Vùng chúng tôi định cư có rất đông đồng hương quê quán từ nhiều vùng miền đất nước. Qua sự giao tiếp thăm hỏi, mình được biết đa số những người nầy xuất thân từ Sài Gòn. Có thể Sài Gòn là nơi chôn nhau cắt rún của họ, cũng có thể nơi danh tiếng ấy chỉ là chỗ họ học hành hay làm việc, làm ăn. Điều nầy hơi giống với trường hợp bạn bè hỏi nhà Lúa hiện ở đâu, Lúa không ngần ngại nói mình ở New York. Mục đích là tránh trả lời dông dài cho địa danh khó đọc có từ thời người da đỏ còn làm chủ đất đai nầy, nơi không liên hệ ruột rà gì với tiểu bang New York cách đó hơn trăm cây số.
Liền ranh sau đuôi đất nhà tui hiện nay là vườn sau của một gia đình nói chuyện với nhau giọng chính gốc xứ Quảng, dĩ nhiên hơi khác với cái “e” đặc sản của dân chúng ấp 5 “dùng dò dịt dà dô dài de” quen tai từ thuở nằm nôi. Có bữa ngửi được hương thầm hoa mướp thoảng bay theo gió chiều hè, tôi đoán thửa rẫy bản sắc Việt bên ấy cũng um tùm rau cải bầu bí như phía bên nầy. Hai vườn ngăn cách bằng một hàng rào cao khoảng 2 mét, đóng ghép kín bằng ván xẻ bảng nhỏ có ướp tẩm hoá chất. Lâu ngày, thời tiềt làm cho ván co rút vãnh hở, thế nên vách ngăn không cản trở những đọt bầu mướp lén vượt biên chui sang định cư vùng đất lạ. Cũng như ván mỏng không thể ngăn những âm thanh cở như tiếng rào rạo của bàn tay nào đó bóp dẹp những chiếc lon nhôm.
Có một bữa không phải bận lo trả nợ khối việc đã được lên list như lệ thường. Không gian yên tĩnh, thân tâm thanh tịnh, ý thơ như nồi cháo cò sôi lọc ọc chực chờ tuôn tràn tắt bếp. Trong lúc ngồi trước laptop chờ đợi sự chuyển đổi của kỷ thuật số ra những vần thơ mượt mà như lụa Lèo hay lãnh Tân Châu, du dương như tiếng sáo đêm trăng. Lúa tôi giật mình nghe tiếng gõ bong bong vào kiếng cửa sổ sau lưng. Tôi hoàn hồn, bụng đở lo khi thấy dáng đứng sau hè của bà xã miệng cười cười tay ngoắc ngoắc.
– Anh đi lại đàng kia thông dịch cho em nói chuyện với bác láng giềng. Hình như bác muốn mượn cái gì đó.
– Bác ơi, tôi là Lúa đây, bác cần chi hả bác.
Tôi cố gắng lắng nghe tiếng trả lời từ đàng sau hàng rào gỗ, nghiệm thu kỹ lưỡng rồi quay sang nói nhỏ với bà xã:
– Bác N muốn xin mình ít trái khổ qua, em cắt vài trái lớn bỏ vào bịt nylon, anh vói đưa qua rào cho bác ấy.
– Không, không. Chú thím hiểu lầm tôi rồi. Từ cửa sổ lầu, tôi nhìn sang thấy mướp đắng của chú thím tốt quá. Khi nào chú thím để hạt giống, làm ơn cho tôi ít hạt dành cho năm tới.
– Còn lâu quá, sợ em quên. Bác đứng đó chờ một lát, tụi em trở vào nhà lấy hạt giống khổ qua của mùa rồi tặng bác. Năm tới nếu bác ương số hạt giống đó không lên thì cho em hay.
Bà xã theo tôi vào nhà, vừa đi bả vừa chế nhạo:
– Vậy mà có người vỗ ngực ành ành ịch ịch, rằng ta đây lưu lạc giang hồ từ năm 15 tuổi, bè bạn khắp bốn vùng chiến thuật. Bữa nay mới biết người ta nghe tiếng Quảng có khá hơn em đâu.
– Ha ha, lần đầu tiên tài khôn dịch tiếng Việt ra tiếng Việt, trớt quớt không thông.
Mới trước đó chừng một tiếng, dòng thơ đầy hứa hẹn chưa kịp tuôn trào thì bị chuyện vườn khổ qua làm cho đắng nghét và sượng sần vô phương cứu vãn. Thẫn thờ trước chiếc máy im lìm, chờ đợi hồn thơ qui nạp, mình vô tình giở những trang mạng thân quen đọc tin bài cũ mới của bạn bè tứ xứ. Ánh mắt đập vào một phản hồi của mình được một người nào nhắc đến và coi bộ chính mình vướng lỗi tam sao thất bổn.
Câu cổ nhân hay nói “Thuốc đắng đả tật, lời thật mất lòng”, dân ấp 5 hiểu nôm na rằng thuốc nào trị được bệnh là phải đắng như chất ký-nin chẳng hạn. Tương ứng với vế 1, vế 2 trong câu cũng sẽ được hiểu là: lời thật để khuyên nhủ hay hoán cải một sự việc gì đó rất dễ mất lòng.
Còn mình bày đặt lạng lách vẻ ra thuốc trị được bệnh không nhất thiết phải đắng, hoặc chất đắng như khổ qua hay rau đắng cũng không là chất dùng trị bệnh. Trong tình hình mà vế thuốc đắng không còn vững vàng như khuôn mẫu, thì vế “lời thật” để áp dụng ý nghĩa bóng bảy cũng theo đó mà lung lay.
Kinh nghiệm trợt vỏ chuối trong kỳ thi tuyển vào lớp Đệ thất bởi ăn hột vịt bài luận văn “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Lúc đó dân ấp Năm mới 11 tuổi như mình làm sao biết tàu ngựa là chuồng nhốt ngựa. Do đó mình tà lanh sửa tựa đề thi của Nha Khảo thí cho hợp lý hơn: Các trò hãy bình luận câu: “Một con ngựa đau bụng, cả tàu vừa người vừa ngựa phải nhịn ăn cải xanh, cải ngọt”.
Trôi theo dòng đời, mình vướng thêm tật ba chớp. Hễ đọc được: “Gần mực thì đen”, thì nhắm mắt cũng biết tiếp theo sẽ là gần đèn thì sáng. Nhưng có lần bị tay lí lắc chơi trác là: Gần đèn thì nóng. Nóng của hắn là nóng da, nóng mủi hay nổi nóng cũng đều khác xa với ảnh hưởng sáng lạn của tiền nhân.
Cứ bị huốt hụt hoài nên rất sợ cành cong. Có lần Lúa đọc tới: “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”, nhờ cẩn thận mà không bị sụp hầm câu đá giò lái “Tuy rằng khác giống, nhưng chung một nồi”.
Chung một giàn của tiền nhân là tiêu biểu môi trường xã hội sinh sống, tuy khác giống nhưng thương yêu san sẻ không gian và quyền lợi. Chung một nồi của dân tếu lâm là số phận kết cuộc giống nhau của nhiều giống loại khác nhau.
Thông dịch là lối chuyển ngữ chính xác thông suốt. Còn mắc dịch? Là đang bận dịch, hay là có nghĩa gì khác nữa.
Một Lúa
H
Post Views: 951
Một Lúa viết bài có dùng từ ” mắc dịch” gợi tui nhớ có 1 lần, trên đường ở trường về nhà, ghé thằng bạn nhậu định hỏi thăm sức khỏe hắn. Gặp ngay bà vợ đang nấu cơm.
-Ông Út Trớt đâu rồi chị ?
-Dạ ! Ổng mắc dịch rồi anh ! Mặt chị vợ tỉnh bơ.
Đứng suy nghĩ hoài, không biết nói sao. Thôi, để hôm khác ghé thăm ảnh !
Trên đường về, cố moi óc xem thằng Trớt bệnh gì. Cuối cùng, trí khôn hồi học lớp Nhứt lóe lên. Thì ra Út Trớt đi giữ vịt chay đồng.
Anh Cả ui,
Út Trớt không giữ dịt, mà giữ bò, thì phải nói sao ta. hihi
Cái nầy cũng khá mắc cười, mà cười ra nước mắt, bởi “thông dịch” hay “mắc dịch” tuỳ người “đối diện” xin chia sẻ với trang nhà.
Năm đầu tiên ở Mỹ, chị em chúng tôi được cơ quan thiện nguyện đưa đến làm cho các xưởng may dệt. Có anh N, tiếng Anh tương đối khá hơn trong đám. Có điều anh ấy hay lên mặt lắm, cái gì ảnh cũng “xung phong” thông dịch. Một hôm, cái máy dệt lúc chạy tạo ra tiếng động rất đáng ngại. Mọi người trong tổ dệt lúng túng không biết cách nào báo cáo với tổ sửa máy. Anh N nói, “Để tui nói chuyện với mấy ổng, đừng lo”. Anh N nói như thế nầy, ” Machine bịch bịch… (máy kêu bịch bịch)”
Báo hại mấy ông sửa máy ngẩn tò te hỏi lại, “Bịch bịch? Machine bịch bịch???”
Đọc chuyện kể của Phương Nga, ai đang khóc cũng phải cười…khà…khà…khà.
Đại huynh Phú Thạnh ơi, tại em không dám viết rỏ ra. Chứ chữ “bịch” phát âm trong tiếng Mỹ, có nghĩa rất xấu, dùng để chửi. Khi nào em về VN, nhớ nhắc em kể lại chuyện nầy.
Cái vụ phát âm của một vài chữ Việt mà người Mỹ nghe được …họ hoảng hốt luôn, đúng không PN?
Máy kêu lịt kịt, parts rớt lịch bịch. hihi
Trời cho Một Lúa có duyên
Nghe chàng kể chuyện phát ghiền…cà phê
Chuyện vui càng đọc càng mê
Hết buồn hết giận trở về Ấp Năm…
Huynh PT ngôi sao,
níu trùi cho em là gái
em sẽ ngâm vịnh dăn thơ
nhưng vì lỡ mang đực rựa
em chỉ kết bạn cà phơ
hihi
THÔNG DỊCH VÀ MẮC DỊCH
Lâu lắm bà ngoại mới thăm cháu ngoai 5 tháng tuổi.Bà ngoại bế cháu trên tay nói đớt đát
_ sao ! Con noái kí rì dí bà mại dị ?noái kí rì mòa cừ choe choét dị?
Con bé cháu ngoại 5 tháng tuổi cũng vo vo vảnh vảnh cái miệng theo bà ngoại rùi cười toe toét
Bà nội cháu ngồi kế bên cưoeì cười rùi nói
_ Để tui thông dịch cho cháu nội tui nghe chị sui! Nó nói dầy nè” bà mại ui sao mà bà mại điệu ơi là điệu vậy á”
Bà ngoại của cháu nguýt bà nội cháu rùi nói
_ Ơ! Mắc dịch vhị nhe chị sui! Bà ngoại cháu điệu sao bằng bà nội chứ!
Rùi cả hai bà sui gia cười giòn tan luôn
Cháu ngoại 5 tháng tuổi vo vo vảnh vảnh rùi cũng cười má lún đồng tiền cưng ơi là cưng luôn
…
Hi hi
Thông dịch và mắc dịch là dị đóa! Anh Lúa ui
Phan Lương,
Phải cháu 5 tháng tuổi nói giỏi ko dị, bà gì đây ta. hihi
Đọc bài viết của bạn Một Lúa và các phản hồi của các anh chị và các bạn, có ý nghĩa thật sâu sắc và thật là vui.
My Nguyễn,
phản hồi của anh Cả sâu sắc, bài diết của ML sâu huyền, đôi khi sâu hỏi. hihi
Qua câu chuyện này HT có một mẫu nghe cũng hay hay là:- Ở chổ của HT cũng có một anh chàng người Quãng Ngữa mới vào làm được vài tháng, hôm nọ anh ta nói với HT – cho xin vài cái pô nhe ( ? ) , HT nghe chẳng hiểu gì cả, nên cứ hỏi đi hỏi lại, anh ta không nói nữa mà cứ tới chỉ vào đống bao ny lon và nói pô đây nè (!) Trời, thì ra pô là bao. Nếu lúc đó có bác Một Lúa phiên dịch thì đỡ biết mấy hi,hi…
Hoài Thương,
Khỏe không bạn hiền, sáng tác sung quá nghen. Chúc HT vui phẻ, iu đời
đúng là đọc phản hồi của P.Nga cười ra nước mắt luôn , cám ơn bạn có câu chuyện kể rất vui
cho tui cười ké, hihihi
Đọc bài của anh Một Lúa… xong đọc phản hồi của các ACE bạn … về 2 từ thông vsịt … và mắc vsịt… mà được một bửa cừ hùn rất là vdui dzẻ thoái mái lun…. nhứt là đọc cái phản hồi của Phan Lương về cháu … va phản hôi của Hoài Thương…. hahaha. Cám ơn các bạn….