NHỮNG QUÁN CÀ PHÊ TRÊN ĐƯỜNG DU LỊCH

Ngày đăng: 13/04/2019 11:27:34 Sáng/ ý kiến phản hồi (0)

Hồi đầu tháng 4, Luơng Minh có đi du lịch miền Bắc với các bạn ở Hóc Môn. Các bạn đã đi viếng các chùa đẹp nổi tiếng miền Bắc, riêng mình thì đạo cà phê nên tìm các quán cà phê dọc đường mà ghé.

Đầu tiên là quán cà phê tại phi truờng Tân Sơn Nhất, quán sang trọng nhưng giá trên trời: Một ly cà phê đá, một ly cà phê sữa nóng tổng cộng 120 k. Cà phê đậm đặc khó uống.

Tối ngủ ở thành phố Hạ Long, sáng uống cà phê Nam Việt trên đường Hạ Long, Bãi Cháy. Đây là một quán vắng, có tầng trên, tầng dưới, nhưng sáng nay chỉ có hai khách! Ngồi trên lầu nhìn qua  vách núi thấy một bích họa khổng lồ.  Bác tài Trịnh Trung phê , bức họa không hợp lý vì vẽ hình đức Phật, trong khi trên bức họa là con đường dân chúng đi lại, như vậy không khác nào để chúng sinh đi trên đầu Phật tổ (?) cà phê tạm được, giá trung bình, vắng khach có lẽ dân thành phố này không thích lê la buổi sáng !

Lên đến núi Yên tử vào lúc trưa, dưới chân có quán cà phê trà, giá cả tuơng đối 30k/ly, nhưng vì trời chiều, kêu hai ly sinh tố chất lượng ngon. Ngồi nhìn cầu Hạ Kiệu mà liên tưởng đến ngày xưa bá quan hay phú gia đi lên núi đến đây phải xuống kiệu. Ai trái lệnh thì coi chừng đa. Trụ trì chùa Yên Tử là vua Trần Nhân Tông đó.

Ngày thứ hai do ngủ nhà nguời quen ở  xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm một vùng quê của Hà Ninh nên sáng tìm quán cà phê không có. Gần đó có tiệm tạp hóa  liền mua 3 gói cà phê Trung Nguyên 3 trong 1, pha với đá uống tạm, chất lượng y chang như mua uống ở Sài Gòn. Nhìn hai chú cháu uống cà phê ở quán độc, một cô đi trong đoàn hỏi sao không kêu “cà phê nước mắm”? Hỏi tại sao nói vậy? Cô cho biết hôm qua đã xin nước mắm quán này về ăn với bầu luộc. Hết biết.

Ngày thứ  ba, xe thiền viện đón về An Tâm, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Về cửa thiền thì chỉ để an tâm thôi, vậy mà “lão ghiền” đòi uống cà phê, chiều khách, sư trụ trì lấy cà phê ra pha  phin lớn để khách vừa uống cà phê, vừa ngắm hoa. Đây là một vườn hoa có nhiều hoa lan đang nở. Được biết, phong trào trồng lan ở xã Đại Đình đang nở rộ. Dưới chân núi có một vườn lan của một doanh nhân, trồng kinh doanh, một chủ nhà sách gần đó cũng tạo một vườn lan.

Ngày thứ tư đi chùa Tiêu ở Hà Bắc, trên đường đi có ghé khu vui chơi của anh Dương Văn Thêm, ở xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, trong đó có quán cà phê  GrenHouse lấy từ hãng Trung Nguyên (?) Anh Thêm tạo nơi đây thành một điểm vui chơi cho trẻ thơ, có hồ bơi, có hoa lá cành. Các loại hoa trong sân được thay đổi thường xuyên, được biết nhân dịp lễ 30-4 sắp đến anh sẽ thay đổi bộ mặt quán để thu hút khách.

Cùng nằm trong địa bàn gần thiền viện còn có quán Hậu Ly, một tổ hợp nhà hàng, quán ăn khách sạn của  anh Hậu, chị Ly một Phật tử thân thiết với chùa. Có lẽ vì vậy mà trong đoàn chúng tôi nhiều người tự tiện lấy kem, Yaout ăn thoải mái mà không được trả tiền ! cà phê thì tuyệt rồi đấy, thức ăn nhà hàng không biết có ngon không, nhưng với tinh thần Phật giáo ăn sâu như vầy chắc quán không có chặt chém như các nơi khác đối với khách ở xa. Trước khi đi, chủ quán còn giới thiệu khách sạn Hậu Ly kế bên, trông lịch sự lắm lắm.

Ghi nhanh của Lương Minh

h1                                         Bác tài Trịnh Trung, dân cà phê sành điệu

h2                                                           với chủ quán cà phê Dương Thêm

h3                                                           Uống cà phê Thiền ở Hậu Ly

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác