Những tấm lòng Nhân ái
Bà con ta, không ít người người than phiền khi đến bệnh viện, có người giận bảo không phải nhà thương mà là nhà ghét và thâm chí có người còn đổi đi câu nói của người xưa “Lương y như từ mẩu” thành ra câu ” Lương y như dì ghẻ”.
Quả thật, thỉnh thoảng gặp những nhân viên ngành y có cách xử sự không đúng mức, không làm vừa lòng bà con; nhưng không ít y tá, y sỉ, bác sỉ có tấm lòng tốt, chăm sóc bệnh nhân với lương tâm của người thầy thuốc, xin kể lại đọc giả một câu chuyện, đã xảy ra cách nay nhiều năm về hai nữ y sỉ người khmer
Hội chẩn
Một bác gái tuổi trên 60, sống một mình ở thị xã Trà Vinh đã hẹn một cháu cùng khóm đi chợ. Theo đúng hẹn cô cháu đến nơi, nhà thì đóng cửa và khóa phía bên trong. Cô cháu biết bác chưa ra khỏi nhà, gọi mãi không có tiếng trả lời, cô cháu hốt hoảng la lên để hàng xóm đến giúp. Bà con chung quanh nghe tiếng cầu cứu đến rất đông, và nhất trí với nhau phá cửa vào nhà. Khi vào được bên trong thì hởi ơi, bà bác bất tỉnh nhân sự nằm dài dưới đất, nhưng vẫn còn thở, mọi người cùng nhau, đưa bà vào bệnh viện.
Tại phòng cấp cứu, bác sỉ khám, bệnh nhân lơ mơ, huyết áp rất thấp mạch nhanh, không có dấu hiệu chấn thương sọ não, không thấy dấu xay xát bên ngoài với chẩn đoán sơ bộ shock* không rõ nguyên nhân có thiếu máu đi kèm. Các y bác sỉ đã điều trị tích cực không hiệu quả, trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, khoa cấp cứu vội vả mời các bs đến hội chẩn* khẩn và chủ trì hôm đó là bác sỉ giám đốc Võ Thành Thi.
Đây là một trường hợp khó cho các bác sỉ tham gia hội chẩn ngày hôm đó, thứ nhất, bệnh nhân không có hồ sơ bệnh án ở bệnh viện để biết bệnh sử, cũng không một ai biết về bệnh tình của bà, người đưa bà đến bệnh viện thì đông, nhưng không một ai biết bà đã làm gì trước khi ngất. Bản thân của bà nằm bất động như một người ngủ mê, không mở mắt, không trả lời. Không biết bệnh sử, không hỏi được bệnh là mất đi một yếu tố quan trọng để chẩn đoán bệnh, không chẩn đoán được bệnh chính xác, khó mà điều trị thành công.
Một điều thứ hai, bệnh quá nặng, trong tình trạng như thế nầy không thể thực hiện được một số thủ thuật đặc biệt hoặc thay đổi tư thế cho sự thăm khám, một sự lay động cơ thể, hoặc không khéo trong thao tác khám của người thầy thuốc có thể đưa đến tim ngưng đập, ngừng thở.
Một điều cần biết, vào thời điểm đó những xét nghiệm, những cận lâm sàng* ở một bệnh viện tỉnh còn đơn sơ, không có hỗ trợ nhiều cho chấn đoán.
Do những yếu tố đó, sự khám và định bệnh cho bà, các bs chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của từng người, đó là một yếu tô chủ quan nên có nhiều khác biệt trong chẩn đoán. Tổng hợp lại chung quy có hai chiều hướng khác nhau; Các bác sỉ phòng cấp cứu, tim mạch, bác sỉ khoa nội muốn bệnh nhân được mỗ với lập luận, bệnh đã dùng hết phương pháp điều trị nội khoa không có kết quả, nếu tiếp tục điều trị bệnh nhân không tránh được tử vong, bệnh nhân nầy có dấu hiệu mất máu, có thể chích máu một nơi nào đó trong cơ thể cần mổ để cầm máu.
Các bs ngoại khoa lại hướng bệnh nhân về một bệnh nội, các bs đồng ý có dấu hiệu mất máu; nhưng mất máu do nguyên nhân gì, đang chảy máu hay thiếu máu mãn tính đã có lâu rồi nay tình cờ nhập viện mới phát hiện. Một chẩn đoán mơ hồ, đưa bệnh nhân mỗ như trong trường hợp nầy chỉ giúp cho bà về miền tiên cảnh sớm hơn mà thôi.
Trong tình cảnh đó, Bác sỉ giám đốc Võ Thành Thi rất đau đầu để đưa ra một quyết định cuối cùng. Ông là một bác sỉ lo cho người bệnh như lo cho nhười thân, là một người thầy thuốc có lương tâm, đặt tính mệnh bệnh nhân lên hàng đầu. Y sĩ Ninh làm thư ký cho văn phòng giám đốc, anh hiểu ý của GĐ nên nói nhỏ:
– Bác ba, có nên mời BS Quốc hội chẩn không?
Nhắc đến bác sỉ Quốc, ông phát hiện không có Quốc ở đây, quay lại hỏi y sỉ Ninh:
– Bác sỉ Quốc đâu?
– Họp bên khung trường*
– Điện thoại ngay, mời qua hội chẩn gắp.
Bác sỉ Quốc là bác sỉ trẻ, mới ra trường không bao lâu, được Sở y tế Vỉnh Long đưa xuống phụ trách giảng dạy cho học sinh khoa y ở khu vực Trà Vinh, anh là BS phẩu thuật, đã tham gia mỗ cho khoa ngoại từ khi đặt chân xuống đây, nhưng theo biên chế, theo tổ chức, anh không thuộc khoa nào của bệnh viện Trà Vinh.
Bác sỉ giám đốc cũng biết BS Quốc không có kinh nghiệm, không có kỳ vọng vào anh; nhưng trong trường hợp nầy ông muốn nghe thêm một ý kiến của một người trước khi quyết định.
Bác sỉ Quốc đang họp ban chấp hành của ba lớp y sỉ, nhân được điện thoại mời hội chẩn khẩn, anh dội khoát áo trắng đi ngay. Khung trường cách phòng cấp cứu rất gần, ra khỏi phòng họp, anh đã thấy một đám đông người đứng chật cả một đoạn đường trước phòng cấp cứu.
Anh phải đi len lõi qua đám đông, mọi người hầu hết có vẽ mặt hồi hợp lo âu, có người tỏ ra thương xót, đau buồn như sắp tiễn đưa một người về bên kia thế giới. Một bầu không khí nặng nề ảm đạm bao trùm phòng cấp cứu. Vào phòng hội chẩn nhìn khuôn mặt các BS đàn anh cũng biết cuộc hội chẩn đến hồi căng thẳng. BS Giám đốc vẫn nở nụ cười nhân hậu khi thấy anh như mỗi lần gặp, nhưng trong đôi mắt ông không che dấu sự lo âu của tình trạng nghiêm trọng của bệnh. Đễ khỏi mất thời gian, cô y sỉ người khmer (tôi quen tên)đang ghi chép cho hội chẩn đưa cho anh bệnh án và không biết cố ý hay vô tình đưa luôn tờ ghi chép về những ý kiến và chẩn đoán của các BS hội chẩn.
Quốc lướt qua tóm tắt những điểm chính như sau:
~ Bệnh nhân hôn mê, huyết áp thấp, mạch nhanh, nhịp thở nhanh,
niêm mạc nhợt nhạt
~ Bụng chướng nhẹ, ấn vùng bụng trên bệnh nhân có biểu hiện đau.
~ Chọc dò ổ bụng có dịch hồng( BS Võ MInh Hoàng)
~ Chẩn đoán ban đầu: Shock không rõ nguyên nhân(bs phòng cấp cứu)
~ Shock do viêm tụy hoại tử( các bs khoa ngoại)
~ Theo dõi bệnh ngoại khoa( cac bs khoa nội).
Quốc đến bênh bệnh nhân để khám, ở đó có y sỉ Hải của khoa cấp cứu và vài học trò y sỉ đang trúc trực thực hiện y lệnh điều trị và theo dõi dấu hiệu sinh tồn*
Quốc hỏi:
– Anh chị theo dõi có lúc nào bệnh nhân khá lên không?
– Dạ thầy! Có !
– Lúc nào?
– Lúc truyền máu bệnh nhân có khá lên, huyết áp cũng lên; nhưng ngưng truyền huyết áp hạ trở lại và bệnh tình trạng bệnh nhân xấu đi.
Quốc nhớ lời của giáo sư BS Nguyễn Đình Hối có dạy lúc giao ban hồi anh còn sinh viên, ” Một dấu hiệu của chảy máu cấp, khi truyền máu huyết áp tăng lên, ngưng truyền huyết áp hạ xuống”
Anh cũng nhớ lại một trường hợp bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa của bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở khoa chăm sóc đặc biệt, bệnh nhân truyền máu huyết áp trở lại bình thường, ngưng truyền thị tụt xuống, BS khoa đó mời BS khoa ngoại hội chẩn để can thiệp ngoại khoa, BS khoa ngoại từ chối, rồi các BS khoa chăm sóc đăc biêt tiếp tục mời hội chẩn, cứ mời đi mời lại nhiều lần cuối cùng khoa ngoại đem về mổ. Khi mổ ra không làm gì được vì toàn bộ niêm mạc bao tử lở loét chảy máu, không lẽ cắt hết cả bao tử để cầm máu, đó cũng bài học nhớ đời khi anh còn sinh viên tham gia phụ mổ.
Nhớ điều nầy, anh để ý đến ống dẫn đặt vào bao tử của bác gái, anh thấy, chất dịch chảy ra màu đen không phải là máu, không có chảy máu từ bao tử.
Quốc khám xong không phát hiện gì khác những điều đã ghi trong hội chẩn, chẩn đoán các BS khoa ngoại shock do viêm tụy hoại tử thật là hợp với bệnh cảnh, nhưng mất máu của bệnh nhân do viêm tụy hoại tử hay là một chãy máu cấp do một nguyên nhân khác. Nếu mất máu do viêm tụy hoại tử không có chỉ định mổ, do những trường hợp khác có chỉ định phải mổ, giữa mổ và không mổ khiến cho anh đau cả đầu.
Bệnh nhân mỗi lúc một nặng đi, dường như các sứ giả của tử thần đang rình rập đâu đây, để chờ mang bệnh nhân đi bất cứ lúc nào. Còn các BS đang tranh thủ từng phút từng giây tìm cách chống lại. BS giám đốc nóng lòng hơn ai hết, vì phải sớm ra quyết định, thế mà bs trẻ mới đến lại rời phòng, không nói tiếng nào.
( Còn tiếp vào Tuần sau)
Võ Châu Phương
————————————————————————-
Hội chẩn* Hội chẩn là hình thức tập trung tài năng trí tuệ của những thầy thuốc để kịp thời cứu chửa cho người bệnh những trường hợp sau:
– Bệnh nặng
– Bệnh khó chẩn đoán và điều trị
– Bệnh điều trị một thời gian không hiệu quả
– Bệnh nhân trước khi mỗ
Hình thức hôi chẩn
– Hội chẩn trong khoa do bs trưởng khoa chủ trì
– hội chẩn liên khoa
– hội chẩn bệnh viện thường do bs giám đốc chủ trì
Cận lâm sàng* Cận lâm sàng những phương tiện giúp phần cho sự chẩn đoán bệnh nhân như x quang, nội sôi, giải phẩu bệnh học…
Khung trường : Trước đây tỉnh Cửu Long gồm 2 thị xã Vỉnh long và Trà Vinh, trường trung học y tế để đào tạo y sỉ có một chi nhánh ở Trà Vinh, có một khu trước cổng bệnh viện Trà Vinh có văn phòng điều hành cho chương trình giảng dạy cho y sỉ được gọi là khung trường.
(Những hình ảnh lấy từ internet)
Đề nghị trường y mở thêm lớp đạo đức,dạy lể độ với người già,nghười nghèo,
tôi từng nuôi cha, mẹ.anh,em trong nhà thương một thời gian dài nên rất thấm câu LƯƠNG Y NHƯ DÌ GHẺ
Anh Phủ Hiền thân mến! ý kiến của anh rất hay về dạy đạo đức cho người thầy thuốc, thời đó ông dược sỉ Chính Thế, phó hiệu trưởng trường trung học y tế, kiêm trưởng phòng y vụ, tôi là phó phòng y vụ, chịu trách nhiệm chuyên môn đào tạo, tôi nhớ không nhầm không dạy môn đạo đức học cho y sỉ và y tá . Do không hiểu hết tâm trạng của một người có người nhà bị bệnh, không thông cảm hết người bệnh phải chịu đựng những đau đớn khổ sở như thế nào trên cơ thể khi cơn bệnh hoành hành, do không hiểu hết nên cư xử không đúng mức dễ làm tổn thương người nhà và bệnh nhân . Một mặt khác, huynh Phủ Hiền ơi! Học là một chuyện, hành là một chuyện, Trường đại học y dược, vào năm cuối, trước khi ra trường, sinh viên y khoa được dạy môn đạo đức học, tâm lý bệnh nhân, học cách giao tiếp, học giám định y khoa . Về đạo đức, sinh viên được học Y ĐỨC trong ” Y TÔN TÂM LĨNH” của Hải Thượng Lãn Ông, và học đạo đức của người thầy thuốc nhân dân, nhưng thực hiện được bao nhiêu tuỳ người, ai cũng đưa tay lên thề , với lời thề của Hypocrat; nhưng hởi ơi! có bao nhiêu bs ra trường còn nhớ lời thề .
rất cám ơn lời tâm sự của bạn Phương, nhưng nhửng ánh mắt lạnh lùng,nhửng lời nạt nộ ông già bà lảo,nhửng nụ cười vô cảm trước cái chết và sự sống luôn ám ảnh tôi mổi khi đi ngang qua cổng nhà thương,
mổi khi đi đám được ngồi gần một vị bác sỉ,tôi thường phải qua bàn khác vì nhửng hình ảnh củ cứ lại hiện về.
Huynh Phủ Hiền, những lời tâm sự của huynh đệ hiểu một phần nào, cũng chính vì vậy đệ không dùng chữ bs trước trên mình ngoại trừ khi nói sâu về chuyên môn. Thỉnh thoảng đệ kể lại những chuyện y khoa với lòng muốn chia sẻ những thông tin trong ngành y, muốn bạn đọc của trang nhà biết một số sinh hoạt trong bệnh viện . Ở nước ngoài có nhiều show nó làm y như hoạt động trọng bệnh viện giúp người dân không còn xa lạ với bệnh viện . Trong mọi nơi, mọi ngành nghề đều có người tốt người xấu; nhưng phải nói thật các bs nặng nề về tiền bạc quá .
Tôi có một người bạn hồi sinh viên rất là thân, xem nhau như anh em, thế mà nhờ anh ta mổ về hàm mặt cho người em ruột, không thuộc chuyên môn của tôi thì mới biết ra đồng tiền nặng hơn tình nghĩa . Tôi đưa người nhà đến bs nha khoa, chị cho tôi chờ đợi mệt mõi , gặp lại tôi ngỡ chị quên tôi, chị bảo không quên chị còn nhắc chuyện hồi sinh viên tôi dạy cho chị học, còn giúp đở cho chị nhiều thứ vì 2 năm đầu y và nha học chung nhiều môn . Những chuyện đó không làm tôi buồn, chỉ giúp cho tôi có bài học hay . Trong đó còn có bao nhiêu bs tốt, bs Võ Thành Thi là tấm gương sáng ngời mà tôi vô cùng kính nể .
Tôi cũng có chút ý kiến, cá nhân người thấy tổng quát theo tiêu chuẩn thì không ổn đó, tôi nói không ổn chứ không nói xấu, nhưng vẫn có phần nào đó tấm lòng y đạo, chút xíu thôi trong cái chưa ổn do nhiều áp lực nội cũng như ngoại thân của nghế ngiệp mà mình không trong đó nên đâu rõ, thôi thì nếu mình có cần đến dù bệnh hay công việc nào khác đi nữa, thì theo cách tôi nghĩ cá nhân thôi nghen, nên mở lòng và trân trọng cám ơn xã hội trong đó có nghành y đã ban cho chúng ta, cũng như những nhân duyên cho mình gặp gở nhau cùng với hỉ nộ ái ố, mình cám ơn tất cả, không đưa mọi việc vào khuôn định kiến của mình thì ổn thôi mà, theo dòng sinh tồn mà đi …
Bạn Phương cùng bạn Phổ Hiền chớ trách tui nghe, cũng chỉ là cá nhân như các bạn, góp tiếng cho vui nghen
Ô RỜ LUI
Trương Mẫn lão huynh, cám ơn đã đọc và gớp ý cho bài, có lẽ huynh ngại không nói lên suy nghĩ của lòng .
Huynh không biết nhiều về tôi, ngay năm đầu tôi đi học, tôi bị thây chê, còn bạn cùng lớp cười nhạo khi dễ, nhưng tôi lại thương thầy tôi và quý những người bạn ấy . Tôi cũng gặp những phê phán, có khen có chê, những điều đó không làm tôi buồn hay nãn lòng, tôi xem những khen chê giúp ích cho tôi chĩnh sửa để đi dúng đường . Thành huynh và đọc giả cứ phê phán mạnh tay nói thật suy nghĩ của mình những bài của tôi viết . Rất là vui trao đổi với Trương Huynh
BạnChâu Phương ơi
Được trao đổi nhau trên trang nhà là vui rồi, nếu mang ý kiến cá nhân phê bình, tức võ đoán, áp đặt là sai rồi, điều này ông Trang Tử bên Tàu chầu xưa có nói rồi trong thiên Tề vật Luận, vầy nghen, bạn viết bài tôi xem, thì nhẹ nhàng với lại chí tình lắm
Chúc nhiều sức khỏe để khám sức khỏe cho mọi người