LÀM MỨT GỪNG NGÀY TẾT

Ngày đăng: 15/12/2018 06:09:04 Sáng/ ý kiến phản hồi (4)

Năm nào đến đầu tháng chạp là má tôi và chị tôi cũng làm mứt tết ngày xưa nào mứt bí, mứt dừa, mứt khóm, mứt cà chua, mứt me, mứt gừng tôi thích nhất là mứt gừng ăn cay cay ấm bụng sáng ăn miếng mứt gừng uống ly trà nóng thì thật tuyệt. Bây giờ tôi vẫn thích mứt gừng dù làm kỳ công nhưng thời hiện đại cũng nhẹ công hơn ngày xưa nhiều cụ thể như sau:

Nguyên liệu:

-1kg gừng tươi lựa củ có nhánh đẹp nhỏ dài da không bị trầy xước

– 1 chén muối ăn.

– 1 kg chanh tươi.

-1/4 muổng cà phê thạch cao.

– 1kg đường cát trắng.

Dụng cụ:

– Chặt một khúc cây tàu dừa tươi dài chừng 20cm chặt cho bằng đầu gọt cho tròn để làm bàn xâm( nếu không có cây dừa lấy buồng cao kiểng đoạn tròn phía trên chặt lấy một khúc chừng 15-20cm)

– Mua 25-30 cây kim lượt (kim may tay)

Cách làm bàn xâm lần lượt gắn từng cây kim vào khúc cây tàu dừa bằng

cách lấy kiềm nhỏ gắp từng cây kim gắn từ trong ra ngoài khoàng cách 3mm

một cây.

Cách làm:

Gừng chọn những nhánh đẹp cắt tùy theo ý thích của người làm, sau đó rửa sạch cạo vỏ để nguyên củ ngâm vào nước muối chừng 2-3 giờ lấy dao nhỏ chẻ từng củ ra làm hai phần theo bề mặt từng ánh gừng nếu củ nào to lạng bớt cho mỏng dể xâm và đẹp hơn. Sau khi chẻ xong gừng đem rửa sạch sắp từng nhánh gừng vào túi nilon để vào ngăn đá tủ lạnh 2 ngày 2 đêm đem ra rả đông khi bỏ vào túi để đông lạnh ta chia ra nhiều túi nhỏ khi chuẩn bị xâm lấy ra túi nào rả đông túi đó để xâm cho tiện. Khi miếng gừng tan hết sẽ mềm chúng ta lấy một cái dĩa rộng để miếng gừng vào xâm nhè nhẹ từ từ gừng mềm ra như miếng bông gòn ta vắt xả nước gừng vài ba lần bỏ vào thau nước sạch vắt vào đó một lát chanh cho có vị hơi chua chua một chút.

 

H1

Khi xâm một ngày xong được bao nhiêu miếng thì vắt xả đem phơi nắng với một góc tư quả chanh tùy theo trái chanh lớn nhỏ nếm thử nước nghe có mùi chanh là được. Phơi gừng khi đã xâm mềm bằng cách sắp từng miếng gừng trãi trên thau nước sạch có pha một chúc nước chanh tươi nước phải ngập gừng khi trời có nắng khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ vắt gừng thay nước mới bằng cách ép nhiều miếng theo bề mặt của miếng gừng cho ráo mà không hư hoặc tét miếng gừng , tiếp tục phơi như thế cho tới ngày hôm sau trong khi phơi thấy miếng gừng trắng một bên thì trở bề mặt ngược lại cho trắng đều 2 bên

Sau khi phơi và vắt xả gừng chiều ngày thứ 2 thì chúng ta bắt nồi nước pha một chút nước chanh tươi lên bếp chờ nước sôi bỏ gừng vào luộc sôi khoảng 5 phút vớt ra một cái thau khác. Tiết tục bắt nồi nước khác bỏ vào một chút thạch cao lên bếp chờ sôi để gừng đã luộc nước chanh vào luộc tiếp 10 phút vớt ra cho ráo nước đem cân gừng đã luộc để có định lượng vô đường.( 1kg gừng đã luột ráo nước/ 1kg100g đường)

Sau khi luộc gừng cân định lượng xếp gừng vào thau vô đường một đêm sáng hôm sau đem phơi nắng nếu trời không có nắng thì vớt gừng ra dĩa bắt thau lên bếp mở lửa thật nhỏ sên cho sôi nước gừng rồi bỏ gừng vào tắt bếp nhắc thau mứt gừng xuống đem phơi nắng, thường làm mứt vào mùa xuân trời không có mưa hoặc ít mưa nên hôm sau phơi tiếp cho đến khi nước đường cạn thấm vào từng miếng gừng phải trải ra mâm trở từng miếng gừng phơi nhẹ nhàng gở từng miếng cho đến khi thật khô để nguội bỏ vào hộp bảo quản.

 

H4

 

 

Nguyễn Thị Bé (Xuân Hiệp) 12A1 (1974-1975)

Có 4 bình luận về LÀM MỨT GỪNG NGÀY TẾT

  1. Neang Phi Rom nói:

    Hoan nghinh Bé (Xuân Hiệp) đã đóng góp cho trang nhà một món cho ngày tết thật có ý nghĩa, hướng dẫn cách làm rõ ràng, trình bày thật đẹp…hay lắm Bé ui!

    Thay mặt trang nhà cám ơn em thật nhiều, chúc em cùng gia đình hưởng một mùa Giáng Sinh an lành, năm mới hạnh phúc.

    • Nguyễn Thị Bé (Xuân Hiệp) nói:

      Cám ơn chị Phi Rom năm rồi cô Khanh nhắc em nên có bài về mứt gừng Tết nay em chuẩn bị dụng cụ làm sớm một ít tặng bạn học cùng lớp ở Úc về thăm gia đình và gặp gở bạn bè nên gởi bài sớm đó chị iu.

  2. Cám ơn Bé (Xuân Hiệp) đã tặng cho Bếp Ấm một công thức rất hợp thời để các anh chị em cũng như quý vị độc giả sửa soạn áp dụng trong dịp Tết Âm lịch này.

    Các cựu học sinh TPH có rất nhiều khả năng bếp núc, nấu nướng. Nếu mỗi người đều giúp một tay bằng cách gởi cho Bếp Ấm một công thức “ruột” của mình như Bé (Xuân Hiệp” thì chắc chắn hương thơm từ căn bếp của chúng ta sẽ càng ngày càng lan xa hơn nữa.

Trả lời Lê-Thân Hồng-Khanh Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác