Học trò không phải toàn là “ngựa chứng” (*)
Hôm 30/5, sau một tiết học nặng nề, chán nãn, vô vọng với đám học trò “nửa người nửa ngợm”, Phương Nga bỗng thấy lòng như ấm lại vì một tấm thiệp đơn sơ và những bông hoa tươi khoe sắc thắm, nhưng chứa đầy ấp tình cảm tha thiết của một đứa học trò sắp tốt nghiệp. Cám ơn em, cám ơn tất cả học trò thân yêu của tôi…vì những chân tình nầy…giúp tôi thêm can đảm, thêm nghị lực tiếp bước trên con đường dạy học đầy chông gai nhọc nhằn nầy.
Toàn văn bức thư như sau:
Cô kính mến,
Em muốn nói lời cám ơn cho tất cả những gì cô đã giúp em trong suốt 7 năm qua. Cô là người thầy dạy toán xuất sắc trong các thầy giáo em đã học qua. Điều đáng nói hơn hết, em muốn cám ơn cô đã giúp em học hiểu toán giải tích trong suốt niên học nầy. Không có sự giúp đở nầy, có lẽ em sẽ bỏ lớp. Em thật lòng cám ơn tất cả những điều cô đã giảng dạy em. Không chỉ dạy em học toán, mà với những mẩu chuyện vui, những lời khuyên bảo, cô là một thầy giáo tuyệt vời, giúp cho em biết thế nào là yêu thích toán. Em hứa thường xuyên liên lạc với cô.
Kính mến
Sam Wallace
Sam Wallace Học trò của Phương Nga
Đọc thư này, tâm hồn cô giáo như bay bổng, nên cô đã làm thơ
Có những lúc lạc phương hướng…
Buồn nhiều, vui ít…
Lắm khi hít hơi thở thật sâu ngoài cửa lớp…
Để ém chặt vào lòng những giọt nước mắt…
Chực tuôn ra…
Khi phải đối phó với những con “ngựa chứng trong sân trường” (1)
Phương Nga
(1) Tên một tác phẩm của nhà văn Duyên Anh
Nếu chị PN đã đọc “Ngựa chứng trong sân trường” của Duyên Anh thì cũng nên đọc thêm “Thầy giáo làng” và “Bầy thú trước bảng đen”.
Có nghe qua tựa của hai quyển nầy. Khi nào về VN, sẽ tìm mua để đọc. Cám ơn ĐKP.
Sách này xuất bản trước 1975, Duyên Anh từ đây mới viết ra “Ngựa chứng trong sân trường”. Chị PN cứ chờ đi, sẽ có ngày 2 quyển này sẽ xuất bản trở lại.
Chúc mừng cô giáo.
Những niềm vui,hạnh phúc ngọt ngào sẽ đến với cô hoài nhe.(cô giáo hay khóc thầm,khi viết những câu thơ này chắc cô giáo cũng đang rưng rưng mắt lệ …?)
Đúng rồi chị à, không chỉ lúc viết mà ngay cả khi đọc lại, em cũng rơm rớm. Càng già, em càng mít ướt hơn!
Đấy ! PN thấy không. Cả Lần đã nói, “Những con ngựa chứng trong sân trường ” của lớp, ta cứ xem như là 1 vài hạt sạn nhỏ trong nồi cơm gạo thơm. Nếu ta chịu khó nhặt để riêng ra, thì nồi cơm của chúng ta ngon lành !
Anh Cả à, hồi thời anh đi dạy, lượm sạn chắc mau có một nồi cơm ngon. Chứ em, cả 15 năm chinh chiến, lượm sạn xong, chỉ còn dăm ba hột gạo, nấu cháo còn chưa được, huống hồ gì cơm?
Anh Cả ơi, hay là như vầy, thay vì lượm sạn, em sẽ lượm gạo ra. Như vậy mau hơn.
Đây là một trích đoạn mà PN trả lời cho một người chị thân thương. Chị thường viết thư an ủi cũng như chia sẻ với PN những buồn vui trong nghề nghiệp đi dạy của mình ở xứ Mỹ nầy.
_____________________
Em cám ơn chị thật nhiều. Đi dạy bên nầy còn bạc bẽo hơn bên mình nữa chị à. Ai không biết, sẽ tưởng là em post lên thiệp để khoe khoang. Nhưng thật sự, đó là những món ăn tinh thần giúp thầy giáo cảm thấy bớt thất vọng. Xã hội và học đường bên nầy không đi cùng một hướng, nên “tội nghiệp” cho cả thầy lẫn trò. Thầy không dám cho điểm xấu hay đánh rớt học trò vì sợ ba má tụi nó kêu phone hay email chửi. Trò thì ỷ có cha mẹ làm chỗ vịn, tha hồ tự tung tự tác. Bởi thế có nhiều thầy cô chịu làm kẻ thua cuộc, nhắm mắt làm ngơ. Em của chị thì bản tính cứng cổ, và cũng do truyền thống người Việt Nam mình, “Thầy cho ra Thầy, Trò cho ra Trò”, nên lúc nào cũng tự “chuốc họa vào thân”. Em không e ngại cho điểm F, cho học trò “thấy” là mình cần phải cố gắng lên. Tự nghĩ không có gì sai, tuy không “được lòng” một số phụ huynh và học sinh, nhưng lương tâm mình không cho phép mình làm kẻ thua cuộc.
_____________________
Đọc bài viết về ngựa mừng cho cô giáo P Nga đã gặp được ngựa tốt suốt 7 năm trời trò mới nói.Làm cho học sinh yêu toán rồi giỏi toán,đó là kỳ vọng của biết bao thầy cô,không phải dễ dàng đạt được.Còn nhiều nữa những ngựa ngoan, giỏi biết ơn những người đã truyền lại, tạo ra tri thức cho mình,không chỉ là xác con ngựa chứng nào đó.
Có phải ngựa chứng nào cũng là ngựa xấu?
Ngựa chứng là những ngựa có cá tính hoặc có những lý do để nó trở thành .
Làm ngựa chứng “thuần” lại là thách thức, cũng là trách nhiệm của “nài ngựa” . Dỉ nhiên ngựa chứng làm nài ngựa cực nhọc không ai thích. Có những ngựa chứng là ngựa hay sau này.
Chị Ba,
Con ngựa chứng Võ Anh Tuấn đã không may gặp những nài ngựa non tay ấn, thiếu kiên nhẫn, và vô lương tâm…tống cổ anh chàng ra khỏi trường không thương tiếc! Phải chi, có một nài ngựa như chị thời đó thì hay biết mấy!