó đã làm cho nhà Nguyên suy yếu tạo điều kiện cho Chu Nguyên Chương, Từ Đạt và Thường Ngộ Xuân đánh đuổi quân Nguyên ra khỏi biên giới, lập ra nhà Minh hùng mạnh. Rốt cuộc nhà Minh hùng mạnh ấy lại bị Lê Lợi và Nguyễn Trãi đánh cho tan tác phải đu càng tháo chạy năm 1428.
Không thể tách rời hai triều đại Lý và Trần..vì “Hai Triều dại-Một con đường “ như tác giả đã khẳng định.
Võ công là như vậy,còn Văn học thì sao?
Có thể khẳng định Văn học thời Lý Trần là giai đoạn cực thịnh.Về tư tưởng triết học ta có Quốc sư Vạn Hạnh, Mãn Giác Thiền Sư, Thái Uý Lý Thường Kiệt với bài NAM QUỐC SƠN HÀ (giá trị như với Tuyên Ngôn Độc Lập ),Trúc Lâm Yên Tử, Phật Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông, Nhị Tổ Pháp Loa, Tuệ Trung Thượng Sĩ,Sử gia Lê Văn Hưu là người đầu tiên viết bộ Đại Việt Sử Ký .
Các vị vua LY—TRẦN xứng đáng là các bậc Thánh Vương,phải là các vị Bồ tát mới có những công hạnh vĩ đại như thế.
Cung tôn các vị ấy danh hiệu Bồ tát thiết nghĩ cũng không phải là quá đáng vậy.
Cư sĩ Tịnh Cường
Bích Nhãn Hồ
QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG
Kể từ khởi nghiệp Châu Phong
Muôn sau con Lạc cháu Hồng sinh sôi
Biên cương rành định Sách Trời
Bốn ngàn năm lẻ rạng ngời Sử Xanh.
Bích Nhãn Hồ