CA KHÚC TÂN NHẠC GIAI ĐOẠN 1930-1945

Ngày đăng: 11/08/2019 10:12:56 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

   Thực ra, thời tiền chiến (trước 1946), tồn tại ba dòng nhạc: nhạc đỏ (nhạc cách mạng), nhạc hùng (hùng ca) và nhạc tiền chiến (nhạc trữ tình). Nhưng người ta quen dùng cụm từ “nhạc tiền chiến” để chỉ một dòng tân nhạc Việt chiếm ưu thế trong giai đoạn này, mang âm hưởng trữ tình lãng mạn với nội dung về tình yêu lứa đôi, quê hương và lời ca giàu chất văn học  xuất hiện từ nửa sau thập niên 1930, trước khi nổ ra cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1946- 1954).   Về sau, khái niệm này mở rộng, bao gồm một số sáng tác trong chiến tranh (1946- 1954)) và cả sau 1954 đối với một số nhạc phẩm ở Miền Nam có phong cách trữ tình lãng mạn và lời ca giàu chất văn học… như dòng nhạc tiền chiến 1930 -1945.

Đặc biệt, nhiều nhạc sĩ (NS) kháng chiến trong thời 9 năm vẫn tiếp tục viết các ca khúc lãng mạn và được xếp vào dòng nhạc tiền chiến như: Lời người ra đi, Sơn nữ ca của Trần Hoàn; Tạ từ, Tiếng chuông chiều thu (1948) của Tô Vũ;  Dư âm (1950), Mùa hoa nở của Nguyễn Văn Tý; Tiếng hát quay tơ của Tử Phác; Ngày về của Hoàng Giác; Nụ cười sơn cước của Tô Hải; Tình quê hương của Việt Lang; Bên cầu biên giới, Cây đàn bỏ quên của Phạm Duy; Tình nghệ sĩ (1947), Lá thư (1949) của Đoàn Chuẩn, v.v…

Cũng trong 9 năm, nhiều nhạc sĩ ở vùng đô thị cũng viết ca khúc theo dòng  nhạc tiền chiến như: Thông Đạt viết Ai về sông Tương (1949); Võ Đức Thu với Nhớ người xa vắng; Nguyễn Hữu Ba với Xuân xuân (1947); Văn Phụng với Trăng sơn cước (1949 – lời Văn Khôi), Lam Phương với Chiều thu ấy (1952); Lê Trọng Nguyễn với Nắng chiều (1952); Lê Hữu Mục với Hẹn một ngày về; Phạm Duy với Tình hoài hương (1952), Thuyền viễn xứ; Hoàng Giác với Lỗi cung đàn, Cô hái hoa; Hùng Lân với  Vườn xuân, Sầu lữ thứ, Tơ vương; Phạm Đình Chương với Khúc giao duyên; Đoàn Chuẩn với Thu quyến rũ (1950), Lá đổ muôn chiều (1954); Văn Phụng với Bóng người đi (lời Hoài Linh), Thuyền xưa bến cũ; Dương Thiệu Tước với Đêm tàn bến Ngự (1946), Thuyền mơ; Hoàng Trọng với Nhạc sầu tương tư, Dừng bước giang hồ (1953 – lời Quang Khải); Phạm Mạnh Cương với Nhạc chiều quê, Thu ca (1953); Cung Tiến với Hoài cảm (1952) Thu vàng (1953); Lâm Tuyền với Tơ sầu, Tiếng thời gian (lời Dạ Chung); Đan Trường với Trách người đi; Lê Mộng Nguyên với Trăng mờ bên suối, Mưa Huế (1949), v.v…

Ở miền Nam, sau năm 1954, nhiều nhạc sĩ tiền chiến như Hoàng Trọng, Lê Thương, Phạm Duy… và những nhạc sĩ trẻ hơn như Văn Phụng,  Cung Tiến, Phạm Đình Chương… vẫn tiếp tục dòng nhạc tiền chiến. Có thể kể đến những ca khúc của họ vẫn được xếp chung vào dòng nhạc tiền chiến như: Ngàn thu áo tím, Tiễn bước sang ngang của Hoàng Trọng; Mộng dưới hoa, Đôi mắt người Sơn Tây của Phạm Đình Chương; Hương xưa, Hương xuân của Cung Tiến, v.v…

Các bản nhạc tiền chiến thường theo điệu Valse, Tango, Slow Waltz, Boston, Blues, March, một số là các trường ca, hay phong cách bán cổ điển. Hầu hết các ca khúc tiền chiến thuộc dòng thính phòng. Dòng nhạc tình khúc ở Miền Nam về sau chịu ảnh hưởng của dòng tiền chiến nhưng thường theo điệu Slow Rock, Slow Ballad, Slow Fox, trong khi nhạc đỏ sau nầy nhiều bài cũng chịu ảnh hưởng của nhạc tiền chiến về giai điệu.                     

Những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc tiền chiến đương thời: Đặng Thế Phong(mất lúc hơn 20 tuổi), Văn cao, Lê Thương, Nguyễn Văn Thương, Dương Thiệu Tước, Phạm Duy, Hoàng Quý, Doãn Mẫn, Nguyễn Đình Phúc, Hoàng Trọng, Bùi Công Kỳ, Hoàng Giác, Lê Yên, Nguyễn Thiện Tơ, Tô Vũ, Văn Chung, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Mỹ Ca, Canh Thân, Phạm Ngữ,…

Các ca khúc tiêu biểu như Đêm thu (1937), Giọt mưa thu (lúc đầu tên là Vạn cổ sầu), Con Thuyền không bến của Đặng Thế  Phong; Trên sông Hương (1936 – đầu tay, lúc 17 tuổi), Đêm đông (1940), Bướm hoa (1942), Mưa thu của Nguyễn Văn Thương; Cô hái mơ (thơ Nguyễn Bính – 1942 – đầu tay) của Phạm Duy;  Xuân năm xưa (1936) Tiếng đàn âm thầm (1937), Trên sông Dương Tử, Thu trên đảo Kinh Châu, Hòn Vọng phu(1945) của Lê Thương; Lời du tử (1943), Cô lái đò (thơ Nguyễn Bính) của Nguyễn Đình Phúc; Ca khúc ban chiều, Trên thuyền hoa, Bóng ai qua thềm của Văn Chung;  Đêm trăng (1938 – đầu tay, lúc 16 tuổi), Một thuở yêu đàn, Tiếng đàn tôi của Hoàng Trọng; Suối nước Ngọc Tuyền (1944 – đầu tay, lúc 18 tuổi) của Huy Du; Sao hoa chóng tàn, Tiếng hát đêm thu, Gió thu, Một buổi chiều mơ, Bến yêu đương, Từ đâu tiếng tơ, Hương cố nhân, Nhạc chiều, Gió khơi xa, Biệt ly (1939) của Doãn Mẫn;  Con thuyền xa bến của Lưu Bách Thụ; Buồn tàn thu (1939 – lúc 16 tuổi), Thiên thai (1941), Bến xuân, Suối mơ, Trương Chi của Văn Cao; Vườn xuân, Một ngày vui (1938 – đầu tay, lúc 18 tuổi); Bẽ bàng, Vườn xuân của Lê Yên; Bình minh (1938 – lời Thế Lữ), Mây trên cao, Hồn Xuân (thơ Thế Lữ), Màu thời gian (1942 – thơ Đoàn Phú Tứ) của Nguyễn Xuân Khoát; Tiếng xưa của Dương Thiệu Tước; Dạ khúc (lời Hoàng Mai Lưu) của Nguyễn Mỹ Ca; Ngày xưa  của Tô Vũ; Trầu cau của Phan Huỳnh Điểu; Cô hàng cà phê, Anh còn cây đàn của Canh Thân; Mơ hoa của Hoàng Giác; Nhớ quê hương của Phạm Ngữ; Giáo đường im bóng của Nguyễn Thiện Tơ; Tiếng còi trong sương đêm (1944 – không phải viết trong kháng chiến như thường hiểu) của Lê Trực (Hoàng Việt); Xuân và tuổi trẻ (lời Thế Lữ), Xuân sắc quê hương của La Hối; Tú Uyên, Chùa Hương, Đêm trăng trên vịnh Hạ Long, Chiều quê,Cô láng giềng, ca khúc trữ tình bất hủ của Hoàng Quý… 

    Lê Thiên Minh Khoa

Hình

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác