Anh NHA và những người bạn mới

Ngày đăng: 11/09/2018 12:11:45 Sáng/ ý kiến phản hồi (13)

Những người bạn mới của anh NHA là những người anh quen biết trên trang web trường Tống, hoặc những người đã biết trước đây rồi nhưng chưa có cơ hội trao đổi, nhờ trang mạng mà trở nên hiểu biết nhau hơn và trở nên thân quen.  Anh NHA có lòng với những người bạn cũ đã được viết ở phần trên, còn những bạn mới nầy thì sao? Gồm những ai?

Để hiểu tình cảm của anh với những người bạn mới, hãy nghe lời tâm sự của anh khi anh Lương Minh, chị Phi Rom cùng anh chị em trường Tống đến thăm nhà bác của anh và mộ phần thân phụ:

– Vài chục năm sau, hay nói rõ hơn là sáu mươi chín năm sau, khi cách nhau nửa vòng trái đất, nhờ sự phát minh của khoa học như đem con người, một cách nói, lại “gần nhau”, tôi có dịp tìm “gặp” bạn cũ, “quen” bạn mới trong tình trạng “văn kỳ thinh bất kiến kỳ hình”. Có những người bạn mới đã bất chợt làm quả tim tôi ấm áp vô cùng, đã cho tôi những món quà quý hiếm không ngờ.

Đúng như những lời anh nói, anh đã bỏ nhiều thời gian, nhiều tâm tư tình cảm cho thành viên trang nhà trong đó có thầy cô, những người bạn cùng thế hệ với anh như chú Phong Tâm, cô Lưu Phương, anh Hồng Băng, anh Quách Đào, anh Trương Mẫn, anh Cả Lần, anh Tâm Hoài…. Anh quan tâm thân thiện những cô em gái cùng trường xem như những sư muội mến thương trong đó có Yên Dạ Thảo, Phi Rom, Nguyễn Tuyết, Phương Nga, Phan Lương, My Nguyên, My Nhung, Hoành Châu, Hoa Đăng, Võ Thị Lài, Nguyễn Thị Hạnh, Thu Cúc, Thu Nguyệt….. Anh cũng trao đổi với những sư đệ như Lương Minh, Hoàng Hưng, Nguyễn Gương, Một Lúa, Hoài Thương, Nguyễn hoàng Long, Lê Bửu Tùng, Võ Châu Phương… Ngay cả những người bạn tham gia không phải là học sinh trường Tống hoặc không thường xuyên tham gia như: chị Vân Hà, nhà thơ Hải Đường, Ngọc Diệp….

Anh NHA và cô Hồng Khanh, cô Trí có sự tương kính lẫn nhau. Cô Lê Thân Hồng Khanh là một trong những giáo viên quan tâm đến trường xưa trò cũ. Từ ngày tham gia trang web, cô đêm hết tâm quyết, tấm lòng và có nhiều đề xuất để trạng web tiến về phía trước, anh Ẩn cũng đã ghi nhận điều này. Đây là lời tâm sự của anh:

– Với nhiệt tình của cô Hồng Khanh dành cho trang tph-vl.com, và riêng cá nhân tôi cô kêu gọi đích danh hai lần, tôi không thể làm ngơ dù đã từ chối do trình độ Anh ngữ có giới hạn, nên ráng lần theo bài thơ dịch của cô mà góp  lời.

Cũng nhân đây trích một phần bài thơ dich của anh từ bài thơ “HAVE YOU GOT A BROOK IN YOUR LITTLE HEART” của tác giả Emily Dickinson

TÌNH SUỐI TRONG TIM

Có suối nào trong tim bạn không?

Lung linh e ấp với ngàn bông

Thẹn thò từng cánh chim đáp xuống

Xao động bóng rung nước rợn dòng.

Nhiều kẻ không ngờ … suối chảy tuôn

Tặng đời những ngụm nước yêu luôn

Mỗi ngày hạnh phúc vô tư nhận

Có biết ơn sâu của suối nguồn

…………..

Anh Nha đã đọc Bài thơ “ Quê mình, quê người” của cô Hồng Khanh trong một sự đồng cảm anh đã viết bài thơ “ Có góc trời để nhớ”. Bài thơ của anh vừa họa thơ vừa tả hết nổi lòng thương nhớ quê hương của cô Hồng Khanh thể hiện nhất ở 4 câu cuối như sau:

CÓ GÓC TRỜI ĐỂ NHỚ

………………..

Từ dạo đoạn lìa chuyện mến thương
Người yêu , non nước …những tơ vương
Xót xa bỏ lại khi ly xứ
Lòng chỉ chứa tình hoài cố hương

( Anh Tú).

Cô Hồng Khanh đến trang nhà với câu chuyện hồi ký “Tìm về kỷ niệm ấu thơ” đầy ấn tượng, làm say mê người đọc; còn cô Phạm Thị Trí đến trang nhà với những bài thơ không theo một quy luật nào, nhưng lại bao la đôi khi chứa cả thiên nhiên vạn vật trong đó, đi vào lòng người vì âm điệu, vì mênh mông tình người. Những vần thơ tuyệt vời như thế khiến một người người yêu thơ, yêu nghệ thuật, yêu âm nhạc như anh NHA không quan tâm để ý đến sao được. Anh sớm kết thân với cô Trí, sớm xưng hô huynh muội vì kính nể tài năng của nhau, vì xuất phát cùng trường như lời anh NHA viết:

– Cám ơn nhà thơ Trầm Hương Ptt, trong tình đồng môn ở Đại học Sư phạm Sài Gòn năm xưa chúng tôi đôi khi xưng huynh/muội, đã cảm thông ý tình của …AT

Những vần thơ của cô Trí, được nhà thơ trang nhà đón nhận, và rung động đến nàng thơ của anh NHA, anh phản hồi lại với cô Trí với nhiều vần thơ và đây lời phát biểu của anh để trả lời phản hồi của cô Trí:

– … Bài thơ này của muội là chất xúc tác cho huynh viết về tâm tình tháng Tư , thể thơ tự do đã lây lan qua huynh rồi đó>. Cám ơn người thơ láng giềng.

Anh NHA và cô Trí có nhiều sự tương đồng, đều là thầy cô giáo, tuổi tác không cách xa mấy, sống trên đất người một nơi tuyết phủ vào mùa đông, mơ được ánh nắng ấm của mùa xuân và mùa hè; là những người yêu thơ và sáng tác thơ….. cả hai đều mê bóng đá.  Cô Trí dường như có am hiểu những bài thơ của anh NHA nên những lời giới thiệu hay phản hồi thật là sâu sắc, không những đi sâu vào nội dung bài thơ mà còn cảm thông cho tác giả. Như viết phản hồi bài thơ “Rằng từ vất vưởng” như sau:

– Hoài hương là nổi lòng người xa xứ, nhất là những lúc quê nhà rộn rả niềm vui đón mừng năm mới, nhìn lại mình, quê người đất khách, buồn tênh trong chiều đông lạnh giá. “Tết là ngơ ngẩn bơ phờ tâm cang”. Người thơ dễ cảm xúc nên Anh Tú đã gửi trọn tấm lòng qua bài thơ  “Rằng từ vất vưởng ” mong gửi đến bạn bè chút  tình riêng…Tôi thông cảm nổi buồn của huynh.

Cũng một phản hồi khác cô đã viết:

– Hằng năm, cứ đến mỗi tháng tư. Người gửi nổi buồn trên từng con chữ. Ngày xưa ơi ! Bụi mờ !!!
Con đường Vĩnh Long – Bình Minh nghe chừng thân thương quá .Phải không huynh Anh Tú ? Xin được chia sẻ cùng anh Anh Tú nỗi buồn ngày tháng !

Nhiều nơi còn bắt gặp cô Trí và anh NHA có nhiều ý tưởng trùng hợp, như sự góp ý trao đổi qua bài “ Chúc mừng sinh nhật trang nhà” của anh NHA sau một giai đoạn vắng mặt. Cô Trí phản hồi như sau:

– Lâu ghê mới thấy anh NHA xuất hiện , chúng ta không hẹn mà lại gặp trong những vần thơ tháng tám. Hẹn gặp nhau qua thơ tháng chín .Bắt đầu tìm ý thơ từ bây giờ nghe anh Anh Tú.

Anh Nha đã trả lời:

– “Lâu ghê mới thấy anh NHA xuất hiện” , hình như Trầm Hương Ptt cũng thế…

và cũng cùng viết những dòng thơ về tháng tám => có lẽ do chúng ta có chung cái gốc cùng một ngôi trường ở SG …

Vâng… cuối tháng chín mùa Thu trở về… chắc Trầm Hương Ptt sẽ có ý thơ tràn trề, anh NHA sẽ cố nhưng chừng nào viết được hẳn hay.

Tấm Gương cho trang nhà.

Anh NHA và chú Phong Tâm là những cây cổ thụ thơ của trang web tongphuochiep-vinhlong.com; không những sáng tác những vần thơ đi vào lòng người, mà còn là tấm gương về tình bạn cho thế hệ đàn em noi theo.

Người nói rằng, dù bất cứ loại tình nào, tình bạn bè, tình chồng vợ, tình anh em tình thầy trò….muốn tồn tại và tốt đẹp phải có sự kính trọng lẫn nhau. Anh Ẩn và chú Phong Tâm không ngoại lệ; Anh Ẩn biết chú Phong Tâm qua trang Web trường Tống, anh kính nể chú Phong Tâm là nhà thơ lâu đời, tiếng tâm vang xa, một nhà thơ tài hoa nhưng luôn hài hòa với mọi người, những ý tưởng nầy đã dẫn chứng ở phần trên khi muốn giới thiệu anh Phú Thạnh với chú Phong Tâm.

Cũng như anh Ẩn, chú Phong Tâm rất kính trọng anh Ẩn thể hiện qua nhiều lời đối thoại giữa hai người, đây là lời nói của chú:

– Anh Tú còn có tên gọi là Nguyễn Hồng Ẩn là người bạn thơ của PT khá nhiều năm. Theo lời anh: “nhân đọc Nửa Chiều Nghiêng – PT” gợi cho anh cảm xúc về cuộc đời… “nương vần”, anh cho ra bài thơ, theo tôi là bài thơ xuất thần của anh? vừa chân phương vừa đạt đỉnh. Cám ơn anh NHA cho đọc bài thơ hay.

Chú Phong Tâm đọc những bài thơ tình của anh Ẩn qua du dương và lãng mạn. Chú cứ nghĩ anh Ẩn chắc nhỏ hơn chú chắc cũng gần cả mấy chục tuổi, đây là lời chú Phong Tâm:

– Anh Tú và tôi quen biết nhiều năm đã trở thành bạn thân thiết, dầu chưa một lần trực diện, có lẽ do gần tuổi nhau nên vui buồn dễ cảm thông. Đoc thơ anh, đôi khi tưởng anh trẻ hơn tôi vài con giáp, vì chất thơ anh nồng cảm… “yêu” lại đậm chất quê hương, gần gũi, thân mật…

Cùng một ý tưởng với chú Phong Tâm, anh Ẩn đọc những vần thơ tình của chú quá ư ngọt ngào, tình tứ như chàng trai trẻ, khiến anh phải thốt lên rằng:

– Hôm nay tôi đọc “Xuân em về” thì tôi nghĩ rằng anh Phong Tâm trẻ hơn tôi 60 tuổi:

Thơ anh chảy giọt sương mềm

Tim em chới với khôn kềm rụng rơi

Rõ ràng hai tiền bối khen nhau về những bài thơ tình còn khen nhau về sự trẻ trung, chúng ta hãy nghe lời đàm thoại giữa hai vị như sau:

Phong Tâm:

– Anh NHA ơi, vậy thì chúng ta siết tay nhau để cùng trẻ lại đi anh, cho đời còn tìm thấy được chút hương trong bóng ngả về chiều…

Anh nén thêm ý cho 2 câu nầy khiến tôi nghe cũng chới với, anh có chới với không? Chúc vui và khỏe dài dài.

NHA:

– Huynh Phong Tâm, em nào mà ngâm hai câu này tặng anh chắc là tim anh sẽ nhảy nhịp Rumba, tim tôi sẽ chia sẻ với anh bằng nhịp Cha Cha Cha.

Phải khoẻ chớ anh, khoẻ để chọc anh … dài dài.

Thường thì bài thơ của người này tạo nguồn cảm hứng người kia để sáng tác thơ, hay cùng nhau họa thơ; một điều đặc biệt đặc trưng cho những nhà thơ là dùng thơ để trao đổi, thảo luận đôi khi tranh luận thật quá tuyệt vời của hai tiền bối này:

Phong Tâm:

Cho không

Rao bán chi chi món ế hàng?
Nài cho mới đúng điệu chơi sang!
Dư đem về cất, trăm năm nữa…
Đồ cổ lòe hơn cả ngọc vàng!

Anh Tú:

Ngu sao cho?

Hàng ế cho không uổng thấy mồ
Nghe lời đem cất kỷ vô kho
Kiếp sau sống lại đem rao tiếp
Lại ế thì tui vẫn chẳng cho!

Tình bạn còn thể hiện quan tâm lẫn nhau, sự vắng mặt của một cây viết của trang mạng trường Tống là chuyện bình thường; nhưng sự vắng mặt của anh Ẩn một thời gian ngắn lại là sự quan tâm lo lắng của chú Phong Tâm. Thấy anh Ẩn xuất hiện chú Phong Tâm liền hỏi thăm:

– Hèn lâu mới thấy bạn mình dạo chơi trong vườn hoa tháng tám với những hoài niệm bâng khuâng. Anh Tú (NHA) ơi, đọc thơ anh, tin rằng anh vẫn khỏe. Rất mong anh luôn an bình và gởi lời thăm cả gia đình.

Anh Ẩn biết những chuyện đau buồn liên tiếp xãy ra cho chú Phong Tâm, cuối năm 2015 vuốt mặt con, vào mùa hạ 2016 tiễn vợ. Ngoài chia sẻ những mất mát, tìm mọi cách làm cho bạn vơi đi phần nào nổi đau buồn, anh liền khuyên:

– Mạn phép huynh Phong Tâm để đệ nói lên ý kiến của mình rằng huynh nên “cố gắng dành thời gian quý hiếm” cho mình và cho bè bạn nữa .. thì mới tốt hơn.

Một lúc nào đó mình sẽ dành trọn vẹn “thời gian” cho mình mà không còn cơ hội dành cho bè bạn nữa.

Dĩ nhiên đệ cũng đang cố gắng làm theo ý kiến vừa gởi đến huynh.

Xin tha lỗi cho những lời mạo muội.

Và cũng từ đó, anh Ẩn cũng thường xuyên trao đổi với chú Phong Tâm, đôi khi chọc cho người bạn mình, hể nói ra được thì sẽ vơi đi những nổi cô đơn và buồn phiền trong lòng.

Ở đây, mượn những câu thơ của Ẩn viết về lòng kính mến với hai tiền bối, anh và chú là những trí thức đương thời, là những kẻ sỉ đất vùng đất sông Cửu, cho dù cơ thể có yếu đi, sức khỏe có thay đổi, nhưng ý chí vẫn mạnh mẻ, vượt qua mọi trở ngại sáng tác những vần thơ cho đời.
Xác như xuồng rách lắc lư
Vượt con sóng dữ lừ đừ qua sông.
Thật là kính phục anh và chú dù tóc bạc , nhưng nguồn thơ bất tận:
Bạc đầu nhìn thấy mà thương
Tay trao vài chữ trùng dương gởi  về.
Điều người em rất quý trọng và học hỏi ở anh về cách cư xử  hài hòa, bao dung, thân thiện và yêu thương. Thật đẹp làm sao quan niệm như thế nầy:  thấp cao để mà chi, hơn thua nhau để mà chi; sao không nắm tay nhau cho đời sống thêm vui.
Sá gì một chút thấp cao
Nắm tay dìu dắt cùng vào gió sương.
( Còn tiếp)

Võ Châu Phương

TB:

Thông thường dẫn chứng nguyên văn câu viết của ai thì thường dùng ( : rồi “ …”), xin lỗi trong bài viết nầy tôi dùng như trong đối thoại, với mục đích dễ đọc và tránh lẫn lộn những dấu “” .

– Tại sao anh NHA làm thơ?

Anh NHA làm thơ khi nào?

Cô sư muội nào mà anh NHA trân quý ?

Nhiều điều về thơ của anh NHA và những câu hỏi trên được giải bài ở phần sau.

 

Có 13 bình luận về Anh NHA và những người bạn mới

  1. My Nguyễn nói:

    Võ Châu Phương thân mến! Đọc loạt bài viết của VCP về anh NHA, mình vô cùng tâm đắc. Trước hết là khâm phục tài của VCP, đã tìm hiểu rất kỹ càng, chi tiết; hệ thống một cách khoa học về cuộc đời, mối quan hệ bạn bè trên trang TPH, sự nghiệp văn thơ… của anh NHA. Đây là một loạt bài viết thật công phu mà hẳn VCP đã bỏ rất nhiều công sức, nhiệt tâm… không phải ai cũng làm được.  MN là một trong những người bạn mới của anh NHA, may mắn được làm quen với anh, qua anh Phú Thạnh. Nói là bạn nhưng MN luôn xem anh là một người anh đáng kính. Dù chưa một lần diện kiến nhưng anh em cũng đã có mối thân tình qua giao lưu trên trang nhà và FB. Nay đọc những bài viết của VCP về anh NHA, MN càng ngưỡng mộ và quý mến anh hơn…

    Cảm ơn VCP về những bài viết thật hay và đang chờ đọc tiếp. Chúc VCP luôn vui, viết khỏe…

     

    • Chị My Nguyễn thân mến! Cảm ơn chị nhận xét rất tỉ mỉ. Chị là thành viên của trang mạng trường Tống có rất nhiều bài thơ cho trang nhà cũng là người tích cực viết phản hồi cho bạn bè.  Anh NHA là người có lòng, anh đã trao đổi cho nhiều bạn bè, hầu như tết năm nào anh cũng chúc tết cho mọi người, kỹ niệm trang nhà lần nào cũng có một vài bài viết liên quan. Nên nhân dịp kỹ niệm trang nhà em viết về anh NHA qua đó nhắc đến hầu hết anh chị đã tham gia trang và đóng góp nhiều cho trang  Web. Chính nhờ vậy mà trang Trang tongphuochiep-vinhlong.com bền vũng và tiếng xa về phía trước.

  2. HOA ĐĂNG nói:

    Võ Châu Phương đã không viết thì thôi, nhưng khi đã viết thì thật công phu. Chị thán phục em đã dành nhiều thời gian tìm tòi mới viết lên được bài nầy, chị thì chịu thua, cũng do không có đủ thời gian và sự kiên nhẫn tìm tòi được như VCP. Viết hay lắm em..

    • Cảm ơn chị Hoa Đăng đã viết những dòng chữ cho người em nầy. Đọc  để tìm hiểu về người anh đáng kính, tìm hiểu về thành viên trang nhà cũng có những cái hay cũng là niềm vui của em. Chúc chị luôn mạnh khỏe, hy vọng có một ngày về thăm ngôi nhà mới của chị.

  3. Trầm Hương Ptt nói:

    Võ Châu Phương ..Cám ơn em đã viết thật công phu , dày công sưu tầm về con người, trái tim văn chương của anh NHA . Em nhận xét thật đúng…Chính cái  hồn văn chương đậm chất trong con người anh NHA khiến các bạn ai cũng quí mến anh, yêu thích  và đồng cảm những vần thơ , nhất là dòng thơ quê hương , những kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu , những xúc động của anh khi bắt gặp một bài thơ của bạn và họa lại, hay làm thêm một bài thơ cho người , cho mình…chúng ta đọc và và trân trọng tình anh gửi vào và từ đó quí mến , gần gủi và kết bạn với anh.
    Thán phục em khi em viết về những phản hồi giữa anh NHA và những người bạn mới  nhưTrầm Hương Ptt. ,cô Khanh, đại huynh Phong Tâm, Yên Dạ Thảo…nhận xét thật chính xác. Tôi không là anh NHA nhưng cũng muốn một lần nữa, nói lời cám ơn em.

    • Cô Trầm Hương Ptt kính thương! Trước hết học trò cảm ơn cô có những nhận xét đi sâu vào bài viết của học trò. Học trò đã đọc nhiều bài của cô cả những phản hồi cô viết, nhưng không biết có thiếu chỗ nào không mà tìm hiểu được về bút hiệu Trầm Hương của cô. Nếu tiện cô giải thích dùm. Chúc cô luôn mạnh khỏe và sáng tác nhiều bài thơ đi vào lòng người.

  4. Bài viết công phu, phải mất nhiều thì giờ để tìm tòi, tham khảo. Cám ơn tác giả Võ Châu Phương tuy bận rộn vì nghề nghiệp nhưng vẫn dành thời giờ cho trang nhà, các anh chị em cũng như quý vị đọc giả.

    • Cô Hồng Khanh kính thương!  Trước hết cho học trò kính lời thăm sức khỏe của cô.

      Nghe lời cô học trò phải viết cái đó, tham gia cái gì đó  cho trang nhà để góp bàn tay chung thầy cô anh chị trường Tống cho vui cũng là cơ hội giao lưu với mọi người.

      Dich một câu chuyện từ tác giả nước ngoài là niềm mơ ước và mong muốn của học trò, mà học trò chưa làm nổi; dịch về bệnh thì không khó; nhưng dịch một tác phẩm văn chương là một chuyện không dễ, không những đồi hỏi số từ dựng mà phải hiểu được tâm lý tình cảm của nhân vật và hiểu ý tác giả nữa. Em thật là kính phục cô đã bỏ công ra dịch truyện, Chắc đây cũng  là việc yêu thích mới  thực hiện được phải không cô.

  5. Hoành Châu nói:

    Bài viết của Võ Châu Phương thật tâm đắc Hihi

    Hoành Châu ~  Châu Lãng Uyển (Gia đình C )

    • Cảm ơn người chị thân mến của đệ. Em viết dài dòng mà chị và mọi người chịu khó đọc làm em vui quá chừng nè. Chị nhà thơ. bài thơ đường
      “VŨNG TÀU ~ LẦN TRỞ LẠI” hay quá nhe, muốn họa mà không làm được vì em không biết nhiều về Vũng Tàu. Hẹn sẽ họa với chị những bài khác.

  6. Đọc bài viết của anh,ND nghĩ anh là người luôn chỉnh chu trong công việc. Tác giả ơi có khi nào anh bị người yêu ghen hờn với công việc dậy(!?)☺☺☺

    • Cảm ơn ND đọc bài viết quá dài. Không ngờ cô em hiểu được hết chuyện thầm kín của tôi. Bí mật một chút nhe, tôi viết bài chỉ được vào sáng sớm ( 3 đến 6 giờ sáng) thời điểm đó quan trọng lắm làm sao mà không ghen cho được. Nhưng người ta có câu: ” yêu nhâu yêu cả lối đi…….” Thành ra phải thông cảm thôi.

  7. Phan Lương nói:

    BS VCP ui

    Bài viết rất công phu, tích lũy thông ti n rất tuyệt vời.

    Hai người Thầy, người anh đáng kính Phong Tâm và Nguyễn Hồng Ẩn , trong tâm tôi luôn chiếm một  vị tri rât quan trọng , rất xứng đáng được tôn vinh

    Nhất là khi đọc bài của VCP càng cảm thấy hảnh diện hơn khi được sinh hoạt cùng hai cây cổ thụ của trang nhà tph.vl.com

    Kính chúc 2 anh luôn luôn nhiều sức khỏe, nhiêu niềm vui

    Chú

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác