Người bán cá

Ngày đăng: 4/07/2012 04:21:16 Sáng/ ý kiến phản hồi (18)

Lang thang trên chợ Chồm Hổm cũ rồi viếng tongphuochiep-vinhlong mới bắt gặp một vài điều vui buồn, bổng nhiên lòng cảm khái nhớ lại một chi tiết nhỏ trong câu chuyện đời của một bạn thân, xin ghi lại và chuyển đến trang nhà để tùy nghi sử dụng, nghĩa là đăng chia sẻ với bè bạn(AD)

Người Bán Cá Như bao phụ nữ khác khi lớn lên theo lối mòn xã hội, dì Hai có chồng rồi có con. Sống trong vùng quê thời chiến tranh Pháp Việt, ngày đêm phải đối diện thường trực với sự bất an, gia đình dì phải tản cư ra ven tỉnh lỵ, nơi bình an hơn.Là nông dân chân chất, chỉ có “ba chữ” để đọc được thư từ chứ đâu có tay nghề gì để tìm được công việc chốn đô thị: chồng dì theo học nghề thợ mộc, dì xách rổ theo chân  chủ đất vốn là một người bà con xuống chợ cá tỉnh lỵ để tập tành mua bán cá tìm chút ít tiền lời để cho gia đình độ nhật qua ngày.Cá thì phải có mùi tanh, hôi. Người bán buôn cá làm sao không dính được mùi cá, nhưng mùi cá đâu có biến con người thành cá được; mà thật ra con cá con tôm vốn đâu có nguy hiểm mà ngược lại còn hiến thân làm thực phẩm để nuôi sống con người. Đâu phải là tiểu thư khuê các, bước đầu ngửi mùi tanh của cá, không nói ngoa vì nơi tập trung nhiều cá tôm mùi có nồng nặc hơn khi ở quê vốn cũng thường làm cá nấu ăn, , dì Hai cũng có phần khó chịu nhưng điều đó dì vượt qua đễ dàng thôi. Bản tính hiền lành, thân thiện, chịu khó, thương người …không vì mùi tanh của cá mà biến chất, trái lại ở môi trường sống của giai cấp nghèo khó này, kiếm ăn từng hôm đã làm con người của dì tốt hơn. Ở đâu cũng vậy, chợ cá, chợ trái cây, chợ vải, chợ giày, thậm chí những nơi cao sang quyền quý cở nào cũng có kẻ tốt người xấu. Cho nên ở chợ cá này dì cũng đã gặp những hạng người “tay bằng miệng, miệng bằng tay” nhưng khi những người này gặp dì cũng phải nể nang cái điềm đạm hiền hậu của dì. Buôn bán cò con vốn liếng không là bao mà đôi lúc dì lại mua những mớ hàng “cá …thiu nếu không muốn nói là thối” của những bà cụ nghèo trong quê đem ra bán đổi gạo. Vì từ tâm mà dì làm như vậy.Thời ấy, rất nhiều bà con vùng quê xa xôi tản cư ra chợ, tìm nơi cất một căn nhà nhỏ vùng ven tỉnh lỵ để cho con cháu trọ học hoặc phòng khi cuộc chiến sôi động trong quê thì có nơi tạm trú. Dì  Hai cũng  thế. Nhà của dì Hai rất nhỏ nếu không muốn nói là cái chòi. Nhà có ba phần: phân nửa phía sau là cái phòng cho dì và con gái, phân nửa trước là nơi để bàn thờ, một bàn với bình trà với vài cái ly, và một chái là nơi bếp núc, nơi ăn cơm. Còn nơi nào có khoảng trống thì tối lại bày ghế bố (loại xếp) ra cho chồng và đứa con trai ngủ qua đêm.Trong xóm có một người học trò…nghèo, rất nghèo nên đang “ở trọ” trong một cái lò rèn để đi học. “Phòng trọ” không cửa nẻo chứa dụng cụ, bụi bậm, gần sông ban đêm gió thổi …hù hù. Tắm giặt dưới sông, tự nấu nước, đèn dầu lửa leo lét học bài…Nhà dì Hai chật hẹp, tiền bạc không có, chỉ có …nghề bán cá và tấm lòng thương người bao la, dì hai một hôm đã kêu đứa học trò khó đó đến ở với dì: “Có mắm, ăn mắm, có muối ăn muối, có cá ăn cá…với gia đình dì, trải ghế bố dưới chái bếp mà ngủ cháu ạ! Hẩm hiu với dì đi chắc đở tủi thân cháu hơn!”Khi chiến tranh Pháp Việt chấm dứt, nhưng năm hoà bình cho phép dì trở về quê cũ, người láng giềng kế bên muốn mua căn nhà của dì, mục đích để có đất rộng hơn, dì Hai, người bán cá, đồng ý nhưng với điều kiện là để cho người học trò khó tiếp tục ở cho đến khi xong bậc Trung học.Nay thì dì dượng Hai đã về với cát bụi từ lâu. Hai người con của dì dượng cũng thế. Kẻ đã một thời nhờ ơn đùm bọc của những bạn hàng chợ cá, kẻ thở cái không khí tanh tưởi ở đó, dẫm chân trên những vũng nước bẩn, đã vọc tay trong những chậu chứa tôm cá tanh tưởi, giúp đở học hành đổ Tú Tài để rồi thành “sĩ phu” đến hôm nay còn sống sót, xin ghi lại câu chuyện nhỏ của một món nợ to không bao giờ trả nỗi kiếp này và cả những kiếp sau của tôi.

Anh Duy (viết theo lời kể của bạn)

Có 18 bình luận về Người bán cá

  1. PhuongNga nói:

    Cám ơn anh Anh Tú. Nhờ anh đi viếng cả 2 chợ mà chúng ta quen được với bà bán cá. Tuy xuất thân từ quần chúng lem luốt nhưng bà có một tấm lòng vàng rất đáng trân trọng.

  2. Lưu Phương nói:

    Anh Duy thân,
    Bài viết thật cảm động của Anh Duy khiến tôi rùng mình nhớ lại những tháng năm tôi ra tỉnh trọ học ở nhà người chị họ. Mặc dù là con gái mới 10 tuổi nhưng tôi phải ngủ ngoài hiên trống huơ trống hoác trong khi cả gia đình chị ( vợ chồng con cái chị và cả những người em trai thân dài vai rộng của chị ) ấm êm nơi kín cổng cao tường. Mặc dù ba má tôi trả cho chị đầy đủ gạo thóc tiền nong nhưng tôi chỉ được ăn những thức ăn thừa sau khi gia đình chị xong bữa. Nhiều bữa thiếu cơm tôi đói là chuyện bình thường. Ngoài giờ học tôi còn phải làm việc vất vả như một con đầy tớ. Nỗi cơ cực đi tìm “cái chữ” của tôi không ngớt ám ảnh tôi suốt 60 năm qua.
    Cám ơn Anh Duy đã nêu lên một tấm lòng nhân ái đáng kính phục.
    Lưu Phuơng

  3. Hoàng Hưng nói:

    Cám ơn Anh Duy viết bài người bán cá theo lời kể của người bạn, chỉ đọc tựa bài, tôi đã xúc động rồi, má tôi cũng có một thời ngồi chợ chồm hổm mua tôm, bán cá nuôi lớn anh em chúng tôi.
    Anh Duy ơi sao mà tiêu chuẩn được nằm trong bậc “sĩ phu” dể quá vậy, dù dể nhưng trong thành phần “sĩ phu” cũng không có tôi. Tôi nằm trong thành phần quần chúng lem luốt, vì Phương Nga nói bà bán cá là thành phần quần chúng lem luốt, tôi là con bà bán cá cũng nằm chung thành phần quần chúng lem luốt với má tôi.
    Không biết Hương Lan có đọc bài này không?. Hương Lan thường viết chữ không bỏ dấu, nếu Hương Lan viết chữ sĩ phu thành “si phu”, e rằng làm buồn lòng các đấng “sĩ phu”.

  4. Anh Duy kính mến,
    Một bài viết có ý nghĩa xã hội sâu xa. Một người tốt không phụ thuộc vào nghề nghiệp, không phụ thuộc vào giàu nghèo, mà phụ thuộc vào tấm lòng. Em rất vui mừng được đọc bài anh.

  5. @A.Duy, ( nguời buộc chuông thì phải mở, dĩ nhiên rồi! )
    Có ai sinh ra mà có quyền chọn lựa cha mẹ không? Nguời có liêm sĩ và không có liêm sĩ có cần phải có học lực Tú Tài không? Nguời giàu mới có nhân cách còn nguời nghèo thì thiếu nhân cách?
    @Hòang Hưng, “si phu ” có nghĩa là gì ??? Đang lưu luyến thời đi học vui vẻ sao tự dưng đề cập ” sĩ phu “? làm học trò thấy còn khó mắc chết bộ không thấy sao?( ủa quên, ban đêm mới thấy Sao – Sao chổi cũng có luôn!!!)
    @Phirom, Phuơng Nga, Phuơng Mai & Ngọc Thúy, Ngọc Tuyết, bạn Xem79 và tất cả các bạn có đọc bài chị Bán cá, tôi nghĩ các bạn sẽ nói bài viết hay vì chị bán cá và nguời viết đều sống có tình nguời, ngay cả bà già ăn xin ở chợ Vĩnhlong cũng rất đồng cảm với sáng tác gia nên không ngại mùi tanh cá đâu, ban đầu có khó chịu thiệt, ngửi riết rồi quen, thấy cũng bình thuờng…
    Vậy sao nghe nguời ta nói: ” Thà nằm đất cùng chị bán huơng
    Hơn nằm giuờng cùng chị bán cá ”
    Luơng Minh, Hòang Hưng, Văn Lần, Hồng Lợi, Kim Phúc, Châu Phuơng …luôn cả anh bạn Phong Tâm, các bạn nghĩ thế nào…hay bó tay vì “no choice?”
    (Hôm nay ăn nhầm khoai môn luộc chấm “mật Ông Thìn” của LM gửi nên “ngứa miệng” mà cũng muốn “welcome back anhTư Mỹ an” nữa – đến khi nào anh hết thở mới cho anh ngừng viết- Không hiểu mình vi phạm “làm rùm beng” hay “giúp xôm tụ” trang web mới đây???

    @Em không ngờ khoai môn luộc lại phù trợ cho trang web mới (LM)

    • Phong Tâm nói:

      Ai đem cá thúi ra chợ bán, ai mua cá thúi đem bán lại…để tỏ lòng từ thiện !?
      Con cá đâu có gì là ghê gớm, nó cũng đâu có tình nguyện hiến thân để làm
      thực phẩm bao giờ,con cá cũng biết sợ chết như con người sợ chết vậy. Tội
      cho bà già bị ” áp đặt ” ,đúng không ? ( Bắt giò ” đồng nghiệp ” cho vui ), xin
      AD đừng giận nghen . PT

  6. PhuongNga nói:

    Chị à, người bí hiểm của em. Sao ăn khoai môn phải chấm mật? Em nghe nói ăn sương sáo (phải viết như vậy không, CC?) với mật ong thì chết? Nghi là hổng phải, mà nhát gan quá chưa dám thử. BS Chín ơi, có phải vậy hông?

  7. Lưu Phương nói:

    Chào chị Liễu
    Dữ ác hôn, đúng hai tháng rồi, qua trang tongphuochiep71.com tôi có viết mấy hàng chào chị nhưng không thấy chị trả lời ( hình như lúc đó chị bân học thi ). Bữa nay thấy chị tôi mừng quá. Cho tôi gởi lời hỏi thăm sức khỏe chị và gia đình.
    LP

  8. Phương Mai nói:

    Thật ra PM đoc bài này từ rất sớm(chỉ sợ sau PN hoặc Cả Lần thôi)Ngửi giọng văn thì rất quen nhưng khi “dò kết quả” thì trật lất Tuy rất muốn phản hồi vài lời nhưng còn mắc cỡ thế là bao nhiêu ý đêù bị PN .H Hưng” cọp dê “hết.Khoái nhất là chị Hai Liễu sau bao lần bị “chọt móc” giờ mới chịu xuất hiện mà xuất hiện cùng lúc với chị Lưu Phương mới gay cấn chớ!(nói thiêt với chị Liễu nhe,hồi chị bỗng dưng biến mất,nhiều khi nghe chị Lưu Phương nói quá ngọt,em muốn nhận chị ấy làm chị hai cho rối!)

  9. PhiRom nói:

    Chị Liễu, đọc bài ” chợ cá ” của Anh Duy và các bình luận của PN, chị Lưu Phương, Hoàng Hưng, Võ Châu Phương, và chị, trong lòng em trở nên nhẹ nhõm vì có người đã giải tỏa được cái u uất của lòng mình, quá đầy đủ ý nghĩa, có người tự xưng mình tài giỏi, học cao hiểu rộng, biết nhiều, nhưng hành xử lại rất thiếu văn hóa….

  10. Lưu Phương nói:

    Phương Mai thương,
    Không có gì em phải bận tâm. Chị Liễu và chị Lưu Phương : Cả hai chị đều là chị cả
    Phương Mai đồng ý như vậy không?
    LP

  11. A. Duy, tôi nói với anh mà cũng là để nói với chính mình.
    Trong TPH 71, đuợc bạn bè thuơng mến, tôi tự cho mình là “cái rốn của vũ trụ” nên tôi “làm cao” biến mất, tuởng “khè” đuợc ông Chủ Chợ, cho ổng năn nỉ ỉ ôi, ai dè ổng không ủng hộ mà còn phán một câu “dể xa nhau” : Tui chấp bà 1 trái ruởi, không bà thì Chợ cũng đông, thử không có bà thì Chợ cũng không không bữa nào…
    Qua câu chuyện Nguời bán cá, mong AD thấy đuợc bạn bè và cả tôi nữa đều dành cho anh tình cảm sâu đậm ( gạ gẫm để anh viết tiếp chứ chẳng tốt lành gì đâu!)
    @ Lưu Phuơng, Phuơng Mai cùng các bạn thân mến, vô cùng xin lỗi vì lâu rồi tôi không có ghé vô Chợ, nào có hay biết gì đâu mà trả lời trả vốn. Dù có vô liêm sĩ cỡ nào tôi cũng hiểu ” muốn đuợc nguời khác tôn trọng mình, truớc tiên là phải học tôn trọng nguời ta, phải bíết cách Cho thì mới đuợc Nhận – các bạn đồng ý không? hay để tôi nhắn lại Lần Nữa?
    @ Phuơng Nga, ” Sáu Sậu sáng sớm sang sông sực suơng sa, suơng sáo” bộ em quên rồi hả? khoai môn hay khoai lang luộc chấm mật ong là ăn kiểu sing cơ ly con nhà giàu đó, nhờ có đứa em biết chị mình thích ăn mật ong nên cất công đi mua gửi tặng. Hơi bị hiếm đó nhen em, có đuợc nguời nghĩ đến mình như vậy em có cảm động không?
    Món gì ăn với món gì mà chết thì chị cũng không biết như em. Nghe nói ăn khoai mì luộc chấm muối ớt chết vì cây ớt trồng hay bỏ phân gà – kỵ (vô lý ), ăn măng cụt chấm đuờng chết vậy sao thấy có bán mứt măng cụt? Biết là phản khoa học mà mình thì có học chút chút, mà thôi, gì thì gì, chớ vụ này giống như “đi chơi mà không có ôm bom theo” nên không dám. Theo chị thì trong khoai mì có độc tố, hay mủ măng cụt, mủ hạt điều có chứa độc tố nên khi kết hợp với một chất khác tăng độc tính lên, tình cờ ăn vào mới “đi chầu ông vải” có phải vậy không ông BS Châu Phuơng? Xin can PN đừng có thử, rủi ro ” đời vắng PN rồi vui với ai?”( Sến quá trời! )
    Nguyenthilieu

  12. Thu Nguyệt nói:

    TN xin chào quý anh, chị và các bạn.
    “Người bán cá” trong câu chuyện kể của anh Anh Duy, rất đáng được cảm kích và trân trọng vì Người ấy sống trong nghèo nàn, hàng ngày phải nhọc nhằn kiếm tiền sinh sống nơi chợ cá tanh hôi nhưng tâm hồn Dì không vướng chút hôi tanh, lại có một tấm lòng vàng nữa.
    TN cũng có một người Dì bán cá, suốt đời tận tụy lo cho gia đình, nuôi bầy con ăn học thành tài. Con Dì giờ đây đều là “sĩ phu” nhưng đối với Mẹ vẫn một lòng yêu kính.
    Mừng sư tỉ Hai Liễu đã về với chúng em sau thời gian ẩn mình “luyện công”.

  13. Hoàng Hưng nói:

    Sau mấy tháng xa cách, quá vui mừng gặp lại chị Liểu tại chợ cá, có cả sư tỷ Lưu Phương, sư huynh Phong Tâm, sư huynh Anh Duy. Cuối đời có Huynh, Tỷ, Bạn, Đệ,Muội, như vậy là quá vui rồi. Cám ơn CC gồng mình gánh “của nợ” cả hai vai còn bị Phương Nga chơi Chủ chợ cú chót, còn chưa chán, chưa chừa.
    Chị Liểu ơi, Hoàng Hưng chỉ ngại Hương Lan đánh máy không bỏ dấu, chữ “Sĩ Phu” thành “Si Phu” làm phiền lòng đấng sĩ phu thôi, Hoàng Hưng cũng không hiểu nghĩa si phu là gì, và cũng không biết chữ si phu có trong tự điển không, chắc cũng không có nghĩa gì tệ hơn mùi tôm, mùi cá đâu xin sĩ phu đừng chấp nhứt.

  14. Chị Liểu thương em rất vui mừng khi thấy Chị tái xuất giang hồ.

  15. AD nói:

    Hởi bạn quen biết và bạn không quen biết (đã đọc chuyện kể Ngưới Bán Cá, có ý kiến hồi báo hoặc không có hồi báo) ơi!
    Tôi xin gọi tất cả là Quý bạn nhe.
    Thành thật cảm ơn Quý bạn và chúc tất cả có được nhiều hơn nữa: sức khỏe và may mắn.
    Kính và mến,
    AD

  16. Nguyễn Văn Lần nói:

    Các anh chị, các bạn mỗi người mỗi ý. Mỗi người có cái hay riêng. Riêng tui thì xin ăn cắp câu nói của Phương Nga để góp vui : ” Thà mính ăn mặn mà tấm lòng mình chay, còn hơn ăn chay mà lòng thì mặn chát ! ” để nói thay cho Dì Hai, người bán cá trong bài viết của AD. ( Mô Phật, xin lỗi PN )

  17. PhuongNga nói:

    Thí chủ Cả Lần,
    “Thiện Tai, Thiện Tai! “

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác