TÂM TÌNH BÊN LÒ GẠCH CŨ

Ngày đăng: 22/05/2019 12:49:06 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Quê ngoại tôi ở xứ Hòa Long, Long Hưng, Sa Đéc. Nơi đây, ngày tôi còn nhỏ, má tôi hay dắt chị em tôi về thăm ngoại ở lại vài ngày vào dịp nghỉ hè. Những lần đi gần tới lò gạch là tôi biết trước vì tôi thấy những vệt khói cao từ xa, khói đốt lò. Thường người ta nung gạch bằng tro trấu, sau này tôi thỉnh thoảng hay về thăm các dì và cậu, tôi ghé thăm những lò gạch cũ, những chiếc lò không được sử dụng lâu rồi nhưng nó chưa bị phá bỏ có lẽ vì chưa có ai dùng mặt bằng khu đất này hoặc chủ lò còn chút tình vương vấn (?)Tôi nghĩ vậy, vì mỗi lần về đây thì tôi lại ra tận chỗ này ngồi xuống hàng giờ bên mấy cái lò. Lúc đó, tôi như vẫn còn nghe mùi khói, mùi của tro, thơm ngọt và như nham nhám chút bụi trấu bám vào, thật gần gũi. Thợ lò gạch cũng có cái hay, bởi bác thợ hồ mang theo bay, dao chặt gạch; thợ mộc thì mang theo cưa, bào, đục; thợ sơn mang cọ, nhưng bác  thợ lò thì hành nghề tay không, chỉ quấn lên người chiếc khăn choàng tắm. Chiếc khăn để lau mồ hôi mỗi khi nghỉ mệt.

Buôn có bạn, bán có phường. Hầu như lò gạch mở ra là cả khu vực được mệnh danh xóm lò gạch, tất cả người dân quanh vùng sống bằng nghề gạch. Tôi không sống ở xóm này nên tôi không biết nhiều về nghề, chỉ thấy mến phục người thợ làm ra viên gạch quá chừng. Đối với tôi, đó cũng là một phần của nghệ thuật điêu khắc. Ngày nay, lò gạch vẫn còn, nhưng người ta nung gạch không bằng trấu, bằng củi nữa, có lẽ để bảo vệ không khí cho mối trường sống chung quanh. Trở về lò gạch mà không còn nghe mùi khói tro nữa, gần giống như về trường mà không nghe tiếng trống  vậy, Hơi trống vắng và có chút xa xôi

     nkp

h1

h2

h3

h4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác