Nét  đẹp của  Lễ , Nghĩa  trong thơ Vạn Lộc

Ngày đăng: 8/01/2019 07:56:36 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Tình thật mà nói , tôi chưa hề gặp nhà thơ Vạn Lộc ngoài đời .Tôi chỉ biết nàng thơ qua Facebook, qua trang cá nhân, nhưng đặc biệt nhất là  trên trang Đường luật Phú Yên & NCVCVN . Tôi rất tâm đắc với việc làm thiện nguyện của nhà thơ này , từ đó tôi cảm thấy nàng thơ thật gần gũi và thân tình  Đôi lúc trông thấy nhà thơ thật bản lĩnh, dạn dày, hằn nét gian khổ của một thời đã qua, cũng có khi thấy nàng  thơ thật đài các, phong lưu với dáng vẻ phương phi điềm nhiên của một mệnh phụ  ! Tuy nhiên, điều cuốn hút tôi nhất vẫn là “ gia sản thơ “ của Vạn Lộc, dù tôi biết  nhà thơ rất bận việc kinh doanh trong khi các con chị còn bé  nhỏ. Hiện nay, mọi việc đều giao phó, trông cậy vào các con. Đó là những ông chủ tốt trong  tương lai của gia đình và đất nước  đúng là một đại gia đình phúc đức vậy !

Vạn Lộc đã xuất bản  bảy đầu sách và có tái bản sau đó. Ba tập thơ được ghi nhận gây tiếng vang trong làng văn học  phải kể đến  ba  thi phẩm để đời  sau đây : Hạt bụi (2004 ) ,   Gio1 thổ từ Đồng yên (2011 )  và  Lá thức ( 2012 )

Riêng  tập thơ  Chín chin nhịp  của Vạn Lộc  sắp  được ra mắt trong nay mai.
Mời quý thi huynh, thi hữu cùng vui  đón thi phẩm này nhé!

Giở  từng trang sách, ta đều thấy tác giả ưu tiên dành riêng cho vẻ đẹp tâm hồn , đó là nét đẹp của  Lễ Nghĩa  trong  thơ Vạn Lộc.
Trước khi Vạn Lộc đến với cuộc sống giàu sang, thơ thới,  đầy mãn nguyện này , nhà thơ cũng  đã từng kinh qua nửa cuộc đời những tháng ngày bôn ba gian khổ!  Có lẽ thuở còn son, Vạn Lộc là cô gái đẹp hiếm hoi của thôn làng  nhưng  lại lắm vất vả, đa đoan!
Ta hãy nghe :
…”Rao mời đã mỏi môi vành nguyệt
       Đo đếm thêm mờ mắt lá răm..”
Ôi , người đẹp cũng ra tay bon chen, mặc cả tại các phiên chợ ở quê, để dè xẻn , chắt chiu cho chồng, cho con mi61ng ăn hàng ngày . Hình ảnh người phụ nữ ấy đáng quý biết chừng nào . Rõ ràng “ môi vành nguyệt “, mắt lá răm “cũng đủ cho người đọc thấy nàng thơ của mình dư sức “sánh kịp bước” các hoa khôi  ! Nhưng cái độc đáo hơn ở nhà thơ Vạn Lộc  chính là tiếng lòng muôn thuở, là tiếng nấc nghẹn ngào thành kính dâng lên đấng song thân đã khuất, cùng niềm tin tưởng tự hào:  “Cha mẹ mình sau viên mãn sẽ được  tiêu diêu  miền cực lạc ” như  trong bài Thâm tình phụ tử

…”Cha đã siêu thăng chốn Phật đài
Linh hồn vẫn hướng đến Như Lai “
Hay trong bài “Khóc mẫu thân “
” …Mong người thanh thản nơi tiên giới /Quên cảnh gian lao chốn bụi trần ..”
 Thương làm sao  cho đứa con chí hiếu:
..”Ly rượu rót mời cha chẳng nhấp/ Miếng trầu têm cúng mẹ không xơi “
(
Tưởng nhớ song thân )
Hơn nữa , tác giả còn thể hiện rõ  tính trung hậu, tình sâu nghĩa nặng gánh bên nhà chồng ,phụng dưỡng đêm ngày . hết lòng vì nhạc mẫu, tôn kính  người như mẹ ruột của mình , hỏi ai mà không thương , không quý (?)
….’ Chín mươi hai tuổi hạc đã lên trời ,,”
Gặp phải đứa  con dâu vô tâm, trắc nết…chắc bà đã từ biệt cõi trần khi chưa đến tuổi bảy mươi  làm gì được tôn vinh đến tuổi “trời khuya  chín mươi hai tuổi hạc ‘ như vậy !  Thế là nàng thơ của tôi ơi !Nàng trước sau vẫn là một cô tiên mầu  nhiệm  !
…” Tháng năm  giữ trọn niềm tôn kính
Tâm trí ghi sâu nghĩa phụng bồi “
               Tưởng nhớ nhạc mẫu

Biết bao là tình được ấp ủ trong tim nàng thơ, khi nhắc đến trường Trung học Quế Sơn, lập tức hình bóng người thầy kính yêu lung linh sắc màu ảo diệu . Đó là vị thầy khả  ái Nguyễn Công Trợ,  cựu hiệu trưởng trường T.H Quế Sơn ngày nào  như trong bài thơ ‘ Tình sư đệ “
…” Trò trải gió sương da nhạt phấn
Thầy qua mưa nắng tóc phai màu
Và còn hơn thế nữa  , cô trò nhỏ luôn đau đáu nhớ về một thời hoa mộng cũng như đành chấp nhận não nề  cảnh đời như bóng câu qua cửa  để rồi tâm lòng nàng không ít nghẹn ngào, chừng như vỡ nát con tim  !
’Ánh mắt ưu tư chiều bóng đổ
Con đò thuở ấy biết tìm đâu
( Tình sư đệ )
Bài lục bát sau đây cũng nói lên được cái lễ trong bài thơ hay  “ Quế Sơn ơi ‘
..”Lời thầy chan chứa yêu thương
Dẫn ta mạnh bước trên đường tương lai “…
Không thể ngăn nỗi dòng nước mắt khi tình cờ tôi nghe được Clip  nghệ sĩ  Quốc  Chuẩn diễn ngâm bài thơ “ Quế Sơn ơi !” của thi nhân Vạn Lộc  cùng đàn, sáo chuyên nghiệp …. giọng ngâm đầm ấm truyền cảm đã nâng lời thơ mộc mạc , chân tình nhưng thật sâu lắng của nàng thơ Vạn Lộc một cách tài tình !

Giáo sư Vũ Khiêu  cũng được xem như  vị thầy khả ái, bậc đàn anh trong làng văn học đáng được trân quý
“Gánh văn chương cửa Khổng  sân Trình
Giữa  vạn con cờ mắt vẫn tinh
Ngọn bút khua vang  ngời khí tiết
Dòng đời náo động ,,,thấu tâm linh …
Bài thơ  Gánh văn chương  được Vạn Lộc viết  nhân Mừng thọ Anh hùng Lao động   khi  Giáo sư Vũ Khiêu 97 tuổi ( 2012 )

Còn  đối với tình bạn hữu thì sao ? Nhà thơ Vạn Lộc  luôn mong mỏi, ao ước ngày trùng phùng  vui hẹn những mùa sau
,,,”Vẫn nghe tha thiết câu chào bạn
Đã thấy nôn nao tiếng gọi thầy
…Gặp nhau hẹn tới mùa sau nhé
Ký ức trường làng chẳng đổi thay “
( Bóng trường quê )

*
Theo đó ,
tình thơ cũng  thật  ấm nồng  trong các thi huynh , thi hữu Đoàn  Phú Yên dành cho nàng thơ .  Trong bài Bánh Huế, thi nhân Thập Đức thân tặng nhà thơ Vạn Lộc khi lần đầu Đoàn thơ  đến Hương Cần thi viện ( Huế ), bài nàyvừa mới  được đăng trên  Văn Chương Việt Nam số17 ( Tháng 10 / 2018 )  Lời thơ thật chân chất, mượt mà .

Ta hãy đọc  bài thơ BÁNH HUẾ   nhé :
Ngọt bùi chiếc bánh chị vừa trao
Gói trọn tình yêu của Huế vào
Vỹ Dạ vườn thơ trăng rộn rã
Thi Cần thi viện tứ thanh tao
Bút xưa hồn cũ lời thân thiết
Mực mới nghiên son nụ ngọt ngào
Nhỏ nhắn mà sao duyên dáng lạ
Cảm lòng tri kỷ dạ nao nao

    Thập Đức

Hơn thế nữa  , Nhà thơ  Vạn Lộc  còn cho ta thấy tình người bao la  đậm đà ngày xuân thắm
”..Cửa sổ nhà ai chưa chịu khép
Giao thừa còn đợi  kẻ miền xa
Tác giả còn chút xót thương cho mảnh đời hẩm hiu chưa tìm được  niềm vui tàn dư  trong đêm xuân mộng,  thể hiện con nhà đức hạnh, dễ động tâm . tình cảm dạt dào , thương  cho số phận không may  của ai đó hay tác giả đang  thầm  thương xót  cho chính cuộc tình đầu dang dở  của mình  đã  biền biệt  khơi  xa ?

Còn rất nhiều điều người viết muốn nói thêm về nét đẹp trong thơ của Vạn Lộc  nhưng vì hạn hẹp của đề tài nên đành hẹn lần sau vậy !

Nhìn chung , vẻ đẹp trong thơ Vạn Lộc phải kể phần lớn xuất phát từ  lễ Nghĩa .Nếu để ý một chút, ta thấy thơ của Vạn Lộc (VL) không có tính giễu cợt , hài hước cho dù có thêm chút  lãng mạn thăng hoa  nhưng dẫu sao lời thơ của VL vẫn luôn thật thà , chất phát , nghiêm trang , nho nhã như một người con gái nhu mì , mực thước sống đời có lễ, nghĩa, trí, tín trong một hình nhân toàn vẹn , đôn hậu , hữu tình !
Với tôi dù chưa phải là nhà phê bình văn học  nhưng tôi dám khẳng định rằng nhiều thể loại thơ của Vạn Lộc luôn mượt mà , ngào ngạt hương hoa cho dẫu thể thơ đó là Đường luật thất ngôn bát cú! Được biết, có khá nhiều thi hữu  cùng  họa xướng với nhà thơ nữ này. Hơn thế nữa , VL cũng có vô số bài thơ  với nhiều  đề tài phong phú  như đóa hoa vạn sắc , vạn hương luôn hấp dẫn khách du xuân lúc thong dong bước  vào vườn thơ tao nhã này đều phải  chùng chân , háo hức .
Người viết xin chân thành cảm ơn  những dòng thơ đậm tình người  của nhà thơ Vạn Lộc nhé

HOÀNH CHÂU ( Vĩnh Long )



 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác