Vì đâu ? (truyện cực ngắn)

Ngày đăng: 24/06/2017 09:17:11 Chiều/ ý kiến phản hồi (16)

UntitledViệc đào kênh ở Tân Lược của trường kết thúc sớm hơn một ngày. Buổi trưa tôi dặn học trò chừa gạo buổi chiều , còn bao nhiêu gạo đổi đường, đậu, nấu chè đãi các em lao động cật lực ba ngày qua. Chiều nay là chiều vui nhất từ ngày vô cái xứ đêm muỗi chích, ngày đĩa cắn.
Cơm chiều xong , các em nấu nồi chè cho đêm liên hoan cuối . Bổng thầy hiệu trưởng ra lệnh tôi: “ Sẵn có ghe, cô vào lấy giỏ theo ghe về trước, mai nước cạn, cô lội sình không nổi đâu”.
Các em học sinh nghe vậy, ôm chặt lấy tôi , nháo lên : “Cô ơi ! đừng bỏ tụi em”.
Thầy hiệu trưởng quát, mấy em không thương cô sao, bắt cô lội sình ?
Nhìn các em tiu nghỉu, lại nhớ tới nồi chè, tôi nói: “Thầy ! em không dám đi ghe ban đêm, sáng em về với lớp !”.
Thấy không êm, thầy cười; “ Lính cô đông quá, tôi thua . HOÀNH CHÂU (Gia đình C ).

.

Có 16 bình luận về Vì đâu ? (truyện cực ngắn)

  1. Hoành Châu nói:

    Truyện này xảy ra  cách nay đã gần 34 năm ,  mỗi  lần  nhắc lại  cũng thấy  chút vui  buồn , xin kể cùng bạn đọc  nhé !              Hoành Châu (Gia  đình C  )

    • Hoành Châu nói:

      Công trình “Kênh  đào Tuổi Trẻ ” là do công sức của thầy trò  Trường Cắp 3 Bình Minh .( NK :1981~ 1982  )  Con kênh này hiện tọa lạc  ở một thôn ấp xa xôi , hẻo lánh  thuộc  xã Tân Lược , huyện Bình Minh .

  2. Neang Phi Rom nói:

    Tình nghĩa cô – trò nặng gánh vậy đó, trò sợ cô bỏ về, cô thì không dám về ghe ban đêm, chỉ là cách từ chối khéo lệnh của thầy hiệu trưởng thôi, thật thấm thía tình nghĩa cô trò, mấy chục năm vẫn còn nhớ mãi…là niềm vui của nghề dạy học phải không cô giáo Hoành Châu!??…hihi…

  3. Hoàng Hưng nói:

    Rùi ngày hôm sau cô giáo có lội sình hong cô giáo ?

    • Hoành Châu nói:

      KHÔNG HỀ BIẾT LỘI SÌNH !   Thầy Hiệu Trưởng cho người dẫn cô giáo đến cái doi  đất    ven sông  khoảng 18 mét , ( mượn  nhà dân ) cô giáo chỉ việc cho ông lái ghe nắm cổ tay,, là  toàn  thân nhẹ nhàng   bay bỗng vào khoang ghe ,,, vì cô giáo lúc đó , kém ăn , mất ngủ thời bao cấp (   chưa đầy 37   lí lô !! ). HAY CHƯA  ???
      Hoành Châu  ( Gia đình C   )

  4. Hoành Châu nói:

    Chị Phi Rom thương ,
    Sau khi tham  dự  ngày ” 30 năm hội ngộ “ ,, kỷ niệm thầy trò , trường lớp cứ miên man   mãi trong tâm trí em ,,Qua thực tế bao năm chủ nhiệm cho  em thấy rõ :
    ~ Học trò luôn yêu thương , sợ , kính  cô chủ nhiệm nhất
    ~ Học trò thương  cô chủ nhiệm  hơn thương thầy  chủ nhiệm ,,vì cô dễ tâm sự , gần gũi hơn Thầy .
    ~ Học trò sợ cô chủ nhiệm hơn hiệu trưởng ,,,, Hihi
    Không biết các bạn thấy sao ,,,chúng ta vào bàn thảo cho vui nhé !
    <<,Hoành Châu (Gia đình C   )(

  5. My Nguyen nói:

    Bài viết của chị Hoành Châu khiến em nhớ lại khoảng năm 1978, gv tụi em cũng đi làm thủy lợi đào kênh ở Trà Ngoa, Trà Cú. Bao kỷ niệm ùa về, vui buồn lẫn lộn…

    • Hoành Châu nói:

      My Nguyên thương mến ,
      Kham khổ  không tả nỗi  nhưng  cũng  vui  lắm   em   ạ !   Nghề dạy  đôi lúc  cho ta những giây phút  nhàn nhã , thơ thới   ngoài những  cơ cực,  bức xúc bon chen  trong đời sống ngày thường . Có trong nghề mới thấy mình già nua trước tuổi ( chỉ mình thấu triệt thôi nhé)    còn   sắc vóc  mình cũng như mọi người  !  Chúc vui em nhé !
      Hoành Châu (Gia đình C  )

  6. Diệp Bích Ngọc nói:

    Chị Hoành Châu đúng là nhà thơ kiêm nhà văn hay thật chị à .Tình thầy trò thân thương ,tình nghĩa sâu đậm hơn ba mươi năm vẫn còn nhớ mãi chị nhé .Em nhớ hồi xưa cũng mấy lần đi làm thủy lợi có cực thật mà vui , ăn ngủ ,đường đi vất vả ,…..của thời trẻ nhớ mãi …..

    • Hoành Châu nói:

      Em thương mến ,
      Cảm ơn  em ,, chị  viết vì cảm hứng  vui  thích  và vì muốn  lưu  giữ  lại  một sốkỷ niệm trung thực  của  thời đã qua . Chờ đọc truyện cực ngắn của em lâu quá  ! Chắc phải chờ thêm  tí  nữa  hả em ? Hihi                            Hoành Châu (Gia đình C  )

  7. Huỳnh Thị Thu Hằng ( NK 75) nói:

    Bài văn cực ngắn nhưng đọc thật cảm động.Tình thầy trò luôn là tâm điểm mọi thời đại….ai đã từng trải qua mới thấy thật ngọt ngào,nhất là những năm tháng mới giải phóng.Rất vui vì đã đọc được những dòng cảm xúc này của chị.Thương yêu!

    • Hoành Châu nói:

      Không sình lầy  như hai giáo sinh  thực tập Sư Phạm  và các em , chị ở trên bờ    hướng dẫn    3 HS  nữ  lo nấu  ăn  cho  47 người trong lán trại của lớp  và 2 em  nam  xách nước lóng phèn  cho mỗi  buổi ,khâu củi các em mang đi rất đầy đủ , nước luôn  được  nấu  sôi kỹ  sợ  các em  bịnh  là  khổ lắm  ! Chưa hết  ,,,9 giờ ,,,chị  còn  đọc  báo  cho đơn vị , vào  giờ giải lao cho đội văn nghệ hát ca nữa em ơi . Đúng  10 giờ , chị mới  trở  về lán   trại dọn cơm cho các em   Mình trách nhiệm  lo cho  các em , các em tự nhiên  tin  yêu  mình thôi ., em ạ ! Giờ  nghĩ lại ,,,sao lúc đó mình giỏi quá chừng ! . Cảm ơn em Thu Hằng ( NK 75  ) đã  quan tâm đọc bài  của chị   ! Chúc vui   nhé .
      Hoành Châu (Gia đình C  )

  8. VÕ THỊ LÀI nói:

    Chị Hoành Châu thân mến ! bài chị viết làm nhiều người nhớ lại cái thuở thời bao cấp , khổ ơi là khổ. Cô giáo học trò cùng đi làm thủy lợi cực  lắm nhưng cũng rất vui.Tình cảm thầy trò thân thương biết dường nào . Chị Châu giỏi thật , văn  , thơ gì cũng hay cả .

    • Hoành Châu nói:

      Em  Lài thương mến ,
      Em biết không   học trò ở vườn giỏi lắm ,  gái  cũng  như trai  đều mạnh sức , chúng  giành làm hết  ,     khiêng , vác , đun củi ,vo gạo , giờ  nghĩ  lại thương yêu  và nhớ chúng quá  chừng ! Em có thể tưởng tượng  một cái nồi to lắm  vo 47 lon gạo , mà  hắn ôm đi như cầm quả dưa hấu vậy ! Sau đợt thủy lợi ấy  chị thầm phục hết thảy  tụi nó !
      Chị Hoành Châu (Gia đình C  )

  9. Bài viết thực tế , hay ạ ! đọc bài này làm em nhớ cái cảnh lao động của một thời học sinh , lao động xong ăn cơm tập thể thật ngon , hát hò một tí rồi nằm chung trên những chiếc chiếu trải xuống nền nhà ngủ thật say không  biết trời đất

    • Hoành Châu nói:

      Ngọc Diệp mến ,
      Cảm ơn  lời  bình của Ngọc Diệp nhé ! Mong đọc thêm nhiều sáng tác của Ngọc Diệp  ! Chúc vui khỏe .                               Hoành Châu (Gia đình C  )

Trả lời Hoành Châu Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác