SÁU LY CÀ PHÊ Ở LÂM ĐỒNG

Ngày đăng: 22/04/2019 07:11:58 Chiều/ ý kiến phản hồi (1)

Ngày 19/4 , theo đoàn cựu trung học Thánh Tâm , xã Bình Hòa Phước, Vĩnh Long, tôi đi du hí địa bàn Lâm Đồng. Là tín đồ cà phê, sáng không có chất đen là thấy thiếu thiếu cái gì đó, mất vui. Do vậy mà đi ba ngày , tôi thưởng thức được 6 ly cà phê ở sáu địa điểm khác nhau.

Trước tiên là đến nhà chị Kim Tuyến ở xã Hà Lâm, huyện Đa Huoai lúc 6 giờ sáng, trên đường đi, ai cũng nói chuyện nên thiếu ngủ. Dọc đường có dừng chân huyện Thống Nhất, Đồng Nai khoảng 30 phút, đến nơi chủ nhà thấy người nào cũng gật gù nên pha cho mỗi người một ly đen. Ngồi nhìn đồi cao, núi rừng , uống cà phê ở đây thấy khác ở các quán Trung Nguyên.


CÀ PHÊ SUỐI AN BÌNH

Buổi chiều, các bạn có đạo đi nhà thờ ĐamBri, nhóm còn lại đi lên đèo Bảo Lộc ngắm cảnh núi rừng. Trên tuyến đường này, nếu đi xe khách, ai cũng thấy qua, nhưng có mấy ai được dừng chân thưởng thức cà phê tại đây. Ngồi quán nhìn lên cao thấy Đức mẹ suối An Bình, với tượng đài có nhiều hương hoa của du khách, nhiều xe con chở người nhà đến cầu nguyện. Theo dân địa phương thì Đức mẹ  giữ cho du khách đi đường bình an. Tại đây có nhiều lều quán, lều lớn nhất có tên là Sơn Lâm Thư quán, không có cuốn sách nào cả, bán đủ thứ từ cơm, mì gói, cà phê, nước giải khát. Có bàn trái cây đặc sản địa phương như chuối, mít, bơ, sầu riêng, khoai lang cùng với kẹo mứt của Da Lạt. Chất lượng cà phê ngang với quán cóc vệ đường.. Ghé dừng chân cho xe mát máy và người đỡ mệt.

UỐNG CÀ PHÊ Ở TÂY HÀNG GIA TRANG

Tây Hàng gia trang là một thắng cảnh du lịch nhỏ ở xả Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng. Trang chủ là người Sài Gòn đến đây lập nghiệp, ông còn là cư sĩ Phật giáo mộ đạo, ăn chay trường  và rất hiếu khách. Gia trang  trồng toàn cà phê, dâu tằm, bơ, chuối… Khi đoàn khách du lịch từ Vĩnh Long do Lương Minh đưa lên, Trang chủ mời uống cà phê theo phong cách “uống  gụ có mồi”. Uống cà phê đen nóng ăn bơ, uống cà phê sữa đá ăn chuối sấy, phụ nữ không uống cà phê thì uống dâu tằm mật ong đá. Theo nhận xét của khách, cà phê ở đây không mùi vị (cà phê sạch) uống không nóng người, có thể uống ngày 2 cử. Sau khi uống xong, chủ nhân bấm máy tính tiền và dặn rằng chuyến tới lên uống đợt hai thì huề, còn không thì còn mang nợ..Đoàn được uống cà phê, được chủ nhân dẫn đi thăm vườn. Anh chị hái dâu tằm ăn cho môi tím rịm và được chụp hình chung với trang chủ.

h

 Kim Phát (thứ 4 từ trái qua) Tây Hàng trang chủ tiếp đoàn Vĩnh Long

 

CÀ PHÊ LE’GU Ở ĐỨC TRỌNG

Cà phê nằm trong khu vực cáp treo, dưới chân núi Phụng Hoàng , thiền viện Trúc Lâm. Quán dành cho tài xế và những người đã đi nhiều lần thiền viện, có chỗ người chờ đợi du khách và đoàn đi núi. Ngồi ở đây, khách thưởng thức cà phê, nhìn đồi thông từ trên cao rất hấp dẫn, giá nước không đắt, có bán thức ăn nhẹ, lót lòng..

CÀ PHÊ ĐALAT HOA
Trong khi đoàn đi thăm làng hoa Đại Thành, của Công ty TNHH Dalat Rau thủy canh, các bà đua nhau chụp hình, tôi tranh thủ ghé quán ca phê. Quán bán đủ loại thúc uống. Cà phê đá 20k, nước trái cây…bên cạnh có các quầy Nông sản, Đặc sản dành cho du khách. Các bạn sau khi tham quan chụp hình hoa cũng quay lại quán uống nước dâu tằm, nhưng không ngon bằng nước dâu ở Tây Hàng.

 

DaLat  hoa

 

UỐNG CÀ PHÊ GIỮA RỪNG CÀ PHÊ

Uống cà phê quán, cà phê vĩa hè ai cũng từng trãi qua, nhưng uống cà phê giữa rừng cà phê đối với người miền Tây là chuyện hơi lạ. Kỳ này đi Da lạt, đoàn được tài xế giới thiệu cho chỗ uống cà phê ở rừng, nhưng đó là một nhà hàng mang tên Mê Linh ở thôn 4, xã Tà Nung, TP. Da Lat, cách trung tâm thành phố 20 km. Nhà hàng này là một chuỗi nhà sàn dài có thể chứa vài trăm người. Bày trí trong nhà hàng không có gì đặc sắc, nghiêng về phong cách dã chiến, tuy nhiên tầm vóc quy mô lớn gợi tính hiếu kỳ nhiều hơn. Giá cà phê cũng thuộc loại độc, ly cà phê đen thấp nhất là 70k, chất lượng  tuyệt vời, nhưng người không quen uống cà phê thì chừng vài hớp cũng xây sẩm. Nhà hàng có bán nhiều đặc sản, thức ăn nhưng chỉ dành cho du khách.

Chuyến du lịch ba ngày ở Lâm Đồng kết thúc ngày 21/4, tôi thưởng thức được sáu ly cà phê, từ quán nhỏ đến quán lớn. Mỗi nơi có hương vị khác nhau, riêng cà phê của chị Tiến ở Hà Lâm, anh Kim Phát ở Tây Hàng tuy không suất sắc nhất nhưng thấm đậm tình cảm nhất, khiến khách uống một lần khi chia tay có vài giọt nước mắt.

tin ảnh Lương Minh

(ghi nhanh)

h1

h2                                             Ngồi uống cà phê ngắm rừng cà phê

h3

 

Có 1 bình luận về  SÁU LY CÀ PHÊ Ở LÂM ĐỒNG

  1. Hoành Châu nói:

    Bài  tường thuật  hay , tóm lược nhưng đầy đủ chi tiết  , ảnh rừng cà phê ngút ngàn ,chắc cây cà phê  mới được  trồng gần đây nên cây chưa to .
    Hoành Châu ~ Lãng Uyển Châu (Gia đình C )

Trả lời Hoành Châu Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác