Tết đơn giản là…Tết

Ngày đăng: 18/02/2018 09:09:23 Chiều/ ý kiến phản hồi (1)

Hôm nay thì phải nhắc thôi. Khi cần phải dùng tiếng Anh để gọi Tết cổ truyền, tôi dùng chữ Lunar New Year (năm mới âm lịch), không bao giờ dùng Chinese New Year (năm mới của người Hoa). Người Việt chân truyền ai lại vậy hén.

Tôi cũng tránh gọi là Tết dân tộc, vì Việt Nam có tới 54 dân tộc (lẽ ra nên gọi là sắc tộc – ethnic group) và không chỉ có mình Việt Nam ăn tết theo âm lịch. Tôi thích dùng chữ Tết cổ truyền. Tôi mà có quyền, tôi khoái nói như vầy: dân tộc Việt hay dân tộc Việt Nam (Vietnamese people) gồm có 54 sắc tộc (ethnic group) anh em.

Tôi còn không khoái gọi là Tết nguyên đán. Theo tiếng Hán, “nguyên” là “đầu tiên” và “đán” là “ngày” – Tết nguyên đán là ngày đầu tiên của năm (theo nông lịch). Lý do của riêng tôi là Trung Hoa cũng từng gọi là Tết nguyên đán. Từ năm 1949, Trung Quốc quyết định gọi ngày 1-1 dương lịch là “nguyên đán”.

Trong thời buổi giao lưu hội nhập quốc tế này, tôi gọi Tết dương lịch là Tết tây (cho dù Nhật Bản cũng ăn tết ngày này), còn Tết cổ truyền là Tết ta. Phân rõ địch ta, ủa tầm bậy, bạn ta.

Ừm. Rắc rối bà cố luôn. Nên tôi đơn giản gọi Tết là…Tết nghe nó gọn gàng, nhẹ tênh và thân thương ngất ngây.

Phạm Hồng Phước
+ Ảnh chụp tại Đường Hoa Nguyễn Huệ Saigon Tết Mậu Tuất 2018.

Có 1 bình luận về Tết đơn giản là…Tết

  1. Huong Cau nói:

    Cám ơn đã được đọc 1 bài viết có suy nghĩ giống mình. Tôi cũng đã suy nghĩ và làm như tác giả. Có thể có người nói tôi cố chấp nhưng tết ta là tết ta. Ta có nền văn minh của ta, không là của ai hết. Tết của nước ta dựa vào sinh hoạt nông nghiệp.

    “Tháng giêng ăn tết ở nhà

    Tháng hai trồng đậu trồng khoai trồng cà….

    … Tháng một tháng chạp nên công hoàn toàn.”

    thì ta ăn … tết, nghỉ ngơi vài ngày để tiếp tục  … trồng đậu trồng khoai trồng cà, bắt đầu 1 năm vất vả khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác