Đọc “Thương em chợ nổi đầu hôm”

Ngày đăng: 19/10/2019 10:05:10 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Trong tập thơ Nắng thu màu hổ phách của thơ nữ Sài Gòn có nhiều bài thơ mang phong cách riêng của những cây bút nữ. Tôi thích bài thơ” Thương em chợ nỗi đầu hôm” của nhà thơ Trần Thi Thắng ! Tác giả phác hoạ bức tranh Chợ nổi miền sông nước ở Cái Răng- Cần Thơ với góc nhìn rất ấn tượng, khá đặc sắc, có cả sự mộng mơ đan xen trong thơ…(Nguyễn Thị Kim Thanh)

Thương em chợ nổi đầu hôm

Thương em chợ nổi đầu hôm
Gió se se lạnh khăn ôm vai gầy

Mặt trời vừa mới lên dầy
Dòng sông gánh cả đò đầy về đây

Chợ nhiều hoa trái và cây
Anh xin mua một sợi dây buộc tình

Mong đêm sớm đến bình minh
Thấy em thấy cả quê mình trên sông.

Trần Thị Thắng

Ai đã từng đên miền đất phương Nam này,có dịp ngắm nhìn “sản phẩm” độc đáo- Chợ nổi trên sông hẳn sẽ cảm nhận được nét sinh hoạt sông nước dung dị mang dấu ấn miền đất Tây đô trù phú… Nữ sỹ Trần Thị Thắng bày tỏ lòng mình với góc nhìn nhân văn:
Thương em chợ nổi đầu hôm
Chợ họp di động trên sông Tiền từ đầu hôm, câu thơ giản dị như một thông tin nhưng bộc lộ tình yêu con người nơi này lao động vất vả trong mưu sinh: mới đầu hôm đã có mặt trên sông chở những trái cây miệt vườn đi bán; em chèo thuyền trên sông trong không gian sông nước” Gió se se lạnh khăn ôm vai gầy”- Câu thơ như tạc vào miền sông nước hình tượng cô gái Nam bộ nhỏ nhắn mà xinh xắn đang cầm chắc tay chèo lái con thuyền đi trong đêm để sáng mai khi bình minh mới rạng đã kịp họp chợ trên sông. Gió “ se se” lạnh vừa phải tạo ra nét đẹp giản dị “ khăn ôm vai gầy”- Trong thơ có hoạ thì đây là bức phác thảo đẹp, trên nền sông nước trước bình minh- hình ảnh chiếc thuyền do em gái nhỏ nhắn “ vai gầy” quàng chiếc khăn rằn…Giữa trời nước bao la , em gái bé nhỏ trên con thuyền chở đầy hoa trái tạo được nét đẹp “ hoành tráng mà dịu dàng”- rất Nam bộ.
Sáng mai ra:
Mặt trời vừa mới lên dầy
Dòng sông gánh cả đò đầy về đây
Ngôn ngữ thơ giản dị , tác giả chuyển gam tự nhiên sang ngày mới từ rạng đông- Đặc thù miền sông nước Chợ nổi là họp chợ rất sớm để thương lái mua hàng còn toả đi khắp nơi…nên mới rạng đông mà dòng sông đã như ban ngày? tác giả phác họa một hình ảnh đặc sản “Chợ nhiều hoa trái và cây”: đủ các loại cây trái miệt vườn đi cả đêm trên miền sông nước về họp chơ. Cũng trong phiên chợ độc đáo này; con người tìm
đến nhau …Không phải như chợ tình Sa Pa nhưng miền Tây có duyên thắm “chợ Nổi!”: nào cô gái chèo thuyền đầy ắp những trái cây, hoa và cây cảnh, – Người con trai ở đây về đêm rạng sáng anh đón đợi một dáng thân quen chèo thuyền về chợ Nổi để được ngắm nhìn thỏa long mong đợi
Chợ nhiều hoa trái và cây
Anh xin mua một sợi dây buộc tình
Ở đâu có con người thì ở đó có sự giao tình! Sự giao tình ở đây tinh tế khi mà người con trai không xin mùa hoa trái, anh chỉ xin mua “một sợi dây buộc tình”. Chữ “một sợi” dây ở đây như chỉ ra rằng chỉ (một mình em)
Cô đúc- độc đáo trong diễn đạt ý và tứ: biến điều trừu tượng thành cái cụ thể, mộc mạc, đậm chất khẩu ngữ dân gian miền sông nước Nam bộ.
Tả cảnh tả tình như kiệm ngôn mà ý ở ngoài lời, giản dị như con ở vùng đất phương Nam này,

Hai câu kết càng thú vị hơn:
Mong đêm sớm đến bình minh
Thấy em thấy cả quê mình trên sông!
Cảnh sông nước chợ nổi đã chắp cánh cho tình yêu đôi lứa? Nhân vật trữ tình ‘em” với đôi vai gầy như điểm nhấn của bức tranh miền sông nước đặc sắc trên quê hương miền Nam thật hữu tình!
Trong thơ của Trần Thị Thắng, hình tượng “Em gái nhỏ” là biểu tượng của quê hương! Của mùa xuân
Trong bài thơ Sóng sông Tiền, nhà thơ cũng dệt những câu thơ làm ta nao lòng:
Chợ nổi trên sông làm bồng bềnh con sóng
Hỏi Mận hỏi Đào, Mai đến chợ chưa.?
Hay
Giữa dòng sông, sóng đợi Mai về
Chợ nổi sáng nay thiếu Mai buồn một nửa
Sang hai câu kết của bài thơ tự do, ta hình dung tác giả luôn nôn nao cùng miền Tây, cùng con đò, cùng sông nước

Sóng vẫn đợi, Mai ơi theo về chợ
Chở xuân về cùng sóng nước Tiền Giang!
Ta quay lại bài thơ lục bát “Thương em chợ nỏi đầu hôm” đã bình ở phần đầu, chỉ bốn cặp lục bát, vần điệu hài hoà, ngôn ngữ giàu nam bộ. Nữ nhà thơ đã phác hoạ bức tranh cảnh vật, hoa trái của miền đất trù phú Cái Răng và con người lao động với tình yêu lứa đôi khá đặc sắc… Nhà thơ Trần Thị Thắng đã nhập thân vào miền đất phương Nam tài tình để viết những câu thơ giản dị nhưng đầy chất thơ và họa, tạo nên một thi phẩm hay

                                   Bài Nguyễn Thị Kim Thanh

Ảnh 1                                                         Tràn Thị Thắng

                                     Nhà phê bình Nguyễn Thị Kim Thanh đang chơi đàn

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác