Vài ý với bằng hữu Nguyễn Hoàng Trung

Ngày đăng: 11/09/2015 09:01:27 Sáng/ ý kiến phản hồi (2)

Chào bằng hữu Nguyễn Hoàng Trung, Đừng nói là mình chưa biết nhau nghe! Tôi đọc bài của bạn, từ cái Bến nước..và thấy thích nhưng thấy hơi thiêu thiếu một chút gì đó. Thông điệp chính của bạn là giới thiệu về phong cảnh, nếp sống làng quê xưa mà nay đang dần mai một. Vì tình yêu này mà những người làm thơ phải ngồi tưởng tượng! Xin góp vài ý nhỏ để bạn ghi chú thêm khi viết hoặc đăng lần 2.

vit de1.  Con cúi còn có thêm công dụng thiết thực đối với người dân miền sông nước là đón đò đêm ở các bến nước. Tôi thấy thích ý của Lương Minh bổ sung việc ế duyên trong chuyện cho mượn bến nước rước dâu. Bạn nên bổ sung và phát triển ý này luôn.

2. Ổ vịt xiêm sẽ có mạt, nên thêm lá mãng cầu xiêm, lá sầu đâu..

3, Một chút về hột càng cuống hay cà cuống gì đó, có vỏ màu xanh

4. Chồn về thì vịt không đẻ. Thật ra thì muốn vịt đẻ đều, ngoài cho đủ mồi, còn phải yên tỉnh. Nếu có động, như đám tiệc đêm hôm có nhiều người đi ngang, rái cá…thì nó cũng ngưng đẻ luôn để sáng mai đẻ rớt trên ruộng.

5. Tiếng hú vịt cũng là tiếng gọi nhau giữa người dân ngoài ruộng. Nếu diễn tả chi tiết, hay lắm anh Trung ơi! Tôi đang tưởng tượng nghe lại tiếng hú này.

6. Hồi xưa ở xứ tôi, người nuôi vịt rất sợ dịch bệnh. Nó đang lội, lật ngữa lên, trôi trên sông.. hàng lọat chết. Để trị, tôi thấy người ta nghe ngóng chỗ nào có lấy cốt cải táng thì mon men đến mót ván hòmđem về. Chiều khi vịt về chuồng, chúng phải đi ngang qua mẻ khói được xông từ thứ ván thiêng này. Tôi không biết kết quả ra sao, nhưng người nuôi vịt tin lắm.

Trên đây là những điều tôi chợt bắt gặp khi đọc bài của anh, có thể anh và các bạn cũng biết nhưng không nhớ  đưa vào để bài viết dài hơi và ..hoành tráng hơn.

Những điều góp trên là thành ý và vì yêu cách viết của anh. Có lẽ phải đòi ít ly càfé nếu anh vui lòng.

Hồng Băng

 

 

Có 2 bình luận về Vài ý với bằng hữu Nguyễn Hoàng Trung

  1. Đọc mấy lời góp ý của nhà thơ Hồng Băng nghe đả lỗ tai lắm à nhe!.Chính xác 100%. Thế mới là bằng hữu chứ. Tui đòi Hoàng Trung thêm một ly cà phê không đường nữa nhe HB ?…hi…hi…( *Nhớ mai-12/9 gặp nhau đấy!).

  2. Trung Nguyên nói:

    Thưa anh Hồng Băng,
    Những chi tiết anh góp ý thật bổ ích, dân nuôi vịt chuyên nghiệp chắc chắn phải biết những bí quyết này. Tuy nhiên do bài viết cần ngắn gọn, bản thân tôi cũng muốn viết đầy đủ nhưng tự cắt bớt chỉ giữ lại những chi tiết cơ bản giúp mọi người hồi tưởng một góc nhỏ miền quê. Nói đến quê hương là nhớ tiếng bìm bịp kêu nước lớn ròng, tiếng gọi vịt về chuồng, khói lam chiều trên mái lá v.v và một mùi hương không quên là mùi rơm mốc, mùi rơm mới,  mùi đốt đồng v.v.Năm 2003 là năm đen tối cho người nuôi vịt vì nạn dịch bệnh, vịt chết trôi đầy sông, ruộng ngập tràn hột vịt ung do dân không bán được đem đổ bỏ , hàng ngàn người nông dân nuôi vịt chuyên nghiệp trắng tay, gia đình ly tán, con cái thất học v.v. Cái Tàu Hạ là vùng nổi tiếng hột vịt đỏ lòng ,những năm đó nông dân nuôi vịt chuyên nghiệp ở địa phương phải bó tay treo sào, lò hột lạnh tanh, cho đến bây giờ đã hàng chục năm rồi nghe hỏi sao không nuôi vịt lại, chỉ nhìn thấy sự nhún vai và lắc đầu khiếp sợ. Những chi tiết anh góp ý thật đầy đủ và ý nghĩa, tôi muốn chia sẻ thêm để câu  chuyện có phần thú vị bất ngờ. Dân Giao Chỉ nhìn nhau do ngón chân cái toặc ra ,  nói là chuyên nghiệp nuôi vịt lấy trứng chỉ cần nhìn hai bàn tay họ  là biết họ nói dối hay nói thật rồi. Vì sao ? Vì nghề nuôi vịt từ nhỏ cha mẹ đã bồng bế con cái theo những chuyến chạy đồng, đây là nghề gia truyền, những cháu sinh ra trong gia đình này đã suốt đời sông nước, họ thuộc từng con xẻo nhỏ, tên địa danh nhân vật nhiều vùng miền. Xa quê hương lâu như Từ Thức chỉ cần gặp lão nông chăn vịt là biết ngay tổ tông của mình. Trở lại chuyện đôi bàn tay của người nuôi vịt, vì từ nhỏ theo nghề, hôm nào cũng phải đếm hàng trăm, hàng ngàn hột vịt cho lò, họ xòe bàn tay bốc một lần từ 5 đến 7 trứng mà không rớt, hai tay thường 12 hột cho dễ tính và nhanh,lâu ngày bàn tay họ rất to. Còn rất nhiều điều thú vị ,phải cần câu chuyện dài mới kể hết, cám ơn anh Hồng Băng đã ân cần góp ý, chúc anh vui khỏe và hạnh phúc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác