Quảng đời nhà giáo của Hoa Đăng
Những dòng thơ mà Hoa Đăng viết lên đây là tất cả sự thật của quãng đời dạy học gian khổ của mình khi rời trường sư phạm đế bước chân vào nghề lúc đất nươc vừa thống nhất (HD)
Hoa Đăng
\Quảng đời nhà giáo
Đã ba mươi năm gắn với nghề,
Gĩa từ thị xã để về quê,
Ngày đầu giải phóng nghèo xơ xác,
Đồng rộng mênh mông lác đác nhà.
Thương đàn em nhỏ vượt đồng xa,
Mặt mày lem luốc ngồi vào lớp,
Bốn bề gió lộng lạnh cắt da,
Nước nổi lêu bêu khắp mọi nhà.
Cô giáo bo bo ngày hai bữa
Cá rau phải kiếm khắp các đồng xa.
Hội họp bước ra xuồng với nước,
Đêm về leo lét ngọn đèn tà.
Thị xã rồi ngày cũng một xa,
Đường đi khó quá ít về nhà,
Đồng quê gần gũi càng thân thiết,
Càng thấy tình quê thật đậm đà.
Bà con thôn ấp đang gặp khó
Cũng rộng đôi tay giúp đỡ ta
Bạn bè đồng nghiệp càng thân thiết,
Gặp nhau rôm rã chuyện gần xa,
Chẳng ai nhắc đến điều gian khổ
Chuyện ấy thì ai cũng biết mà!
Cô giáo ra trường còn rất trẻ
Chồng chất gian lao nên chóng già!!!
Vượt nhiều lao khổ lẫn gian truân
Lớp bụi thời gian phủ tuối xuân
Cái thời tươi trẻ đã quay lưng,
Cô giáo bảy lăm nay đã già,
Yêu nghề nhưng phải rời bục giảng
Nhìn đàn em nhỏ thật xót xa
Biết rằng ngày ấy rồi cũng đến
Sao nỗi buồn đau thắt tim ta!!!
Hôm nay tất cả là dĩ vãng
Trường cũ còn đây trống đã tan,
Hàng cây trước gió rì rào thổi
Lá vàng rơi rụng giữa sân chơi
Nhìn lá lòng tôi càng thương cảm,
Thương lá vàng rơi hay thương tôi!
Lá lìa cành tôi rời bục giảng
Có ai thương cảm nỗi lòng tôi?!!!
HOA ĐĂNG
Ngọc Hoa !! hôm nay mới bắt được mi trên trang TPH-VL ! Quảng đời nhà giáo của bạn hay lắm ! Mong gặp lại bạn trên trang này hoài hoài nhé Hoa ( NgocThu)
Dạ chào cô Hoa Đăng
Bài thơ thật ấn tượng. không chỉ thể hiện cho thế hệ sau thấy hoàn cảnh lịch sử thời xưa, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần “tôn sư trọng đạo” truyền thống của cha ông, mà còn thể hiện biết bao tâm huyết, tình yêu thương học trò vô bờ bến của các thầy cô nhưng không thể dùng bút mực, ngôn từ để thể hiện mà chỉ có thể cảm nhận trong lòng. Tình thầy, cô dạy dỗ, lo lắng thật không gì có thể so sánh được. Đúng là:
Công cha, nghĩa mẹ ơn thầy
Biết bao gian khổ, đong đầy tình thương
Bao la như biển nặng vương
Dù cho giông bão, gió sương không sờn
Cám ơn cô! Bài thơ thật tuyệt vời.
Con Tiểu Phương
Ngọc Hoa thân mến! Kể từ giờ phút này mong rằng em sẽ góp mặt thương xuyuên ở TPH-VL nhé. Chắc chắn rằng em sẽ được bạn bè gần xa đón tiếp nồng hậu với nhiều bài thơ mượt mà,ướt ác lâm ly của em…(PT*).
Đọc qua bài thơ cuả bạn , lần đầu tiên, NT mới thấu hiểu và thấy thương các bạn công tác nơi vùng sâu , vùng xa quá, NT càng khâm phục bạn Hoa quá chừng, đi dạy học mà cực mà khổ thế sao?, vì NT ra đời thì dường như có may mắn hơn, lúc nào cũng ở tại tỉnh , tại thị xã , chớ chưa từng bị đi xa, cực khổ như vậy. Vì cuộc sống sinh nhai nên bạn phải chịu nhiều gian lao khổ cực, đọc bài thơ từng đoạn, mà NT rơi nước mắt, và rất sợ nưã, nếu gặp trường hợp như vậy , hỏng hiểu NT sẽ thế nào?, chắc là ” Khóc và sợ lắm “, rồi tối không dám ngủ , chờ sáng chạy về cầu cưú mẹ ba, hu hu.!! NT sẽ đổi nghề khác hỏng thèm đi dạy học nưã. Nếu bạn bảo sao NT tiêu cực vậy , không có ý chí bám trụ bám trường. hi hi . Vì NT rất là nhát nên không đủ can đảm, nào xuồng , nào nước , nào ngọn đèn tà !!! NT không biết lội và NT sợ ma ??? Bạn thật là yêu nghề , mến trẻ và rất là can đảm ,tới ngày rời bục giảng vẫn còn lưu luyến, thật đáng quí và đáng ngưỡng mộ quá hà. NT hỏng hiểu những bạn chịu hy sinh như vậy , có được hưởng quyền lợi hay phúc lợi gì đặc biệt hong, hay là ở thành thị và nông thôn vẫn bằng lương như nhau ??? Giờ đây, tuy tuổi xế chiều, NT chúc bạn luôn an vui , thanh thản và hạnh phúc khi vào tham gia với trang TPH -VL, bạn sẽ vui cười và trẻ trung lại đó . hi hi.
Chị Ngọc Hoa thân mến,
Đó cũng là quãng đời nhà giáo của em từng trải qua. Giật gấu vá vai với vỏn vẹn một tấm phiếu vải cho cả năm. Ăn bo bo kinh niên, mà nếu có gạo, thì gạo lộn với bông cỏ.
Sao khổ quá!
Chị Hoa Đăng , đã đọc bài ” Quãng Đời Nhà Giáo “. của chị .Nội dung bài thơ lột tả
hết sức chân thực xã hội thời bấy giờì, đời sống vật chất khó khăn cộng thêm nỗi ưu tư dằn dặt nhằm bám víu lấy nghề ,mốt cái khổ triền miên luôn âm ỉ trong tâm tư đa số nhá giáo chân chính. Ngay những ngày đầu Gỉải phóng ,em đang học Luật năm 3 ( còn 2 môn chưa biết kết quả để chuẳn bị lên năm 4 ). Vì số lượng ít ỏi của sinh viên năm thứ 3 , nên Nhà Nước nhận đào tạo tiếp theo yêu cầu mới của nghành Sư Phạm
Mãi đến năm 1979 em mới ra trường về Cấp 3 Bình Minh .
Đồng nghiệp thân mến , hãy viết tiếp cho trang nhà nhé , mọi người đang chờ đọc đây .Em Hoành Châu
Chào Chị Ngọc Hoa,
7 rất đồng cảm với chị về tất cả tâm tình mà chị thố lộ qua mấy dòng thơ. 7 chỉ hơi khác với chị là nếu 7 nói ra thì thêm khá nhiều tiêu và ớt!!!
Đứng lớp 5 tiết, xuống bếp tập thể ăn cơm, chỉ một chén cơm + bo bo, có 2 con cá cở ngón tay trỏ gác ngang qua. Rồi lên lớp cày 5 tiết tiếp!
Cám ơn chị Ngọc Hoa truyền cho 7 sự rung cảm về một quãng đời…xưa. Thân ái. kiềutrinh.
Muốn gửi phản hồi đến các bạn mà cứ mò mẫm mãi, giờ nhờ tiểu đệ PHAN LƯƠNG chỉ mới biết cách vào,HĐ xin cảm on những lời chia sẻ động viên của các bạn Ngọcthusa,TiểuMaiPhương, sư huynh Phú Thạnh, bạn NguyễnTuyết,Phương Nga,Hoành Châu,NguyễnTriNguyên cho mình tự tin hơn để thẳng tiến vào trang TPH VL.Hivọng sẽ có dịp giao lưu với mọi người.
Chào cô giáo, một bài thơ thuật lại một quá trình khó khăn ngành giáo VN.
Thật đẹp thay tấm lòng thầy cô vì thế hệ trẻ mà hy sinh.
Hoa Đăng chào các bạn NHA, Nguyễn Tuyết, Ngọc Thu,Tiểu Phương, anh Phú Thạnh, Phương Nga, Hoành Châu, Nguyễn trí Nguyên, Phong Tâm. Cảm ơn mọi người đã ủng hộ và chia sẻ khi bài viết của Hoa Đăng vừa được đăng lên trang TPH VL.com. Xin tặng các bạn bài thơ này và riêng tặng một bạn thơ của tôi.
ĐỜI CHIỀU!
Chiều rồi nỗi nhớ xôn xao
Hoa yêu nở muộn sẽ mau úa tàn
Trách sao em cứ vội vàng
Nhớ anh da diết để mang nỗi sầu
Đời mình còn chẳng bao lâu
Gặp nhau vội vã lòng sầu không vơi
Bây giờ mỗi đứa một nơi
Em đây, anh đấy cuộc đời buồn đau!
Em gom nỗi nhớ để vào
Tim son ấp ủ rạt rào yêu thương!
HOA ĐĂNG
…”một bạn thơ của tôi” ! ( Người ấy là ai? Phải chăng NA ?).
Chào bạn Võ Châu Phương, xin được làm quen với bạn,VN có câu thêm 1 người bạn thêm 1 niềm vui . Bài thơ tiếp theo là một trong những bài thơ nói về cảm xúc của mình, đó cũng là cảm xúc của những người yêu thơ nói chung trước những bạn thơ của mình.Mỗi người sẽ hiểu một cách khác nhau và cùng chia sẻ để cùng vui cùng đồng hành cho trang nhà càng thêm phong phú, mong được sự đóng góp chân tình và vui vẻ của các bạn
Rất cảm động và xót xa cho quãng đời nhà giáo không mấy bằng phẳng của Hoa Đăng.Mình ra trường năm 82 và ngày nhận quyết định bổ nhiệm về một trường vùng sâu của huyên, một địa danh mà ai nghe cũng lắc đầu “Bình Ninh Cà Ná”.Cầm QĐ mình đã khóc sướt mướt .Vậy mà ngày đầu tiên đến nhận nhiệm sở , các đồng nghiệp và học trò đã chào đón mình hết sức thân thiện.Lớp chủ nhiệm hơn 30% hs là Khơme .Thế mà các em ấy rất ngoan và ham học .Ngày nào nơi phòng trọ của cô giáo cũng đầy ắp trái cây đủ loại .Ngày lễ Tết bánh tét của các em biếu ăn không hết .Tình đồng nghiệp gắn bó và tình cô trò thắm thiết không sao mà kể hêt.Nhưng cuộc sống đồ khổ , thiếu thốn của thời bao cấp ấy , lương tháng không đủ để sắm nổi một cái quần satanh đen để mặc nửa.Thời ấy nếu tâm không vững , chí không bền chắc là bỏ nghề rùi .hic hic ôi nhớ quá , một nổi nhớ không nguôi.
Chúc Hoa Đăng luôn vui tươi và yêu đời .
Nghe địa danh rất hay Bình Ninh Cà ná, lại là vùng có dân tộc Khmer. Bạn hãy viết bài dài hơn về những ngày sống ở nơi đây, tôi nghĩ sẽ hấp dẫn lắm.
Chào anh Lương Minh ! lsnng0c rất hân hạnh được làm quen với anh và trang nhà tongphuochiep-vinhlong.Vâng !lsnng0c sẽ nghe lời anh viết lại câu chuyện của những năm tháng ở bình Ninh Cà Ná ,hẹn sẽ trình làng với anh sau.
Bạn lsnngoc gì đó ơi cái BÌNH NINH CÀ NÁ Ở ĐÂU CÓ PHẢI BÌNH NINH huyện Tam Bình ko? ra trường năm 1982 là khá tốt rồi than thở gì ? ngày đầu mới về huyện Tam Binh tôi có đi công tác xây dựng trường sở ở BINH NINH, lúc đó người đi trước phải hú thì người đi sau mới biết đường theo vì sậy bít hết lối đi. Mong được làm quen với bạn.
Hoa Đăng ới ời ! đúng địa danh Bình Ninh Cà Ná thuộc vùng sâu của huyện Tam Bình.Cà Ná giáp với chùa Kỳ Sơn của Loan Mỹ đó Hoa Đăng à.Vì vậy mà hs dân tộc rất đông .Không phải như bây giờ được ra học riêng ở trường dân tộc nội trú.
Chào bạn Isnngoc, thời sau 75 các giáo sinh SP (cũ, mới) ra trường đầu tiên được phân bổ về vùng sâu nếu bám trụ hòa nhập được, sau mấy năm đều thành danh sau nầy. Tôi nhớ có thằng bạn “bị” đưa về xã Hòa Lộc, Mỏ Cày, nơi mà không một Gv (lớp thành thị) nào ăn chịu nổi quá 2 tháng dưới mái trường có nhiều cầu khỉ nầy, trường có hs không có thầy dạy. Tôi cố năn nỉ anh trưởng phòng GD cho nó ở lại trường gần không được. Hiện nay nó đang là người có danh phận.
Thưa cô giáo Hoa Đăng, Bài thơ ĐỜI CHIỀU bình dị mà ngọt ngào, gợi và… xao buồn với câu ” Hoa yêu nở muộn sẽ mau úa tàn “. Xin được đồng cảm với tác giả.
Xin kính chào chị Hoa Đăng đến với trang tong-vinhlong. Thán phục sức chịu đựng của chị. Có lần HHg đi dự khoá thiền cùng thầy Thọ ở một thiền viện trên vùng núi cao ở Cali vào mùa đông. Sau giờ học, ra ngoài hành lang, trên đồi cao gió quá lạnh, không theo nổi hết khoá thiền. Thưa với thầy Thọ, ngày mai không học nổi nữa. Thầy động viên, ngày xưa Phật trải qua sáu năm khổ hạnh, ráng chịu vài ngày lạnh, để học được điều tốt. HHg nghĩ học xong thành Phật, cũng học hỏng nổi.
Chào bạn Phong Tâm, Hoàng Hưng cùng các bạn trang tph vl mình ko nghĩ rằng lần đầu vừa góp mặt vào trang nhà đã được sự quan tâm ủng hộ của các bạn nhiệt tình như vậy. Hoàng Hưng ơi! Có công mài sắt có ngày thành kim, vượt qua gian khổ để ngày nay đáp an toàn là hạnh phúc, riêng bạn ko theo nỗi để thành Phật cũng hạnh phúc vì bạn đã được tự do để chọn theo ý mình. Ngọc Thu ơi mình đã trả lời phản hồi của ngocthusa đầu tiên bộ ko thấy sao mà điện về trách nhắn, qua đây chân ướt chân ráo Ngọc Hoa chỉ quen và biết có 2 người là Ngọc Thu và sư huynh Phú Thạnh thì làm sao bỏ quên được .
NT phục người phụ nữ trong thơ ” Đời Chiều” cuả chị Hoa Đăng , ” Hiền va cam chịu thiệt thòi” chỉ biết gom nhớ và ủ yêu thương , sao mà tội quá chị ơi. Buồn va cảm động quá !
NGUYỄN TUYẾT ơi! Cảm ơn bạn, mình vừa xem xong bài <Chuyện tình thứ nhứt của Nguyễn Tuyết liền có cảm hứng đáp từ bằng một câu chuyện có thật hồi năm 1970 .Đang viết vì cũng hơi dài, đang gọt lại, với lại việc nhà cũng bận rộn nên viết hơi chậm mà cũng thử xem có được duyệt đăng ko nữa, hi vọng sẽ góp mặt với chuyện tình của NT để thành một cặp song sinh của tình đơn phương.Mong được làm quen với bạn.
Có cặp song sinh tình đơn phương , rồi sẽ có nhóm tình đơn phương trong trang nhà, nếu đông quá thì ta lập hội nhé
Lương Minh ơi! dẫu có đông cũng đừng nên lập hội TÌNH ĐƠN PHƯƠNG đáng sợ quá, mấy ông đơn phương thì không biết thế nào chứ đàn bà đơn phương thì đáng sợ quá, mượn danh chữi bới tùm lum mất hết nghĩa tình. Đó là ý kiến cá nhân xin các chị em thứ lỗi.
XINchào sư huynh Phú Thạnh sao tới bữa nay em mới thấy câu hỏi của huynh sau bài thơ Đời Chiều nhỉ! Qủa là huynh tinh ý dữ ta, bạn thơ bây giờ, bạn học ngày xưa hơn 40 năm trời xa cách giờ găp lại chẳng còn nhớ gì chuyện xưa bây giờ thân nhau đồng cảm qua thơ yêu thơ, muốn yêu người nhưng hỏng dám.Huynh nghĩ sao?